SKKN Một số biện pháp giúp trẻ 24-36 tháng yêu thích hoạt động làm quen với văn học
Trẻ mầm non không thể cảm nhận được nội dung nghệ thuật của câu chuyện, khi thiếu sự tác động của cô giáo và người lớn xung quanh. Bởi trẻ chưa biết đọc phải nhờ vào sự tổ chức, hướng dẫn của cô giáo qua giọng đọc kể của cô giáo làm cho hoạt động văn học đến với trẻ trở thành nhân tố giúp trẻ phát triển tư duy, trí tưởng tượng, ngôn ngữ, thẩm mỹ, hình thành nhân cách và giáo dục đạo đức cho trẻ.
Các hoạt động văn học nói chung và văn học viết cho trẻ em lứa tuổi mầm non nói riêng như một khung cửa rộng lớn đưa các em tiếp xúc với thế giới bên ngoài.Từ những hoạt động văn học này các em thấy được cả một thế giới bao la cùng với những hình ảnh đẹp đẽ, sinh động. Những hình ảnh văn học tới được với các em là một quá trình lâu dài và bền bỉ. Nó tác động một cách từ từ, nhưng giá trị nhân văn của nó thì có thể tạo nên sức mạnh ảnh hưởng sâu sắc tới sự hình thành và phát triển nhân cách của trẻ.
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp giúp trẻ 24-36 tháng yêu thích hoạt động làm quen với văn học
tích cực, nhằm tạo ra một hướng đi mới đạt hiệu quả cao hơn trong công tác chăm sóc và giáo dục trẻ. Mục đích đáp ứng nhu cầu đổi mới hình thức tổ chức hoạt động, đồng thời qua hoạt động này tạo tiền đề tốt để trẻ phát triển ngôn ngữ, giúp trẻ diễn đạt lưu loát ý của mình, thường xuyên giáo dục trẻ biết yêu thương mọi người xung quanh. Biết yêu cảnh đẹp, yêu thiên nhiên, yêu quê hương đất nước...qua đó còn giúp trẻ tự hào, yêu quý hơn và hiểu biết nhiều hơn về kho tàng văn học Việt Nam. Trẻ mầm non không thể cảm nhận được nội dung nghệ thuật của câu chuyện, khi thiếu sự tác động của cô giáo và người lớn xung quanh. Bởi trẻ chưa biết đọc phải nhờ vào sự tổ chức, hướng dẫn của cô giáo qua giọng đọc kể của cô giáo làm cho hoạt động văn học đến với trẻ trở thành nhân tố giúp trẻ phát triển tư duy, trí tưởng tượng, ngôn ngữ, thẩm mỹ, hình thành nhân cách và giáo dục đạo đức cho trẻ. Các hoạt động văn học nói chung và văn học viết cho trẻ em lứa tuổi mầm non nói riêng như một khung cửa rộng lớn đưa các em tiếp xúc với thế giới bên ngoài.Từ những hoạt động văn học này các em thấy được cả một thế giới bao la cùng với những hình ảnh đẹp đẽ, sinh động. Những hình ảnh văn học tới được với các em là một quá trình lâu dài và bền bỉ. Nó tác động một cách từ từ, nhưng giá trị nhân văn của nó thì có thể tạo nên sức mạnh ảnh hưởng sâu sắc tới sự hình thành và phát triển nhân cách của trẻ. 2. Cơ sở thực tiễn “Làm quen văn học” là một hoạt động không thể thiếu được đối với trẻ ở lứa tuổi mầm non, vì thông qua các hoạt động làm quen văn học là loại hình nghệ thuật, đặc sắc, nghệ thuật từ không thể thiếu được trong đời sống con người. Đặc biệt nó rất gần gũi với trẻ thơ, từ buổi đầu thơ ấu trẻ đã sống chan hòa trong không khí lời ru “ầu ơ” đầy yêu thương tận tình của mẹ, bà và đó cũng là cánh cửa mở ra chân trời nhận thức cho trẻ. Từ khi lọt lòng mẹ đến lúc chập chững tập đi, tập nói, đến lúc trẻ biết viết, đọc thì văn học là chiếc cầu nối, là phương tiện dẫn dắt trẻ. Nói những tiếng nói, đi những bước đi đầu tiên, ngôn ngữ trau chuốt của trẻ, ca dao, chuyện kể là tấm - Nâng cao nhận thức của phụ huynh đối với tầm quan trọng của hoạt động và giúp phụ huynh yên tâm về kiến thức của trẻ được trang bị trong trường. - Giúp giáo viên có định hướng phù hợp trong việc cải tiến phương pháp dạy học nhất là trong hoạt động làm quen văn học. 3. Đối tượng nghiên cứu. “ Một số biện pháp giúp trẻ 24-36 tháng yêu thích hoạt động làm quen với văn học” 4. Đối tượng khảo sát, thực nghiệm. Lớp nhà trẻ 24 - 36 tháng tuổi trường Mầm non nơi tôi đang công tác:Lớp D3 với tổng số 18 trẻ. 5. Các phương pháp nghiên cứu - Phương pháp nghiên cứu lí luận. - Phương pháp nghiên cứu thực tiễn, điều tra. - Phương pháp quan sát sư phạm. - Phương pháp tổng kết kinh nghiệm. - Phương pháp thực nghiệm sư phạm. - Phương pháp xử lí kết quả nghiên cứu. 6. Phạm vi nghiên cứu và thời gian thực hiện đề tài. - Phạm vi nghiên cứu: Trẻ nhà trẻ 24 - 36 tháng tuổi lớp D3. - Thời gian thực hiện nghiên cứu đề tài: Năm học 2022-2023 (Bắt đầu từ tháng 9 năm 2022 đến tháng 4 năm 2023) PHẦN II. NHỮNG BIỆN PHÁP ĐỔI MỚI ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 1. Cơ sở lý luận để giải quyết vấn đề. Văn học là một hoạt động rất quan trọng đối với trẻ mầm non, là phương tiện phát triển ngôn ngữ cho trẻ có đủ vốn từ để trẻ nói năng lưu loát. Hoạt động làm quen văn học chỉ ra mức độ, giới hạn của việc cho trẻ tiếp xúc với hoạt động văn học qua nghệ thuật đọc và kể chuyện của cô giáo. Hiểu giá trị nội dung, nghệ thuật - Được sự quan tâm chỉ đạo của PGD luôn tạo điều kiện bồi dưỡng chuyên môn và tổ chức các buổi chuyên đề kiến tập của Phòng giáo dục Huyện Ba Vì luôn giúp cho giáo viên nâng cao trình độ chuyên môn như: tập huấn phương pháp giáo dục “STEAM” và phương pháp “Montessori” - Luôn được sự quan tâm hướng dẫn chỉ đạo của Ban giám hiệu nhà trường, Ban giám hiệu luôn tạo điều kiện tốt nhất cho giáo viên thực hiện tốt các hoạt động và chú trọng đến giáo dục trẻ nhà trẻ qua các buổi chuyên đề của nhà trường. - Nhà trường có đủ cơ sở vật chất, trang thiết bị đầy đủ, lớp học đầy đủ ánh sáng cho trẻ tham gia hoạt động học. - Lớp có 02 giáo viên đều có trình độ trên chuẩn, cán bộ giáo viên, đồng nghiệp luôn giúp đỡ nhiệt tình trong công việc, giáo viên nhiệt tình với công việc luôn yêu nghề, mến trẻ, được phụ huynh tin yêu, quý mến. - Nhà trường tổ chức các chuyên đề tập huấn cho giáo viên dự và trao đổi, học hỏi và trau dồi kinh nghiệm. - Trẻ ở lớp đa số trẻ khỏe mạnh, nhanh nhẹn, mạnh dạn. Không có trẻ khuyết tật. - Số trẻ trong lớp không quá đông, thuận tiện trong công tác chăm sóc, giáo dục và kết nối với trẻ - phụ huynh. - Các bậc phụ huynh quan tâm kết hợp với cô giáo thường xuyên trao đổi với giáo viên trực tiếp cũng như qua tin nhắn zalo, facebook... để trao đổi về tình hình của các con ở lớp cũng như ở nhà. - Bản thân tôi đạt giáo viên dạy giỏi cấp trường, và trong năm học vừa qua tôi được tham gia cuộc thi giáo viên dạy giỏi cấp huyện với “Hoạt động làm quen văn học". - Tôi luôn cố gắng học hỏi, áp dụng sưu tầm thiết kế video, môi trường học tập để trẻ có hứng thú trong các hoạt động học, tham khảo sách báo, Internet thông tin đại chúng để tìm ra các phương pháp hướng dẫn trẻ phù hợp. * Khó khăn: Bên cạnh những thuận lợi trên, tôi cũng còn gặp không ít khó khăn: - Nhận thức phụ huynh không đồng đều, một số phụ huynh chưa thực sự quan tâm đến việc cho con làm quen với hoạt động văn học. * Tôi đã tìm ra nguyên nhân dẫn đến thực trạng trên như sau: - Độ tuổi nhà trẻ còn còn nhỏ, đặc điểm tâm sinh lý của trẻ chưa ổn định nên giáo viên cần phối kết hợp với phụ huynh quan tâm hơn đến trẻ. - Giáo viên cần tạo ra môi trường hoạt động tự do cho trẻ, tạo điều kiện trẻ có thể khám phá, tự thể hiện và tạo cho trẻ tâm thế thoải mái khi tham gia hoạt động. Từ kết quả trên tôi suy nghĩ và tìm ra: “Một số biện pháp giúp trẻ 24-36 tháng yêu thích hoạt động làm quen với văn học” 3.Các biện pháp thực hiện 3.1. Biện pháp 1: Lựa chọn các hoạt động văn học có nội dung phù hợp lứa tuổi và nhận thức của trẻ. 3.2. Biện pháp 2: Xây dựng môi trường văn học, môi trường học tập cho trẻ. 3.3. Biện pháp 3: Linh hoạt trong việc tổ chức hoạt động làm quen văn học một cách có hiệu quả. 3.4. Biện pháp 4: Tích hợp hoạt động làm quen với văn học vào các hoạt động khác và ở mọi lúc, mọi nơi. 3.5. Biện pháp 5: Tuyên truyền kết hợp với phụ huynh việc cho trẻ làm quen với văn học. 3.6. Biện pháp 6: Ứng dụng vào phương pháp giáo dục STEAM và phương pháp “Montessori” 4. Biện pháp từng phần. 4.1. Biện pháp 1: Lựa chọn các hoạt động văn học có nội dung phù hợp lứa tuổi và nhận thức của trẻ. Đây là biện pháp rất quan trọng góp phần không nhỏ vào việc giúp cho trẻ lĩnh hội tốt nội dung của hoạt động và yêu thích hoạt động văn học hơn. Như chúng của trẻ và hơn nữa phù hợp với đặc điểm tâm lý của trẻ vì câu thơ ngắn trẻ sẽ dễ thuộc, dễ nhớ. Các bài thơ thường gắn liền với lối vần, vè dân gian. Dạng phổ biến là thơ ba từ, bốn từ, thơ lục bát. Cùng với việc sử dụng những câu thơ ngắn là sự kết hợp biến hóa của những hình ảnh, vần điệu, nhịp điệu làm cho bài thơ sinh động, vui tươi, có sức lôi cuốn và hấp dẫn. Chọn những bài thơ cho trẻ nhà trẻ rất cần chọn lọc về nội dung, giản dị, trong sáng, dễ hiểu, khơi gợi kích thích trí nhớ, tư duy của trẻ. Ví dụ: Tôi chọn bài thơ: “Hoa kết trái” “Hoa cà tim tím Hoa huệ trắng tinh Hoa nhài xinh xinh Đua nhau cùng nở”. Bằng những câu thơ ngắn gọn giàu hình ảnh nhà thơ đã miêu tả được đặc điểm của các loài hoa. Những câu thơ trong bài thơ ngắn gọn (4 từ) nên trẻ rất dễ đọc và hứng thú đọc bài thơ này. Qua việc lựa chọn các hoạt động văn học phù hợp với trẻ nhà trẻ có vai trò rất lớn, ảnh hưởng trực tiếp tới quá trình nhận thức cũng như lĩnh hội nội dung của hoạt động mà giáo viên lựa chọn để đưa vào kế hoạch cho từng tháng, cả năm. 4.2. Biện pháp 2: Xây dựng môi trường văn học, môi trường học tập cho trẻ. Đối với trẻ mầm non, đặc biệt là trẻ nhà trẻ là lứa tuổi thích tìm hiểu và khám phá thế giới xung quanh, trẻ thích theo sự cảm nhận của mình và nhiều khi là do bản năng của trẻ. Nắm bắt được đặc điểm tâm lí của trẻ tôi luôn gần gũi và tìm hiểu tính cách của trẻ, từ đó sẽ tạo điều kiện giúp trẻ phát huy được những khả năng của mình. Để trẻ có thể phát huy và sáng tạo trong các giờ học, tôi đã tạo ra môi trường để trẻ chủ động tích cực tham gia hoạt động làm quen văn học đúng theo tâm lí của lứa tuổi, để trẻ học một cách tự nhiên hứng thú theo phương trâm: “Học mà chơi, chơi mà học”.
File đính kèm:
- skkn_mot_so_bien_phap_giup_tre_24_36_thang_yeu_thich_hoat_do.docx