SKKN Một số biện pháp giúp trẻ 25-36 tháng tuổi nói đúng ngữ pháp, nói mạch lạc trong thời gian nghỉ dịch tại nhà
Tại Việt Nam, thời gian qua học sinh không được đến trường do tác động của dịch bệnh COVID-19 trong thời gian khá dài, nhiều gia đình không thể thu xếp người trông con đành phải dùng điện thoại, tivi, ipad… để các con không nghịch ngợm. Tuy nhiên, nếu tình trạng này kéo dài khiến trẻ ít giao tiếp hơn, có thể xem tivi, điện thoại nhiều hơn, dễ dẫn tới ảnh hưởng đến phát triển ngôn ngữ, thậm chí có thể xuất hiện những rối loạn tâm thần ở trẻ bao gồm chậm nói, rối loạn tăng động giảm chú ý, lo âu, tự kỷ, rối loạn lưỡng cực, rối loạn cư xử, trầm cảm, rối loạn ăn uống, khuyết tật trí tuệ. Ngay từ đầu năm học khi được phân công công phụ trách trẻ lứa tuổi 25-36 tháng tôi nhận thấy rằng việc rèn kỹ năng phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ nhỏ 25 – 36 tháng tuổi là việc làm cần thiết nhất là khi trẻ nghỉ dịch tại nhà và không được các cô trực tiếp uốn nắn kịp thời khi trẻ mắc lỗi sai về ngữ pháp. Chính vì vậy nên tôi đã lựa chọn đề tài: “Một số biện pháp giúp trẻ 25-36 tháng tuổi nói đúng ngữ pháp, nói mạch lạc trong thời gian nghỉ dịch tại nhà”
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp giúp trẻ 25-36 tháng tuổi nói đúng ngữ pháp, nói mạch lạc trong thời gian nghỉ dịch tại nhà
2 A.ĐẶT VẤN ĐỀ I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI Phát triển ngôn ngữ là một trong những nội dung cơ bản, then chốt của việc hoàn thiện nhân cách. Tiến trình phát triển tâm lý của con người, có những giai đoạn được coi là “thời điểm vàng” cho việc này, nổi trội đó là giai đoạn từ 25-36 tháng tuổi. Ở thời điểm này, việc tiếp nhận, hình thành năng lực ngôn ngữ ở trẻ diễn ra mạnh mẽ với các mốc “tiền ngôn ngữ”, “phát cảm ngôn ngữ”. Vì vậy vấn đề phát triển ngôn ngữ một cách có hệ thống cho trẻ ngay từ nhỏ là nhiệm vụ vô cùng quan trọng. Thực tế cho thấy 3 năm đầu đời là quãng thời gian trẻ bắt đầu tò mò, tìm hiểu và học hỏi. Ngoài ra trong giai đoạn này, hoạt động của hệ thần kinh còn rất linh hoạt đã tạo nên nhiều thuận lợi cho sự hình thành các phản xạ ngôn ngữ. Những gì trẻ tiếp nhận được trong những năm đầu này sẽ là nền móng căn bản của cuộc đời. Ngôn ngữ là phương tiện để phát triển tư duy, là công cụ hoạt dộng trí tuệ và là phương tiện để giáo dục tình cảm thẩm mỹ cho trẻ. Như vậy ngôn ngữ có vai trò to lớn trong sự hình thành và phát triển nhân cách của trẻ em. Ngôn ngữ giúp trẻ khám phá và nhận thức về môi trường xung quanh. Trẻ em lĩnh hội ngôn ngữ sẽ trở thành chủ thể có ý thức, lĩnh hội kinh nghiệm của loài người xây dựng xã hội ngày càng phát triển hơn. Lứa tuổi mầm non là thời kì phát cảm ngôn ngữ. Đây là giai đoạn có nhiều điều kiện thuận lợi nhất cho sự lĩnh hội ngôn ngữ nói và các kỹ năng đọc ban đầu của trẻ. Dạy tiếng mẹ đẻ cho trẻ lứa tuổi mầm non, đặc biệt là lứa tuổi nhà trẻ có một ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Ngôn ngữ của trẻ phát triển tốt sẽ giúp trẻ nhận thức và giao tiếp tốt, góp phần quan trọng vào việc hình thành và phát triển nhân cách cho trẻ. Việc phát triển ngôn ngữ mạch lạc trong giao tiếp sẽ giúp trẻ dễ dàng tiếp cận với các môn học khác. Để ngôn ngữ của trẻ phát triển thuận lợi, một trong những điều quan trọng là trẻ tích lũy được nhiều vốn từ và 4 các phản xạ có điều kiện, dựa trên tác động của các yếu tố từ môi trường bên ngoài kích thích vào trung tâm nghe. Cô giáo, các bậc phụ huynh cần phải chuẩn bị kiến thức để tập cho trẻ thói quen nói phát âm đúng. Các bộ phận, chức năng của bé sẽ hoàn thiện hơn theo thời gian. Giáo viên trước hết phải giúp trẻ nhận thức được rằng nói ngọng, nói lắp là sai, nghe buồn cười, phải tập phát âm lại nhiều lần, phải uốn nắn lại để trẻ hiểu và diễn đạt đúng âm, đủ tiếng. Bên cạnh đó, cũng cần phải có sự phối hợp từ phía cộng đồng (gia đình, xã hội). Nếu chỉ cô giáo sửa lỗi, thì chưa đủ nhất là khi dịch bệnh các con phải nghỉ tại nhà, nếu ở nhà ông bà, bố mẹ không lưu ý sửa thì có thể làm mất đi các kỹ năng ngôn ngữ mà trẻ học được từ cô giáo. Dạy trẻ nói đúng ngữ pháp, nói mạch lạc là một nhiệm vụ quan trọng trong chương trình giáo dục toàn diện cho trẻ nhỏ. Việc dạy trẻ nói đúng ngữ pháp, nói mạch lạc không thể tách rời các hoạt động của trẻ hàng ngày nếu trẻ không được bồi dưỡng kịp thời nó rất khó cho trẻ trong việc tiếp cận với các hoạt động hàng ngày và phát triển ngôn ngữ mạch lạc vì vậy gia đình và xã hội cần trú trọng quan tâm hơn, phối kết hợp dạy rèn trẻ nói đủ từ, phát âm chính xác giúp trẻ nói đúng ngữ pháp, mạch lạc cho trẻ tại nhà trong thời gian dài nghỉ do dịch bệnh covid -19. II . CƠ SỞ THỰC TIỄN 1.Thuận lợi - Được sự chỉ đạo sát sao của Phòng Giáo dục Huyện Phúc Thọ - Ban giám hiệu luôn quan tâm và giúp đỡ bồi dưỡng về chuyên môn, đặc biệt chú trọng cung cấp tài liệu chuyên môn, cơ sở vật chất phục vụ công tác giáo dục, tạo điều kiện cho giáo viên yên tâm công tác. - Bản thân luôn được sự quan tâm từ các cấp lãnh đạo từ địa phương, ban giám hiệu nhà trường và bạn bè đồng nghiệp. - Luôn có tinh thần học hỏi, yêu nghề mến trẻ, có tinh thần trách nhiệm cao trong công việc. -- Giáo viên nắm vững phương pháp dạy trẻ phát triển ngôn ngữ, được bồi 6 BẢNG KHẢO SÁT ĐẦU NĂM VIỆC RÈN TRẺ NÓI ĐÚNG NGỮ PHÁP, NÓI MẠCH LẠC TRONG THỜI GIAN NGHỈ DỊCH TẠI NHÀ Kết quả khảo sát Nội dung khảo Stt sát Tốt Khá Trung bình Yếu TS %T TS % %TS TS% % TS % Khả năng phát 1 3 14 5 1 23 5 6 33 278 8 36 âm của trẻ . 2 Vốn từ của trẻ35 2 94 51 23 73 328 8333 36 Khả năng nghe 3 4 18 3 14 5 23 1038 45 hiểu của trẻ Khả năng diễn 4 33 3 14 5 1 2355 633 278 8 36 đạt của trẻ III. BIỆN PHÁP THỰC HIỆN 1, Biện pháp 1: Nghiên cứu tham khảo và tự học tập nâng cao trình độ chuyên môn. Để giúp trẻ phát triển ngôn ngữ trong thời gian nghỉ dịch tại nhà được tốt, đầu năm học khi xây dựng kế hoạch cá nhân tôi đưa chất lượng về việc rèn trẻ nói đúng ngữ pháp, nói mạch lạc cho trẻ 25-36 tháng. Nhằm giúp giáo viên nắm vững kiến thức kỹ năng chuyên môn để thực hiện giúp trẻ phát triển ngôn ngữ tốt góp phần quan trọng trong việc hình thành và phát triển nhân cách cho trẻ. 8 2, Biện pháp 2: Xây dựng kế hoạch hoạt động giúp trẻ nói đúng ngữ pháp, nói mạch lạc trong thời gian nghỉ dịch tại nhà. Giúp giáo viên lựa chọn các nội dung lôgic từ dễ đến khó phù hợp chủ đề, từ đó giáo viên tuyên truyền giúp phụ huynh nắm được rồi cùng phối hợp với giáo viên rèn trẻ mọi lúc mọi nơi khi nghỉ dịch tại nhà là rất cần thiết nó giúp phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ. Muốn trẻ hứng thú với các hoạt động thì việc đầu tiên là phải gây được hứng thú cho trẻ khi trẻ xem các video cô gửi trên zalo nhóm lớp, hay các buổi gặp mặt kết nối giữa cô và trẻ ,vì vậy từng cử chỉ, lời nói hay thái độ của cô luôn phải chuẩn mực để trẻ noi theo. Ngôn ngữ có vai trò đặc biệt quan trọng, nhờ có ngôn ngữ con người có thể hiểu được nhau, gần gũi nhau hơn. Nếu không có ngôn ngữ thì không thể giao tiếp được. Vì vậy để trẻ phát triển tốt ngôn ngữ, có ngữ pháp, ngôn ngữ mạch lạc, không nói ngọng, nói lắp thì không chỉ rèn trẻ ở một phía mà cô giáo cần kết hợp với phụ huynh, trao đổi và vận động phụ huynh cố gắng dành thời gian để trò truyện và lắng nghe trẻ nói, khi trò chuyện với con phải rõ ràng để trẻ nghe rõ, cần cố gắng phát âm đúng để trẻ bắt chước. Người lớn cần hiểu rằng trẻ em biết lắng nghe và có chọn lọc ngôn ngữ tùy theo khả năng của trẻ dưới sự giúp đỡ chỉnh sửa ngôn ngữ của người lớn. Để trẻ phát triển ngôn ngữ cho con em mình mọi lúc, mọi nơi, mọi thời điểm, cô giáo cần làm bản tin về chương trình dạy trẻ theo từng nhánh của từng chủ đề để phụ huynh biết và phối hợp với giáo viên rèn luyện thêm cho con mình tại nhà. Ví dụ : Tuần này các con học nhánh: Động vật sống dưới nước, cô sẽ gửi cho phụ huynh về các bài học khám phá con cá, con cua, hát bài hát về các con vật sống dưới nước như: cá vàng bơi, chú ếch con,.. đọc thơ truyện bài rong và cá;? nếu phụ huynh không thuộc hoặc những bài đó còn mới với bố mẹ thì giáo viên cập nhật những bài hát, thơ, truyện vào zalo nhóm lớp để phụ huynh có thể tham khảo dạy con mình thêm. Ngoài ra công nghệ thông tin ngày nay rất phổ 10 ảnh cành hoa ly thì có một trẻ nói nhanh “hoa ny” cô giáo bao quát, chú ý đến phát âm của trẻ và sửa sai ngay cho trẻ “hoa ly” rồi khuyến khích con nói lại nào, con nhắc lại cùng cô nào, kết hợp thông tin lại với phụ huynh để cùng rèn trẻ các lỗi sai của trẻ. Từ đó trẻ sẽ phát âm đúng ngữ pháp hơn những từ ngữ mình đã sửa. Tháng 02 - 03: Ở giai đoạn này, tôi và phụ huynh kết hợp đi sâu hơn vào việc củng cố tăng vốn từ cho trẻ thông qua các bài thơ, bài hát, câu truyện,...Những tác phẩm văn học đã trở thành nội dung, phương tiện hữu hiệu để giáo dục trẻ, thơ ca và truyện chứa đầy những nội dung lý thú, những hình tượng nghệ thuật trong sáng, vốn ngôn từ giàu chất mỹ cảm, vốn từ của trẻ sẽ được tăng thêm phong phú hơn. Trong các bài hát, các câu truyện khi cô đọc hay cha mẹ hát cho trẻ nghe, người lớn hát và đọc đúng, chuẩn ngữ pháp, trẻ lắng nghe và cảm thụ được những cái hay cái đẹp trong những tác phẩm đó. Từ đó trẻ được khám phá thêm nhiều từ ngữ mới, lạ đặt những câu hỏi để hỏi. Trẻ em thường học cách hỏi thật nhiều câu hỏi : “ Cái gì đây”, “ Cái này để làm gì?”...Lúc này cô giáo, cha mẹ cần là người kịp thời giải thích những thắc mắc của trẻ, cho trẻ nhắc lại câu trả lời đó nhằm phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ nhiều hơn. Qua việc xây dựng kế hoạch các hoạt động kết nối và nhờ sự tạo điều kiện giúp đỡ của phụ huynh trẻ được uốn nắn kịp thời thường xuyên, do đó việc trẻ nói đúng ngữ pháp, nói mạch lạc mọi lúc, mọi nơi, ngay khi trẻ nghỉ dịch tại nhà mang lại hiệu quả cao. 3, Biện pháp 3: Ứng dụng công nghệ thông tin Trẻ em nghỉ dịch tại nhà chưa được đến trường thì việc ứng dụng công nghệ thông tin vào các hoạt động kết nối, tương tác giữa cô với trẻ hay kết hợp trao đổi giữa cô với phụ huynh là vô cùng cần thiết và quan trọng. Việc ứng dụng công nghệ thông tin giúp giáo viên thiết kế ra những bài giảng trực quan, sinh động, tạo nên môi trường học tập thân thiện, học sinh tích cực. Không chỉ nghe, nhìn, học sinh mầm non còn được trải nghiệm nội dung
File đính kèm:
- skkn_mot_so_bien_phap_giup_tre_25_36_thang_tuoi_noi_dung_ngu.doc