SKKN Một số biện pháp giúp trẻ 24-36 tháng tuổi phát triển thể lực thông qua các trò chơi

Trò chơi vận động là những trò chơi trong đó lượng vận động chiếm ưu thế. Đa số các trò chơi vận động dành cho các lứa tuổi mầm non là những trò chơi mang tính chủ đề, phù hợp với các đặc điểm tâm sinh lí và khả năng tư duy, tưởng tượng của trẻ. Khi tham gia trò chơi, trẻ phải tập trung chú ý, ghi nhớ những lời giải thích của giáo viên để thực hiện đúng vận dộng cần thiết. Cho nên, đặc điểm nổi bật của trò chơi vận động là sự đòi hỏi phối hợp hoạt động của quá trình nhận thức và vận động. Khi chơi trò chơi vận động hệ thần kinh được củng cố, làm thỏa mãn cảm xúc, đem lại sự vui sướng, tăng quá trình tuần hoàn hô hấp cơ thể trẻ, làm thay đổi trạng thái cơ thể, các hệ cơ bắp của cơ thể trở nên rắn chắc hơn, các khớp xương và dây chằng trở nên linh hoạt, có tác dụng củng cố, tăng cường sức khỏe cho trẻ, tạo điều kiện cho việc rèn luyện thể lực, phát triển tố chất vận động trong điều kiện thay đổi. Sử dụng trò chơi vận động để trẻ tiến hành bài tập. Được tham gia trò chơi vận động trẻ vận động tích cực, tự nhiên, thoải mái, tự tin, linh hoạt hơn có tác dụng rèn luyện kĩ năng, kĩ xảo phát triển tố chất vận động khi thực hiện các thao tác vận động trong trò chơi.
docx 16 trang thuydung 09/05/2024 2311
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp giúp trẻ 24-36 tháng tuổi phát triển thể lực thông qua các trò chơi", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp giúp trẻ 24-36 tháng tuổi phát triển thể lực thông qua các trò chơi

SKKN Một số biện pháp giúp trẻ 24-36 tháng tuổi phát triển thể lực thông qua các trò chơi
 Một số biện pháp giúp trẻ 24-36 tháng tuổi phát triển thể lực thông qua các trò chơi
 MỤC LỤC
 NỘI DUNG TRANG
 PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
 PHẦN II: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
 I/ CƠ SỞ LÝ LUẬN:
 II. CƠ SỞ THỰC TIỄN
 II/ THỰC TRẠNG:
 1/ Thuận lợi.
 2/ Khó khăn.
 3/ Thực trạng
 III. MỘT SỐ BIỆN PHÁP THỰC HIỆN
 1. Biện pháp 1: Lập kế hoạch tổ chức các trò chơi vận động phù 
 hợp với từng giai đoạn.
 2. Biện pháp 2: Sử dụng trò chơi vào các giờ hoạt động
 3,Biện pháp 3: Làm 1 số đồ dùng đồ chơi sáng tạo phục vụ 1 số 
 trò chơi.
 4. Biện pháp 4: Tuyên truyền phối hợp với phụ huynh
 IV: HIỆU QUẢ SKKN
 V: BÀI HỌC KINH NGHIỆM
 PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
 I/ KẾT LUẬN
 II/ KHUYẾN NGHỊ
 PHẦN IV: TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
 Vui chơi là hoạt động chủ đạo của trẻ mầm non. Vui chơi giúp trẻ thực hành 
những kỹ năng đã có và những kỹ năng mới.Trẻ học làm người lớn thông qua 
những hoạt động mà người lớn gọi là “chơi”. Chơi còn gọi là phương diện học hỏi 
của trẻ, tạo cơ họi để trẻ thử nghiệm những ý tưởng mới, như cách diễn tả tình cảm 
và những vai trò khác nhau. Vui chơi thúc đẩy và nuôi dưỡng sự phát triển toàn 
 1 Một số biện pháp giúp trẻ 24-36 tháng tuổi phát triển thể lực thông qua các trò chơi
khỏe cho trẻ, tạo điều kiện cho việc rèn luyện thể lực, phát triển tố chất vận động 
trong điều kiện thay đổi. Sử dụng trò chơi vận động để trẻ tiến hành bài tập. Được 
tham gia trò chơi vận động trẻ vận động tích cực, tự nhiên, thoải mái, tự tin, linh 
hoạt hơn có tác dụng rèn luyện kĩ năng, kĩ xảo phát triển tố chất vận động khi thực 
hiện các thao tác vận động trong trò chơi.
 Trò chơi vận động là hoạt động cần thiết hàng ngày đối với trẻ, nó có thể dùng 
để tổ chức nghỉ ngơi, tích cực sau tiết học giúp cho cơ thể năng động trong tiết học 
thể dục, thể dục buổi sáng và trong thời gian tự hoạt động của trẻ như: đón trẻ buổi 
sáng, đi dạo, vui chơi, hoạt động buổi chiều, giờ trả trẻ.
 Có thể nói, trò chơi vận động là hình thức hoạt động phát triển vận động phù 
hợp và có hiệu quả nhất ở lứa tuổi mầm non nói chung và trẻ nhà trẻ nói riêng. Trò 
chơi vận động không những giúp trẻ phát triển về thể lực mà còn phát huy tính 
tích cực, ham muốn vận động. Vì vậy mỗi giáo viên cần quan tâm đến trò chơi vận 
động và sử dụng một cách tối đa để giúp trẻ phát triển toàn diện.
 I.CƠ SỞ THỰC TIỄN:
 Tổ chức cho trẻ chơi các trò chơi vận động từ lâu đã được đưa vào chương 
trình Giáo dục Mầm non. Trong thực tế, các giáo viên mầm non đã rất quan tâm, 
đã biết cách tổ chức cho trẻ tham gia vào các trò chơi vận động và đạt được một 
số hiệu quả nhất định. Đó là trẻ đã có những kỹ năng kĩ xảo và sự tập trung chú ý, 
hiểu biết về một số trò chơi như biết tên gọi, đặc điểm, của từng trò chơi ,thông 
qua đó cũng đã hình thành cho trẻ một số kĩ năng nhằm phát triển toàn
 3 Một số biện pháp giúp trẻ 24-36 tháng tuổi phát triển thể lực thông qua các trò chơi
 - Nhiều phụ huynh chưa có thời gian quan tâm sâu sát đến việc chăm sóc giáo 
dục trẻ
 - Trẻ còn được gia đình nuông chiều, được bế ẵm nên không thích tham gia 
các hoạt động tập thể, lười vận động.
 - Một số cháu do mới ra lớp còn rụt rè nhút nhát, khả năng tập trung chú ý 
chưa cao.
 2. Thực trạng
 - Vào đầu năm học tôi đã tổ chức các trò chơi vận động, qua đó tôi nhận thấy 
một số nhược điểm lớn của trẻ là trẻ chưa mạnh dạn, trẻ không có kỹ năng chơi các 
trò chơi, vì vậy trẻ không chú ý và tham gia chơi . Đánh giá đầu năm như sau:
 Đầu năm
 Nội dung Số trẻ Đạt Chưa đạt
 Sự tập trung chú ý, hứng thú của trẻ khi 28 10 18
 tham gia các trò chơi vận động.
 Tỷ lệ % : 100 36 64
 Trẻ tích cực tự giác chơi các trò chơi vận 28 8 20
 động trong các hoạt động.
 Tỷ lệ % : 100 29 71
 Trẻ khỏe mạnh,nhanh nhẹn, có thể lực tốt 28 20 8
 Tỷ lệ % : 100 71 29
 Trẻ có kỹ năng kỹ xảo khi chơi trò chơi 28 10 18
 vận động tốt.
 Tỷ lệ % : 100 36 64
IV. MỘT SỐ BIỆN PHÁP THỰC HIỆN
 Dạy trẻ các trò chơi vận động có một tầm quan trọng trong quá trình giáo dục 
trẻ mầm non. Đặc biệt là trẻ nhà trẻ 24 -36 tháng tuổi. Vì thông qua việc dạy trẻ 
chơi các trò chơi vận động đã rèn khả năng phối hợp tay, mắt khi vui chơi, phát 
triển khả năng vận động. Vận động phù hợp và có hiệu quả nhất ở lứa tuổi mầm 
non nói chung và trẻ nhà trẻ nói riêng. Trò chơi vận động không những
 5 Một số biện pháp giúp trẻ 24-36 tháng tuổi phát triển thể lực thông qua các trò chơi
 8 Tháng 4 -Máy bay. -Ô tô và -Trẻ biết dang 2 tay làm may bay bay.
 chim sẻ -Trẻ biết kết hợp với bạn để chơi và 
 chơi cùng nhau
 9 Tháng 5 -Ai nhanh hơn- Bịt - Sự phản ứng nhanh.
 mắt bắt dê - Tự tin tham gia, biết phối hợp khi 
 chơi.
 2. Biên pháp2: Sử dụng trò chơi vào các giờ hoạt động
 2.1. Lựa chọn trò chơi vận động ở giờ hoạt động ngoài trời:
 Tận dụng không gian rộng và thoáng mát, tôi đã lựa chọn các trò chơi vận 
động, trò chơi dân gian nhằm rèn luyện sự nhanh nhẹn và phát triển thể lực cho trẻ 
như trò chơi: “ Trời nắng, trời mưa”, “ Vịt con”,” Con cua”, “Thỏ nhảy vào 
chuồng”, “ Lộn cầu vồng”.
 Ngoài ra các trò chơi này thường tổ chức cho cả lớp được chơi, tôi luôn động 
viên tất cả trẻ tham gia vào trò chơi càng đông càng vui khi tất cả cùng nhau tham 
gia chơi trò chơi cùng bạn chơi sẽ tạo sự gắn bó đoàn kết tạo sự thân thiện giữ các 
bé với nhau.
 Hình ảnh 1: Trẻ đang chơi “Trời nắng trời mưa”
 Hoạt động ngoài trời là một trong những hoạt động vui chơi mà trẻ hứng 
thú nhất, mang lại cho trẻ nhiều niềm vui và kiến thức cần thiết về thế giới xung 
quanh.
 Trẻ nhận thức thế giới xung quanh bằng cách tiếp xúc, tìm hiểu, khám phá 
và quan tâm đến những gì xảy ra ở cuộc sống xung quanh mình .
 Qua hoạt động ngoài trời trẻ thỏa mãn nhu cầu hoạt động, nhu cầu tìm hiểu 
khám phá của trẻ.
 Hoạt động vui chơi ngoài trời giúp cho trẻ được vận động thông qua các trò 
chơi từ đó giúp trẻ phát triển thể chất đồng thời tạo cho trẻ sự nhanh nhẹn và thích 
ứng với môi trường tự nhiên đồng thời trẻ tự tin, mạnh dạn trong cuộc sống.
 - Hoạt động giúp phát triển vận động ở trẻ: Chơi với các đồ chơi ngoài trời 
có sẵn trong trường.
 - Thông qua hoạt động leo trèo trên các thiết bị dụng cụ vận động ngoài trời: 
cầu tuột, các vận động bò trừơn trèo tung ném chuyền bắt, leo qua các bậc
 7 Một số biện pháp giúp trẻ 24-36 tháng tuổi phát triển thể lực thông qua các trò chơi
 3. Biên pháp 3: Làm 1 số đồ dùng đồ chơi sáng tạo phục vụ 1 số trò 
chơi.
Đồ dùng, đồ chơi sáng tạo, tự tạo có ưu điểm là dễ tìm, sẵn có, không tốn kém, thường 
xuyên đổi mới, phong phú và đặc biệt sáng tạo. Nó chính là dụng cụ học tập đơn 
giản, dễ dàng phục vụ vui chơi cho trẻ. Qua đó, kích thích sự thay đổi theo sự phát 
triển của trẻ như: Phát triển của các giác quan, khả năng chú ý, vận động, ngôn ngữ, 
tình cảm, sự khéo léo, trí tuệ, cách cư xử.. .Càng có nhiều cách để chơi một đồ dùng, 
đồ chơi thì trẻ càng học được nhiều, kích thích sự sáng tạo của trẻ.
 Trò chơi “ Trời nắng trời mưa” dụng cụ cần có là mũ thỏ. Hay trò chơi đơn giản 
như “Bắt bướm” cũng không thể tổ chức nếu không có con bướm.Chính vì vậy, trước 
khi tổ chức cho trẻ chơi một trò chơi nào đó giáo viên cần tìm hiểu rừ về cách chơi 
để từ đó chuẩn bị đầy đủ các yếu tố cần thiết cho trò chơi.Ngoài những đồ dùng, đồ 
chơi có sẵn, tôi đó làm thêm được một số đồ dùng tự tạo khác để phục vụ cho các trò 
chơi của trẻ và phù hợp với nội dung.
 Mũ các con vật, các con rối là các con vật phục vụ cho trò chơi “ Tìm về đúng 
chuồng”, “ Ô tô và chim sẻ”...Nơ tay, lục lặc, hoa các màu phục vụ cho các bài tập, 
trò chơi ở các góc.Và các đồ dùng đó được làm từ các nguyên vật liệu phế thải như: 
Vỏ hộp bia, bìa cứng, giấy màu, giấy báo, đó được thiết kế tạo ra những đồ dùng phù 
hợp với từng trò chơi tương ứng với từng chủ đề.
 Như vậy, đồ dùng, đồ chơi sáng tạo trong các vận động của trẻ là vô cùng quan 
trọng. Đòi hỏi mỗi giáo viên trước khi tổ chức cho trẻ chơi một trò chơi hay một bài 
vận động nào đó, cần phải tìm hiểu về nội dung của vận động, cách chơi và luật chơi 
cũng như việc có hay không có đồ dùng, đồ chơi phục vụ cho trò chơi. Từ đó, giáo 
viên có thể chuẩn bị đầy đủ các yếu tố cần thiết cho việc phát triển vận động của 
trẻ.Có thể nói, bất cứ ai cũng có thể tự tạo ra được nhiều đồ dùng, đồ chơi hấp dẫn 
để giúp trẻ hoạt động một cách tích cực, có hiệu quả, góp phần kích thích trẻ phát 
triển toàn diện.Đồ dùng, đồ chơi tự tạo có muôn hình, muôn vẻ bởi chúng được tạo 
ra từ nguyên vật liệu có sẵn, dễ kiếm, dễ làm. Nguồn đồ chơi là vô tận. Đồ dùng, đồ 
chơi sáng tạo, phù hợp, đa dạng, phong phú sẽ gây hứng thú cho trẻ và bản thân giáo 
viên; góp phần nâng cao và hình thành mối quan hệ thân thiện, tự tin giữa cô và trẻ, 
giữa trẻ và trẻ. Là một t rong những mục tiêu của việc đổi mới hình thức tổ chức giáo 
dục trẻ.
 Hình ảnh 6: Một số đồ dùng tự tạo
 3. Biên pháp 3: Tuyên truyền phối hợp với phụ huynh
 Gia đình là một tế bào của xã hội, gia đình luôn có một vị trí quan trọng đối với 
trẻ. Trường MN là "cầu nối" trẻ giữa gia đình và xã hội bên ngoài. Gia đình không 
 9

File đính kèm:

  • docxskkn_mot_so_bien_phap_giup_tre_24_36_thang_tuoi_phat_trien_t.docx
  • pdfSKKN Một số biện pháp giúp trẻ 24-36 tháng tuổi phát triển thể lực thông qua các trò chơi.pdf