SKKN Một số biện pháp giúp trẻ 24-36 tháng tuổi sớm thích nghi đến trường lớp mầm non

Đem lại đạt hiệu quả trẻ thích nghi với môi trường lớp Mầm non. Một trong những yếu tố để làm được điều đó là biết tận dụng phối kết hợp các nguồn nhân lực để tổ chức cho trẻ hoạt động qua các hoạt động hướng dẫn trẻ đi vào nề nếp thói quen, các hoạt động học và chơi. Ở trẻ Mầm Non chủ thể tích cực thích nghi với môi trường mới, giáo viên là người tạo cơ hội hướng dẫn gợi mở các hoạt động tìm tòi của trẻ, trẻ chủ động tham gia các hoạt động để phát triển khả năng, năng lực của cá nhân phải khắc phục được những hạn chế và kế thừa những mặt mạnh. Hình thành cho trẻ những tâm lý, những cơ sở ban đầu nhân cách năng lực làm người của trẻ. Đó chính là hình thành phát triển các lĩnh vực: Tình cảm xã hội , Nhận thức, Thể chất, Thầm mĩ, Ngôn ngữ.
docx 23 trang thuydung 26/05/2024 4653
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp giúp trẻ 24-36 tháng tuổi sớm thích nghi đến trường lớp mầm non", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp giúp trẻ 24-36 tháng tuổi sớm thích nghi đến trường lớp mầm non

SKKN Một số biện pháp giúp trẻ 24-36 tháng tuổi sớm thích nghi đến trường lớp mầm non
 MỤC LỤC
 NỘI DUNG TRANG
A. ĐẶT VẤN ĐỀ 1
B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 3
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN 3
II. CƠ SỞ THỰC TIỄN 3
III. CÁC BIỆN PHÁP 4
1. BP1: Tạo niềm tin với trẻ và phụ huynh 4
2. BP2: Tập cho trẻ thói quen nề nếp mới, bắt đầu từ 6
những thói quen cũ của trẻ.
3. BP3 : Xây dựng môi trường lớp học thu hút sự chú ý 8
của trẻ.
4. BP4 : Thay đổi hình thức trong các hoạt động của trẻ 9
5. BP5 : Đồng hành cùng phụ huynh. 9
6. Kết quả đạt được 11
7. Điều kiện để sáng kiến được nhân rộng 12
C. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 13
I. KẾT LUẬN 13
II. KHUYẾN NGHỊ 13 2
những mặt mạnh. Hình thành cho trẻ những tâm lý, những cơ sở ban đầu nhân 
cách năng lực làm người của trẻ. Đó chính là hình thành phát triển các lĩnh vực: 
Tình cảm xã hội , Nhận thức, Thể chất, Thầm mĩ, Ngôn ngữ.
 3. Đối tượng nghiên cứu :
 Trẻ nhà trẻ (24 – 36 tháng ) trong trường mầm non .
 4. Phạm vi nghiên cứu :
 Trẻ nhà trẻ (24 - 36 tháng) tại lớp nhà trẻ D2 trường mầm non Yên Xá - xã 
Tân Triều – học sinh do tôi phụ trách.
 5. Biện pháp nghiên cứu :
 - Biện pháp điều tra.
 - Biện pháp phân tích.
 - Biện pháp quan sát.
 - Biện pháp đàm thoại.
 - Biện pháp thực nghiệm.
 6. Thời gian nghiên cứu:
 Thời gian nghiên cứu của đề tài từ 09 năm 2022 đến tháng 04 năm 2023. 4
kiện thuận lợi trong việc các con đến trường sẽ sớm thích nghi với môi trường 
mới.
 - Giáo viên luôn tạo hứng thú cho trẻ mỗi khi đến lớp cũng như khi trẻ vào 
tiết học. Cô luôn gần gũi quan tâm chăm sóc trẻ chu đáo, tạo được cho trẻ cảm 
giác an toàn như đang ở bên người thân.
 - Trẻ luôn gần gũi cô, mạnh dạn, hồn nhiên. 
 2. Khó khăn
 Mặc dù có những thuận lợi trên nhưng trong quá trình thực hiện:“ Một số 
biện pháp giúp trẻ 24- 36 tháng tuổi sớm thích nghi với trường mầm non” vẫn 
còn gặp nhiều khó khăn:
 - Mặc dù giáo viên trẻ nhiệt huyết song việc tổ chức các hoạt động chăm sóc 
giáo dục còn chưa linh hoạt sáng tạo.
 - Đầu năm lớp tôi nhận toàn trẻ mới nên việc các con bỡ ngỡ, rụt rè và còn 
quấy khóc nhiều.
 - Môi trường lớp học cũng như đồ dùng đồ chơi tự tạo còn đơn giản, số lượng 
ít, chưa phong phú, chưa tạo được hứng thú cho trẻ. 
 - Dựa trên những trên cơ sở thực tế, những thuận lợi, khó khăn đã nêu, bản 
thân tôi sau khi tìm tòi, nghiên cứu tôi mạnh dạn đưa ra: “Một số biện pháp giúp 
trẻ 24- 36 tháng tuổi sớm thích nghi đến trường lớp mầm non ” bằng các biện 
pháp sau:
 - Biện pháp 1: Tạo niềm tin với trẻ và phụ huynh.
 - Biện pháp 2: Tập cho trẻ thói quen nề nếp mới, bắt đầu từ những thói quen 
cũ của trẻ.
 - Biện pháp 3: Xây dựng môi trường lớp học thu hút sự chú ý của trẻ.
 - Biện pháp 4: Thay đổi hình thức trong các hoạt động của trẻ
 - Biện pháp 5: Đồng hành cùng phụ huynh.
 3. Thực trạng đầu năm về khả năng thích nghi với trường mầm non của 
trẻ.
 Để thực hiện tốt biện pháp nâng cao khả năng thích nghi nhanh cho trẻ ở 
trường mầm non, tôi đã tiến hành khảo sát trẻ lớp tôi và thu được kết quả cụ thể 
như sau:
 Nội dung khảo sát đầu năm Đạt Chưa đạt
 Trẻ đi học không khóc 6 trẻ = 20% 24 trẻ = 80%
 Trẻ thích chơi cùng cô và các bạn 12 trẻ = 40% 18 trẻ = 60%
 Trẻ có nề nếp, hứng thú với các hoạt động 9 trẻ = 30% 21 trẻ = 70% 6
 Khi trò chuyện hoặc chơi cùng trẻ tôi thường xưng tên tôi chứ không xưng 
"cô" và trẻ sẽ nhanh thuộc tên tôi. Tôi chơi với trẻ như những người bạn không 
phân biệt cô giáo và học trò tạo sự thoải mái, thân thiện giúp trẻ có tâm lý an tâm 
và thoải mái. 
 Và kết quả tôi thu được đó là các con đến trường không khóc, một số bạn 
nhỏ còn mạnh dạn tự đi vào lớp, chào tạm biệt bố mẹ, người thân. Phụ huynh rất 
phấn khởi, yên tâm và tin tưởng gửi gắm con tới trường tới lớp.
 Những lời động viên, khích lệ của cô sẽ giúp trẻ phấn khởi, trẻ nhanh vào 
nề nếp và ngoan hơn. Ngoài ra cô giáo cũng cần thường xuyên uốn nắn và tập cho 
trẻ cách đi đứng, xưng hô, cách chào hỏi, cách trả lời khi cần thiết.
 Ngay từ ngày đầu nhận lớp, cô giáo vừa ổn định lớp vừa phải đi sâu vào việc 
rèn luyện nề nếp thói quen cho trẻ trong các hoạt động, khi trẻ đã có nề nếp thói 
quen trẻ sẽ say mê và hứng thú với các hoạt động chăm sóc - giáo dục của cô. Trẻ 
có nề nếp, không bị phân tâm từ đó trẻ lĩnh hội được kiến thức, đặc biệt là trẻ sẽ 
tự tin mạnh dạn, hồn nhiên, biết biểu hiện tình cảm của mình thông qua các nội 
dung của các hoạt động trong ngày.
 (Ảnh minh hoạ 1,2)
 2. Biện pháp 2: Tập cho trẻ thói quen nề nếp mới, bắt đầu từ những 
thói quen cũ của trẻ.
 Những ngày đầu trẻ mới đến lớp trẻ còn rất nhiều bỡ ngỡ và trẻ còn nhiều 
thói quen không tốt. Vài ngày đầu tôi vẫn chiều theo những thói quen không tốt 
đó của trẻ như: Trẻ không chịu cất đồ mà cứ ôm ba lô, ôm gối, khi ăn không chịu 
ngồi vào bàn ăn hoặc vừa ăn vừa chạy lung tung nô nghịch. Tôi tập dần cho trẻ 
thói quen, nề nếp chứ không bắt ép trẻ vào nề nếp ngay mà tập từ từ khi trẻ quen 
sẽ bỏ những thói quen không tốt.
 - Đối với giờ ăn:
 Có thể vài ngày đầu trẻ không chịu ăn, chống đối cô hoặc trẻ không ăn rau, 
không ăn thịt, ăn cá... tôi sẽ từ từ tập dần thói quen cho trẻ đến khi trẻ quen dần 
và hiểu chuyện tôi sẽ đưa trẻ vào nề nếp ăn ngủ, vệ sinh. Nếu trẻ không muốn ăn 
nữa hoặc muốn ói cô phải ngưng cho trẻ ăn vì nếu để trẻ ói thì sẽ khiến trẻ sợ thức 
ăn ở trường dẫn đến hiện tượng bỏ ăn luôn. 
 Với những trẻ khóc nhiều chưa chịu ăn tôi sẽ cho bé ngồi cạnh mình, trò 
chuyện động viên khích lệ trẻ ăn hết xuất, tuyệt đối không dọa trẻ để trẻ hãi, không 
tạo bầu không khí có áp lực, mà khen trẻ để trẻ phấn khích hơn, chịu ăn hơn. Còn 
nếu trẻ vẫn không chịu ăn, tôi cũng sẽ không bắt ép trẻ mà thay vào đó sẽ phần lại 
khẩu phần ăn của trẻ cho ăn bù vào bữa chiều hoặc cho trẻ uống sữa bù vào bữa 8
 Môi trường trong lớp với đầy đủ đồ chơi đẹp mắt, được sắp xếp dưới dạng 
mở giúp rèn luyện lời nói cho trẻ thuận tiện dễ dàng hơn. Đồ chơi được thay đổi 
thường xuyên để trẻ thích thú mỗi khi đến trường.
 Mảng tường chính của lớp tôi tạo cây xanh bằng xốp hoa màu vàng- lá màu 
xanh, cố gắng học hỏi đồng nghiệp để tận dụng nguyên phế liệu làm thật đẹp, thu 
hút sự chú ý của trẻ bằng các hình ảnh có màu sắc hấp dẫn.
 Ngoài ra tôi còn khâu những con vật nhồi bông, dây xúc xích các loại, ngang 
tầm với trẻ. Trẻ có thể lấy chơi một cách thoải mái.
 Tôi gợi hỏi: “Cái gì đây?, Con gì đây?, Đây là hoa gì?, Hoa này màu gì?”. 
 Cố gắng dành chút thời gian trang trí lớp tạo không gian tươi mới, hấp dẫn, 
lôi cuốn trẻ tham gia vào các hoạt động từ đó giúp trẻ trở lên nhanh nhẹn, không 
nhút nhát khi cùng cô và các bạn khám phá các sự vật hiện tượng xung quanh.
 (Ảnh minh hoạ 10, 11)
 b. Tạo môi trường thiên nhiên ngoài lớp thân thiện, xanh- sạch- an toàn.
 Phối hợp với nhà trường, tôi và các cô giáo trong trường đã tạo một sân chơi 
thoáng mát sạch sẽ gọn gàng, có vườn hoa cây cảnh xanh tốt rực rỡ màu sắc, có 
vườn rau theo mùa, có góc thiên nhiên ngoài lớp để trẻ tìm hiểu khám phá trải 
nghiệm các sự vật hiện tượng Môi trường “xanh, sạch, đẹp” là điều kiện rất tốt 
để dạy trẻ nhận biết phân biệt màu một cách nhanh, chính xác.
 Trẻ được học hỏi, quan sát, khám phá trải nghiệm ngay trên khu vườn của 
lớp giúp trẻ thêm yêu thiên nhiên, thích thú dạo chơi hào hứng đến lớp. Tôi luôn 
cùng đồng nghiệp trồng cây xanh, chăm sóc cây xanh tạo không gian sạch sẽ, tươi 
mát, không khí trong lành, tạo cơ hội cho trẻ có nhiều không gian trải nghiệm, tìm 
tòi và tự trẻ đưa ra các câu hỏi của chính mình, khi có sự trợ giúp của giáo viên 
trẻ sẽ nhớ lâu hơn. Điều đó giúp kích thích trí tuệ của trẻ cũng tạo sự hứng thú 
của trẻ với môi trường lớp học.
 Thiết kế những trò chơi phù hợp với khả năng nhận thức của trẻ. Tận dụng 
hành lang trước lớp tạo những đường dích dắc màu đỏ, đường hẹp được trang trí 
bằng những nét vẽ tạo thành thảm cỏ màu xanh. Kích thích sự hứng thú của trẻ, 
vừa phát triển vận động cho trẻ đồng thời giúp trẻ phát triển khả năng nhận biết 
màu sắc. Ngoài ra tôi còn tự tay tạo ra trò chơi thả hình, thả bi từ những chai nhựa, 
cốc cháo, ống nước cho trẻ chơi, rèn phát triển vận động tinh và kích thích sự nhận 
biết của trẻ với màu sắc.
 Ví dụ: bố mẹ đưa đón trẻ mỗi ngày cũng có thể cùng con chơi những trò 
chơi do cô tự thiết kế ngay trong hành lang của lớp, tạo sự thích thú cho trẻ, kích 
thích trẻ trải nghiệm nhiều hơn, trẻ thích đến trường đến lớp hơn.
 (Ảnh minh hoạ 12)

File đính kèm:

  • docxskkn_mot_so_bien_phap_giup_tre_24_36_thang_tuoi_som_thich_ng.docx