SKKN Một số biện pháp giúp trẻ 25-36 tháng phát triển thẩm mỹ thông qua hoạt động tạo hình
Từ những bước ban đầu bỡ ngỡ, bàn tay nhỏ xíu còn vụng về dần dần trẻ đã khéo léo hơn trẻ có thể vẽ, tô màu bằng bút sáp, sử dụng màu nước để vẽ, tô, in màu bằng ngón tay, với sự hướng dẫn của cô những kỹ năng xoay tròn, lăn dọc, ấn dẹt, in đã được hình thành qua quá trình trẻ tham gia vào hoạt động tạo hình. Hoạt động tạo hình ở lứa tuổi 25-36 tháng giúp cho trẻ phát triển sự nhạy cảm, những xúc cảm, tình cảm thẩm mĩ, có nhu cầu làm ra cái đẹp.
Khi tham gia hoạt động tạo hình luôn là sự hứng khởi của mỗi đứa trẻ. Thông qua các hoạt động tạo hình đã phát triển ở trẻ khả năng phối hợp hoạt động của tay và mắt, rèn sự khéo léo linh hoạt trong cử động của ngón tay, bàn tay, đó cũng chính là tiền đề cho việc tập viết ở trường Tiểu học sau này của trẻ.
Vì vậy hoạt động tạo hình có một vị trí vô cùng quan trọng trong toàn bộ hệ thống các hoạt động của trẻ ở lứa tuổi mầm non và được coi là một trong những con đường cơ bản để tiến hành giáo dục thẩm mĩ, giáo dục toàn diện ngay cho thế hệ trẻ ngay từ những năm đầu trong cuộc sống.
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp giúp trẻ 25-36 tháng phát triển thẩm mỹ thông qua hoạt động tạo hình
MỤC LỤC A. PHẦN MỞ ĐẦU 1 I. Lý do chọn đề tài 1 II. Mục đích viết sáng kiến 1 III. Đối tượng, phạm vi và thời gian nghiên cứu 2 B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 2 I. Cơ sở lý luận 2 II. Cơ sở thực tiễn III. Các biện pháp thực hiện 4 1. Biện pháp 1: Nắm chắc dặc điểm tâm, sinh lí và khả năng hoạt động 4 tạohình của trẻ 24 - 36 tháng 2. Biện pháp 2: Xây dựng môi trường phong phú cho trẻ hoạt động 5 3. Biện pháp 3: Sáng tạo với cách gây hứng thú cho trẻ trong hoạt động 8 tạo hình 4. Biện pháp 4: Lồng ghép hoạt động tạo hình và hoạt động góc và hoạt 8 động ngoài trời 5. Biện pháp 5: Giáo dục tạo hình thông qua các hoạt độngkhác 10 6: Biện pháp 6: Phối kết hợp với phụ huynh. 11 IV. Hiệu quả của đề tài 12 C. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 14 1. Kết luận 14 2. Bài học kinh nghiệm 14 3. Khuyến nghị 15 Các hình ảnh minh họa * Đối tượng nghiên cứu: - Trẻ 25-36 tháng lớp D4 * Phạm vi nghiên cứu: - Lớp D4 Trường mầm non tôi đang công tác * Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 9 năm 2022 đến tháng 2 năm 2023 B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ I.CƠ SỞ LÍ LUẬN: Đối với trẻ 25-36 tháng hoạt động chủ đạo của trẻ giai đoạn này chủ yếu là vui chơi, thao tác hoạt động với đồ vật. Vốn biểu tượng về thế giới xung quanh còn ít, các cơ của trẻ chưa phát triển, cơ tay còn yếu, sự vận động của bàn tay, ngón tay, các thao tác kĩ năng còn vụng về và yếu ớt. Chưa phối hợp điều hòa được các giác quan. Trẻ thích vẽ nhưng chưa thể mêu tả được đối tượng, mà trẻ cầm bút là chơi, để nghịch trẻ tạo ra các nét nguệch ngoạc trên giấy.việc trẻ cầm bút để vẽ và tô màu còn rất khó khăn. Trẻ thích được nặn, chơi với đất, trẻ có thể tạo ra được các khối có dạng tròn, tròn dẹt, thuôn dài... và liên tưởng tương ứng với vật, đồ vật gần gũi quen thuộc với trẻ.Ở lứa tuổi 25-36 tháng trẻ mới chỉ bước đầu nhận biết những màu sắc cơ bản, tô màu những bức tranh đã vẽ sẵn, ngoài ra trẻ còn bước đầu nhận biết các nét xiên, thẳng, xoay tròn để tạo ra các sản phẩm đơn giản. Từ những bước ban đầu bỡ ngỡ, bàn tay nhỏ xíu còn vụng về dần dần trẻ đã khéo léo hơn trẻ có thể vẽ, tô màu bằng bút sáp, sử dụng màu nước để vẽ, tô, in màu bằng ngón tay, với sự hướng dẫn của cô những kỹ năng xoay tròn, lăn dọc, ấn dẹt, in đã được hình thành qua quá trình trẻ tham gia vào hoạt động tạo hình. Hoạt động tạo hình ở lứa tuổi 25-36 tháng giúp cho trẻ phát triển sự nhạy cảm, những xúc cảm, tình cảm thẩm mĩ, có nhu cầu làm ra cái đẹp. Khi tham gia hoạt động tạo hình luôn là sự hứng khởi của mỗi đứa trẻ. Thông qua các hoạt động tạo hình đã phát triển ở trẻ khả năng phối hợp hoạt động của tay và mắt, rèn sự khéo léo linh hoạt trong cử động của ngón tay, bàn tay, đó cũng chính là tiền đề cho việc tập viết ở trường Tiểu học sau này của trẻ. Vì vậy hoạt động tạo hình có một vị trí vô cùng quan trọng trong toàn bộ hệ thống các hoạt động của trẻ ở lứa tuổi mầm non và được coi là một trong những con đường cơ bản để tiến hành giáo dục thẩm mĩ, giáo dục toàn diện ngay cho thế hệ trẻ ngay từ những năm đầu trong cuộc sống. II.CƠ SỞ THỰC TIỄN Trong những năm gần đây bậc học mầm non đã rất quan tâm đến phát triển toàn diện cho trẻ, đã chỉ đạo đi sâu vào chuyên đề phát triển thẩm mỹ. Đặc biệt -Ở độ tuổi này trẻ còn nhỏ nên việc rèn nề nếp, hướng dẫn trẻ các kỹ năng tạo hình gặp nhiều khó khăn. - Nhận thức của một số phụ huynh còn hạn chế nên chưa thực sự quan tâm đến việc dạy con mà giao giao phó cho cô ở trường. * Kết quả khảo sát chất lượng đầu năm học 2022 - 2023 tại lớp D4 như sau: Tổng số trẻ tôi phụ trách : 16 trẻ STT Nội dung khảo sát Số trẻ Tỉ lệ % 1 Số trẻ hứng thú trong hoạt động tạo hình 8 50 2 Số trẻ có kỹ năng trong hoạt động tạo hình 4 25 5 Số trẻ có sản phẩm đẹp 4 25 III. CÁC BIỆN PHÁP THỰC HIỆN Biện pháp 1: Nắm chắc đặc điểm tâm, sinh lí và khả năng hoạt động tạo hình cuả trẻ 25 - 36 tháng: Muốn thực hiện hoạt động tạo hình đạt kết quả cao thì giáo viên phải nắm bắt được đặc điểm tâm sinh lí và khả năng hoạt động tạo hình của trẻ 25-36 tháng là rất quan trọng. Để giáo viên có thể lựa chọn nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức hoạt động phù hợp với trẻ giúp trẻ hứng thú trong hoạt động tạo hình và đạt kết quả cao.Vì vậy tôi đã tìm hiểu qua tài liệu như sách, báo, các phương tiện truyền thông để nắm chắc đặc điểm khả năng hoạt động tạo hình của lứa tuổi này. Ở lứa tuổi này trẻ thích những điều mới lạ và các nét vẽ ban đầu sẽ thỏa mãn nhu cầu khám phá thế giới xung quanh của trẻ và đồng thời cũng là sự bắt chước các hành động mà trẻ nhìn thấy ở người lớn. Các nét vạch của trẻ lúc đầu còn lộn xộn vì bàn tay của trẻ chưa đi theo hướng mà trẻ muốn và trẻ thường tập trung chú ý vào các đường nét và trẻ thường vẽ bằng bất kỳ loại bút màu nào mà trẻ vớ được. Trẻ bắt đầu lĩnh hội các kí hiệu, đây là một trong những khả năng tâm lí cơ bản của con người, nhờ vậy trẻ bắt đầu hiểu về các hình vẽ như một loại kí hiệu, các hình vẽ bâng quơ ban đầu giúp trẻ vẽ được cái mà trẻ thấy, cái trẻ biết. Nhờ có khả năng này mà trẻ ngày càng tích cực vẽ và ở giai đoạn này trẻ vẽ những gì trẻ được nhìn, trẻ vẽ những gì trẻ thích là khởi đầu của hoạt động vẽ của trẻ Ở lứa tuổi này trẻ rất tò mò và muốn tìm hiểu thế giới xung quanh, khi chúng ta cho trẻ tiếp xúc sử dụng với bút, giấy màu, màu. trước mắt nó mở ra một thế giới của những cấu trúc đồ họa, những sắc màu, ánh sáng, ở đó các đường nét và săc màu hòa quyện với nhau tạo ra những phối hợp rất đa dạng, hấp dẫn gây cho trẻ những xúc cảm, tình cảm phong phú, kích thích và làm thỏa mãn các nhu cầu khám phá, tìm kiếm thế giới xung quanh trẻ Trẻ ở lứa tuổi này vẫn còn thụ động và nhút nhát chính vì vậy cô giáo phải những nguyên vật liệu này tôi sẽ hướng dẫn trẻ các kỹ năng vẽ,dán, tô màu, tôi hướng dẫn trẻ đã tạo nên những sản phẩm ngộ nghĩnh như: xếp hột hạt và lá khô dán thành bông hoa, các con vật, xâu hột hạt thành những cái vòng to nhỏ khác nhau hoặc những bông hoa tùy theo bài học. Khi được khám phá, trải nghiệm với các nguyên vật liệu thiên nhiên sẽ kích thích ở trẻ ý tưởng sáng tạo và mong muốn làm ra được nhiều sản phẩm khác nhau từ các nguyên vật liệu thiên nhiên. Mặc dù sản phẩm của trẻ là những sản phẩm còn đơn sơ với những bức tranh tô vẽ, nguệch ngoạc hay đường xé dán còn vụng về ... nhưng nó là những sản phẩm mà trẻ được tự tay làm trẻ vô cùng thích thú. Ở góc tạo hình tôi còn chuẩn bị một số mẫu tùy thuộc vào từng chủ đề cho trẻ quan sát nhằm cung cấp kiến thức và kỹ năng tạo hình cho trẻ.VD: trong chủ đề “những con vật đáng yêu” Tôi nặn một số con vật như Cá, Tôm, Cua, Rùa, Trâu, Sóc, Voi, Hươu cao cổ, Hổ... hoặc tranh vẽ, xé dán về các con vật để ở góc tạo hình nhằm cung cấp kiến thức cho trẻ, tôi động viên thu hút trẻ, gợi ý cho trẻ quan sát những sản phẩm đó con gì đây? sống ở đâu? Con Voi cógì? đây là gì của Hươu? ... Từ đó khích thích trẻ hứng thú với góc tạo hình, trẻ thường xuyên đến góc tạo hình chơi và sử dùng nguyên vật liệu trong góc, tạo ra sản phẩm trẻ thích. Tạo điều kiện, cơ hội cho trẻ được rèn luyện kỹ năng tạo hình, phát triển tư duy và sáng tạo cho trẻ. Ví dụ: Ở tháng 11 tôi cho trẻ thực hiện đề tài “Chấm màu cánh hoa tặng cô”, tôi chuẩn bị các nguyên vật liệu như: Màu nước, tăm bông, củ cà rốt cắt tròn bề mặt phẳng, tôi cho trẻ chấm vào màu nước và chấm màu cho cánh hoa qua đó rèn kỹ năng chấm màu cho trẻ. Hoặc tháng 12 tôi cho trẻ “ nặn bánh xe “ tôi chuẩn bị các nguyên vật liệu như: đất nặn, bột nặn, khăn lau tay, bảng con cho trẻ để trẻ nặn bánh xe rèn cho trẻ kỹ năng bóp đất xoay tròn, ấn dẹt,. đồng thời rèn cho trẻ sự cẩn thận, khéo léo Anhl: Trẻ nặn bánh xe Ở góc “Hoạt động với đồ vật” từ các khối hình bằng nhựa, gỗ, các hình khối lớn, vỏ hộp bánh kẹo, thùng bìa cắt tông tôi tạo thành các hình khối to, nhỏ... cho trẻ chơi lắp ghép thành những ngôi nhà, xếp thành tòa tháp cao, xếp ghế cho búp bê ngồi, xếp thành những đoàn tàu, chiếc ô tô....qua đó rèn sự khéo léo cho trẻ. * Môi trường ngoài lớp học: Đối với trẻ 25- 36 tháng rất tò mò, muốn tìm hiểu thế giới xung quanh chính vì vậy tôi thường xuyên cho trẻ tiếp xúc với môi trường xung quanh Khu vui chơi với sỏi, cát, nước, khu bể cá, bể vầy; Khu “Vườn rau của bé” ... ở đây không những giúp trẻ thư giãn mà đồng thời trẻ còn được quan sát trực tiếp, được khám phá, và có những trải nghiệm thật tuyệt vời qua các giác quan giúp như: Trẻ ngắm, nhìn
File đính kèm:
- skkn_mot_so_bien_phap_giup_tre_25_36_thang_phat_trien_tham_m.docx
- SKKN Một số biện pháp giúp trẻ 25-36 tháng phát triển thẩm mỹ thông qua hoạt động tạo hình.pdf