SKKN Một số biện pháp giúp trẻ 24-36 tháng tuổi sớm thích nghi với trường mầm non
Hiện nay khi thực hiện chương trình mầm non mới điều khó khăn nhất đối với trẻ chưa có thói quen nề nếp đặc biệt là trẻ mới đến trường lớp còn thụ động, cụ thể như ở lớp nhà trẻ tôi phụ trách, các cháu lứa tuổi còn nhỏ, có những trẻ đi học rồi còn non tháng, dễ bị tổn thương về tâm lý vì trẻ chưa tách rời bố, mẹ, gia đình nên khi mới nhập học, nhập trường trẻ thường có thái độ sợ hãi, mọi thứ đều lạ lẫm, tránh né và có những trẻ không chấp nhận sự giúp đỡ của cô thậm chí còn la khóc không ăn, không ngủ, không tham gia vào các hoạt động. Để trẻ thích nghi với môi trường ở trường mầm non là một vấn đề rất khó. Bản thân tôi là một giáo viên dạy lứa tuổi 24-36 tháng lâu năm.Tôi luôn trăn trở suy nghĩ làm thế nào để trẻ thích nghi thật sớm với trường mầm non.Vì lý do trên mà tôi đã chọn đề tài: “Một số biện pháp giúp trẻ 24 – 36 tháng tuổi sớm thích nghi với trường mầm non”,để nghiên cứu và thực hiện.
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp giúp trẻ 24-36 tháng tuổi sớm thích nghi với trường mầm non", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp giúp trẻ 24-36 tháng tuổi sớm thích nghi với trường mầm non
2/10 PHẦN II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 1. Cở sở lý luận Giáo dục mầm non là “Thời kỳ vàng của cuộc đời” là bậc học đầu tiên của hệ thống giáo dục quốc dân, có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc đặt nền móng cho sự hình thành và phát triển của nhân cách con người. Chính vì thế, hầu hết các quốc gia và các tổ chức quốc tế đều xác định giáo dục mầm non là mục tiêu quan trọng của giáo dục cho mọi người. Đối với trẻ mầm non, việc chăm sóc giáo dục trẻ ngay từ những ngày đầu đến trường phải thật nhẹ nhàng phải mang đến cho trẻ một tâm thế thật thoải mái, học mà chơi, chơi mà học, trẻ phải thật yêu thích trường lớp, từ đó tạo tiền đề cho trẻ phát triển những bậc học tiếp theo. Khi đã mang lại kết quả như mong đợi thì việc chăm sóc giáo dục trẻ sẽ đạt được những thành công nhất định. Trẻ em rất nhạy cảm nên trẻ cần được quan tâm nhiều hơn về xúc cảm, nhất là trong những ngày đầu đi học. Nếu không xử lý khéo léo, cô giáo có thể vô tình khiến trẻ sợ hãi và sinh ra một vài tâm lý tiêu cực nhất định, từ đó dẫn đến trẻ khóc đêm, biếng ăn, hay la hét. Vì thế, nghệ thuật giao tiếp với trẻ trong những thời gian đầu là hết sức cần thiết và quan trọng. 2. Cơ sở thực tiễn của việc tổ chức các hoạt động giúp trẻ 24 – 36 tháng tuổi sớm thích nghi với trường mầm non. 2.1. Khái quát vài nét về trường Trường mầm non nơi tôi đang công tác đạt chuẩn Quốc gia mức độ I năm 2012. Trường có hơn 531 học sinh chia làm 16 nhóm lớp. Tổng số cán bộ - giáo viên - nhân viên trong toàn trường là 54 đồng chí. GV đạt chuẩn: 100% và trên chuẩn: 74%. Nhà trường có tổng diện tích mặt bằng là 7.598 m2, với 24 phòng học và phòng chức năng trong đó có phòng nghệ thuật, phòng múa, làm quen Tiếng Anh, phòng thể chất. sân trường rộng 3.601 m 2 đảm bảo tốt cho trẻ được tham gia các hoạt động ngoại khóa, hoạt động học tập. Lớp nhà trẻ do tôi và một giáo viên nữa phụ trách có tổng số trẻ là 23 trẻ/ lớp. 2.2 Thuận lợi – khó khăn *Thuận lợi: Ban giám hiệu luôn quan tâm đầu tư về cơ sở vật chất và chuyên môn, bồi dưỡng phương pháp, đổi mới hình thức tổ chức hoạt động giáo dục mầm non, tạo mọi điều kiện giúp tôi thực hiện tốt chương trình giáo dục mầm non mới. 4/10 Phát huy từ những thuận lợi sẵn có, khắc phục một số khó khăn còn tồn tại, đã giúp tôi tìm ra: “Một số biện pháp giúp trẻ 24 – 36 tháng tuổi sớm thích nghi với trường mầm non”.Với mục đích lôi cuốn trẻ sớm thích nghi với nhóm trẻ trường mầm non đạt hiệu quả nhất. 3. Các biện pháp thực hiện 3.1. Cô giáo phải là người bạn đầu tiên đáng tin cậy của trẻ Khi trẻ không có cảm giác an toàn thì trẻ sẽ khóc, vì vậy bố mẹ và cô giáo phải vỗ về không nên bỏ mặc trẻ, cho nên khi trẻ chia tay với bố mẹ để đi học lần đầu, trẻ cần phải có cảm giác an toàn, không phải ở các trẻ đều có mối liên hệ tình cảm gắn bó với tất cả người lớn. Do vậy, cô giáo không nên giật bế bé xa vòng tay ôm ấp của bố mẹ vì làm như vậy vô tình cô làm cho trẻ ghét, sợ cô, và bị “Sốc” ngay, bé sẽ khủng hoảng về tâm lý. Cô chỉ nên trao đổi thân thiện với bố mẹ và thăm hỏi quan tâm đến bé, lấy đồ chơi rủ bé cùng chơi với mẹ và cô, từ từ bé sẽ cảm thấy cô gần gũi hơn, vì cô và mẹ nói chuyện với nhau vui vẻ và cùng quan tâm đến bé: “Bạn Tùng Anh ngoan lắm, cô giáo cho con đồ chơi này, thích quá, cô thương con quá”, hành động này sẽ hay hơn là bế bé trên tay của người mẹ, và cô giáo sẽ thu phục tình cảm của bé nhanh hơn, bé sẽ bớt khóc và dần dần quen với cô giáo và cũng trong thời gian này bố mẹ và cô giáo sẽ cùng thống nhất tìm ra biện pháp tốt nhất để giúp trẻ thích nghi với môi trường mới. Khi mẹ đưa bé đến lớp những ngày đầu tiên, bé thường ôm chặt lấy mẹ không muốn rời và nhìn xung quanh dò xét. Nếu lúc đó cô giáo đến ôm chầm và bế bé ra khỏi tay mẹ thì bé sẽ rất ghét và đâm ra sợ cô thì bé sẽ khóc rất nhiều nên việc làm quen với môi trường lớp lại càng khó hơn. Chính vì vậy, tôi chỉ tiến lại chào hỏi phụ huynh và mỉm cười với bé, có thể hỏi chuyện bé, nói chuyện với mẹ nhưng không bế trẻ. Sau đó tôi bày đồ chơi và tổ chức “Trò chơi dân gian”, tổ chức trò chơi với các cháu cũ để gây sự chú ý của trẻ đồng thời quan sát biểu hiện của trẻ. Có những cháu thì tham gia ngay cùng cô, nhưng cũng có bé chỉ ngồi trong lòng mẹ quan sát cô và các bạn, khi cô đưa đồ chơi thì bé ngồi chơi cùng mẹ vì trong lúc này cô vẫn là một người lạ đối với trẻ.đối với những trẻ này, tôi phải lại gần, trò chuyện với phụ huynh và chơi với cháu nhiều hơn. Khi trẻ thấy cô và mẹ “thân nhau”, hay nói chuyện vui vẻ với nhau trẻ sẽ cảm thấy cô gần gũi hơn, thân thiết hơn. Từ từ trẻ sẽ chơi với cô và theo cô. Khi trò chuyện hoặc chơi cùng với trẻ, tôi thường xưng tên tôi chứ không xưng “cô” và trẻ thuộc tên tôi rất nhanh. Còn khi về đến nhà, trẻ luôn miệng nhắc 6/10 thích giác quan của trẻ,tạo cơ hội cho trẻ khám phá môi trường xung quanh,bé có thể tự tạo ra nơi vui chơi của riêng mình và tha hồ tưởng tưởng.Đối với những cháu còn lạ, ngơ ngác và khóc thì tôi thường dẫn cháu đi bên cạnh, vỗ về âu yếm vuốt ve để các cháu cảm thấy bớt cô đơn. Dần dần các cháu bị tiếng nói, tiếng hát, đọc thơ và kể chuyện của tôi thu hút. Các cháu không khóc nữa mà hòa cùng vào các bạn tham gia các trò chơi “Thổi bóng”, “Bắt bướm”, “bóng tròn to” thậm chí “quên” cả mẹ đang đi ở phía sau.(Ảnh 6 phụ lục) Trong các buổi dạo chơi, cô giáo giúp trẻ quan sát và đàm thoại nhằm khơi gợi hứng thú, kích thích tính tò mò, ham hiểu biết của trẻ, đồng thời cung cấp kiến thức cho trẻ về đối tượng. Tham gia các buổi ngoại khóa cũng là hoạt động rất thu hút trẻ. Trẻ được vui chơi và khám phá rất nhiều điều. Bên cạnh đó, những tình huống trẻ cần sự giúp đỡ, chăm sóc của cô cũng sẽ giúp cô tạo được lòng tin và sự an tâm từ trẻ. Ngoài ra, còn rất nhiều các hoạt động khác mà cúng tôi đã tổ chức cho các con như: Tổ chức ngày 8/3, 20/11, tết Trung Thu... qua đó, không những cung cấp kiến thức cho các con mà còn giáo dục các con về lòng biết ơn với những nội dung liên quan nhất định. Với biện pháp này, trẻ ở lớp tôi đã có những kết quả rất tích cực. Trẻ rất vui vẻ khi tham gia các hoạt động cùng cô và các bạn. Như tôi đã nói, tâm lý trẻ rất nhạy cảm, tò mò ham hiểu biết. Nên mọi thứ mới lạ đều hấp dẫn, thu hút trẻ. Từ đó tạo tâm lí phấn khởi, hào hứng cho trẻ trong mỗi ngày đến lớp. Cảm giác lạ lẫm ban đầu sẽ mau chóng quên đi.(Ảnh 7, 8, 9, 10, 11 phụ lục) Giáo viên mầm non không chỉ là nhà giáo đơn thuần mà là ca sĩ, nghệ sĩ và là người mẹ hiền thứ hai của trẻ, lứa tuổi mầm non còn non nớt, chưa phát triển hoàn thiện về tâm sinh lý, dễ nhạy cảm với mọi hoạt động xung quanh. Trẻ sẽ dễ bị thu hút bởi những điều mới lạ, sặc sỡ và đẹp mắt. Dựa vào đặc điểm tâm lí ấy, tôi đã thường xuyên thay đổi các hình thức hoạt động để thu hút sự chú ý của trẻ, giúp trẻ nhanh chóng quên đi sự lạ lẫm mà mau chóng bắt nhịp cùng các bạn. Khi tổ chức hoạt động học cho trẻ chuyển tiếp, tôi tổ chức chơi 1 trò chơi cùng trẻ. Trẻ luôn thích thú khi được tham gia cùng cô những trò chơi ngắn, vui nhộn. Qua đó, tôi cũng có thể an ủi, động viên nhiều hơn những trẻ còn chưa thực sự hòa đồng trong các hoạt động, cũng như qua đó để nắm được phần nào tính cách từng trẻ. Hoặc tôi sử dụng những bài đồng dao, bài vè và các trò chơi dân gian luôn có sức cuốn hút với trẻ nhà trẻ. Nhịp, vần dễ thuộc, trò chơi ngắn, luật chơi đơn giản. Trẻ rất hứng thú khi cùng cô tham gia các trò chơi dân gian và thể hiện các bài vè cùng cô. 8/10 cần làm những gì. Tôi không nóng vội mà ép cháu làm được ngay 1, 2 tuần đầu làm cho bé sợ và thấy cô giáo là một điều sợ hãi, đây là điều dễ xảy ra trong thời gian mới vào trường. (Ảnh 14, 15 phụ lục) 4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm Sau khi áp dụng "Một số biện pháp giúp trẻ 24 – 36 tháng tuổi sớm thích nghi với trường mầm non”. tôi đã thu được kết quả như sau: * Đối với cô Giáo viên có thêm nhiều kinh nghiệm giúp trẻ sớm thích nghi với trường mầm non. Nề nếp lớp được ổn định nhanh hơn,các cháu ngoan thích đến trường giáo viên đỡ vất vả hơn khi nhận cháu mới. Tôi đã tạo được môi trường học thân thiện,gần gũi hướng trẻ hòa nhập vào trường lớp một cách tốt nhất,cô giáo như người mẹ người bạn đôi khi như một người chị của trẻ * Đối với phụ huynh Phụ huynh cũng yên tâm và tin tưởng nhà trường hơn khi gửi con đến trường,không còn ưu tư lo lắng như trước đây. Phụ huynh hưởng ứng, thường xuyên trao đổi và cùng phối kết hợp với giáo viên để cùng giúp trẻ thích nghi với trường mầm non nhanh hơn và rất tin tưởng cô giáo bởi họ tự nhận thấy rõ sự tiến bộ của con mình.Phụ huynh đã nhận thức đượcvấn đề và đã rất nhiệt tình phối hợp với giáo viên và rất yên tâm khi đưa con đến lớp. * Đối với trẻ Sau khi tiến hành những biện pháp trên tôi thấy trẻ đã có khả năng thích nghi cần thiết phù hợp với độ tuổi. Trẻ tham gia vào các hoạt động một cách tự tin, mạnh dạn. Trẻ lớp tôi có sự chuyển biến rõ nét về việc hình thành các kỹ năng giao tiếp, hợp tác, biết chia sẻ, cư xử với nhau một cách thân thiện và phát triển những phẩm chất tốt đẹp như: Tính kiên trì, tính trung thực, tính tò mò, biết nhường nhịn trẻ tự tin tham gia vào các hoạt động của trường lớp. Đối chứng với bảng kết quả đầu năm so với kết quả đánh giá cuối năm sau khi thực hiện. Bảng 2:Số liệu trước khi thực hiện các giải pháp Đầu năm Cuối năm Tiêu chí đánh giá Số Số Tỷ lệ Tỷ lệ lượng lượng
File đính kèm:
- skkn_mot_so_bien_phap_giup_tre_24_36_thang_tuoi_som_thich_ng.docx