SKKN Một số biện pháp giúp trẻ 24-36 tháng tuổi phát triển ngôn ngữ thông qua hoạt động thơ, truyện
Ngôn ngữ còn là phương tiện giúp trẻ tìm hiểu, khám phá, nhận thức về môi trường xung quanh. Thông qua cử chỉ, lời nói của người lớn trẻ sẽ được làm quen với các sự vật, hiện tượng có trong môi trường xung quanh. Nhờ có ngôn ngữ mà trẻ càng ngày càng nhận biết dược nhiều màu sắc, hình ảnh...của các sự vật hiện tượng trong cuộc sống hàng ngày. Đặc biệt với trẻ 24 - 26 tháng tuổi, cần giúp trẻ phát triển, mở rộng các vốn từ, biết sử dụng nhiều loại câu bằng cách thường xuyên nói chuyện với trẻ về những sự vật, hiện tượng, hình ảnh...mà trẻ thấy trong sinh hoạt hàng ngày, nói cho trẻ biết đặc điểm, tính chất, công dụng của chúng, từ đó hình thành ngôn ngữ cho trẻ. Nó là phương tiện để phát triển tư duy, là công cụ hoạt động trí tuệ và là phương tiện để giáo dục tình cảm, tham mĩ cho trẻ. Đóng vai trò quyết định vào việc hình thành, phát triển nhân cách cho trẻ, là tiền đề cho các giai đoạn phát triển ở các lứa tuổi tiếp theo.
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp giúp trẻ 24-36 tháng tuổi phát triển ngôn ngữ thông qua hoạt động thơ, truyện", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp giúp trẻ 24-36 tháng tuổi phát triển ngôn ngữ thông qua hoạt động thơ, truyện
“Một số biện pháp giúp trẻ 24 - 36 tháng tuổi phát triển ngôn ngữ thông qua hoạt động thơ, truyện ” PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ • 1. Cơ sở lý luận Bác Hồ kính yêu đã dạy: “Tiếng nói là thứ của cải vô cùng lâu đời và vô cùng quý báu của dân tộc, chúng ta phải giữ gìn nó, quý trọng nó ” Trong quá trình phát triển toàn diện nhân cách của con người nói chung và trẻ mầm non nói riêng thì ngôn ngữ có một vai trò rất quan trọng không thể thiếu được. Ngôn ngữ là phương tiện để giao tiếp quan trọng nhất đặc biệt đối với trẻ nhỏ, đó là phương tiện giúp trẻ giao lưu cảm xúc với những người xung quanh. Nhờ có những lời chỉ dẫn của người lớn mà trẻ dần hiểu được các kỹ năng sống, tiếp thu được kiến thức và những quy định chung của xã hội. Ngôn ngữ có vai trò to lớn trong sự hình thành và phát triển nhân cách của trẻ em. Ngôn ngữ là phương tiện giữ gìn, bảo tồn, truyền đạt và phát triển những kinh nghiệm lịch sử và phát triển xã hội của loài người. Ngôn ngữ còn là phương tiện giúp trẻ tìm hiểu, khám phá, nhận thức về môi trường xung quanh. Thông qua cử chỉ, lời nói của người lớn trẻ sẽ được làm quen với các sự vật, hiện tượng có trong môi trường xung quanh. Nhờ có ngôn ngữ mà trẻ càng ngày càng nhận biết dược nhiều màu săc, hình ảnh...của các sự vật hiện tượng trong cuộc sống hàng ngày. Đặc biệt với trẻ 24 - 26 tháng tuổi, cần giúp trẻ phát triển, mở rộng các vốn từ, biết sử dụng nhiều loại câu bằng cách thường xuyên nói chuyện với trẻ về những sự vật, hiện tượng, hình ảnh...mà trẻ thấy trong sinh hoạt hàng ngày, nói cho trẻ biết đặc điểm, tính chất, công dụng của chúng, từ đó hình thành ngôn ngữ cho trẻ. Nó là phương tiện để phát triển tư duy, là công cụ hoạt động trí tuệ và là phương tiện để giáo dục tình cảm, tham mĩ cho trẻ. Đóng vai trò quyết định vào việc hình thành, phát triển nhân cách cho trẻ, là tiền đề cho các giai đoạn phát triển ở các lứa tuổi tiếp theo. 2. Cơ sở thực tiễn - Phát triển ngôn ngữ là một trong bốn lĩnh vực phát triển cho trẻ Nhà trẻ. Năm học 2018 - 2019, chuyên đề Phát triển ngôn ngữ là chuyên đề trọng tâm được Phòng Giáo dục và Đào tạo tổ chức triển khai. Trong đó đặc biệt coi trọng việc tổ chức các hoạt động phù hợp sự phát triển của từng cá nhân trẻ, khuyến khích trẻ hoạt động một cách chủ động tích cực, hồn nhiên vui tươi. Đồng thời, tạo điều kiện cho giáo viên phát huy khả năng sáng tạo trong việc lựa chọn và tổ chức các hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ một cách linh hoạt, thực hiện phương châm “Học mà chơi - Chơi mà học” đáp ứng mục tiêu phát triển của trẻ một cách toàn diện về mọi 1/18 “Một số biện pháp giúp trẻ 24 - 36 tháng tuổi phát triển ngôn ngữ thông qua hoạt động thơ, truyện ” dưỡng chuyên môn. - To chuyên môn thường xuyên to chức các buổi chuyên đề để giáo viên học tập trao đổi kinh nghiệm. - 100% trẻ ăn bán trú tại lớp. Trẻ phát triển khỏe mạnh, ngoan ngoãn, sứm đi vào nề nếp. - Phụ huynh nhiệt tình chia sẻ với giáo viên về tình hình của con ở nhà, thường xuyên dành thời gian trao đổi với cô giáo để cùng chăm sóc và giáo dục các con. - Bản thân thường xuyên tìm tòi nghiên cứu tài liệu, tạp trí, thông tin trên mạng có lên quan đến chăm sóc và giáo dục trẻ để áp dụng vào việc chăm sóc và giáo dục trẻ hàng ngày. II. Khó khăn 1. Đối với giáo viên: - Còn hạn chế về phương pháp tổ chức và năng khiếu cá nhân. - Đồ dung trực quan cho trẻ còn hạn chế, chưa đa dạng phong phú, tham mỹ chưa đạt, giá trị sử dụng chưa cao. - Đồ dùng đồ chơi còn hạn chế. 2. Đối với trẻ: - Lớp tôi là một lớp khu lẻ, các cháu vì mới bắt đầu đi học nên còn khóc nhiều chưa thích nghi với điều kiện sinh hoạt của lớp nên còn bỡ ngỡ. Mỗi cháu lại có sở thích và cá tính khác nhau. - Ngôn ngữ của trẻ chưa phát triển hết, nhiều cháu chậm nói, một số cháu còn nói ngọng, diễn đạt từ còn hạn chế. - Đa số trẻ là con em dân tộc Mường, ở nhà giao tiếp bằng tiếng Mường nên khi đến lớp trẻ còn ảnh hưởng tiếng địa phương. Một số cháu là con các gia đình ở nơi khác đến tạm trú nên tỉ lệ chuyên cần chưa đều. - Có nhiều trẻ nhút nhát, e ngại, thụ động chỉ làm theo sự hướng dẫn của cô dẫn đến giờ học trầm trẻ không hứng thú học, không phát huy được tính tích cực chủ động và sáng tạo của trẻ. 3. Đối với phụ huynh: - Phụ huynh chưa quan tâm đến việc học của trẻ. Đa số phụ huynh là nông thôn và làm công nhân, lại đi làm xa, việc đưa đón con chủ yếu là ông bà nên công tác tuyên truyền, phối hợp với phụ huynh còn gặp nhiều khó khăn. 3/18 “Một số biện pháp giúp trẻ 24 - 36 tháng tuổi phát triển ngôn ngữ thông qua hoạt động thơ, truyện ” thức lên quan đến đề tài nghiên cứu để tìm ra phương pháp phù hợp nhất. Khi tiếp cận được những nguồn tài liệu chuẩn thì sẽ triển khai nội dung đề tài một cách thuyết phục. Các tài liệu nghiên cứu: - Chương trình GDMN (Ban hành kèm theo Thông tư số 17/2009/TT- BGD&ĐT ngày 25 tháng 7 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo và Thông tư số 28/2016/TT-BGD&ĐT ngày 30/12/2016 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo sửa đoi, bo sung một số nội dung của Chương trình GDMN ban hành kèm theo theo Thông tư số 17/2009/TT-BGD&ĐT ngày 25 tháng 7 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ GDĐT. - Hướng dẫn thực hiện chương trình GDMN. - Tuyển tập thơ ca, câu đố dành cho trẻ mầm non; tham khảo một số hoạt động đổi mới trong chương trình; Các tạp chí giáo dục mầm non để lựa chọn biện pháp, các bài thơ, câu chuyện phù hợp với trẻ - Các tài liệu tham khảo về GD PTNN cho trẻ mầm non: Bộ băng đĩa hỗ trợ GD PTNN cho trẻ trong trường mầm non, Bộ tài liệu nghe nhìn giúp trẻ PTNN. - Các tài liệu BDTX của Sở GDDT, trường BDCBGD đã ban hành: + Tài liệu xây dựng Kế hoạch giáo dục trong các cơ sở GDMN tháng 6/2016. + Một số nội dung bổ sung thực hiện qui chế chuyên môn theo chế độ sinh hoạt một ngày tại cơ sở GDMN. Tháng 6/2016. - Bộ tiêu chí thực hành áp dụng quan điểm GD lấy trẻ làm trung tâm trong trường mầm non. Đồng thời tham gia đầy đủ các buổi tập huấn, kiến tập về chương trình giáo dục mầm non, Bồi dưỡng thường xuyên do Phòng giáo dục, Nhà trường tổ chức như chuyên đề: “Tiếp cận học qua chơi và đổi mới hình thức tổ chức hoạt động giáo dục lĩnh vực phát triển ngôn ngữ” cho giáo viên Tháng 8/2018 tại Trung tâm giáo dục thường xuyên huyện Quốc Oai. Tham dự kiến tập các trường bạn tổ chức. Tôi luôn dành thời gian trao đổi, học hỏi kinh nghiệm từ Ban giám hiệu, chuyên môn, học hỏi chị em đồng nghiệp để đưa ra hình thức tổ chức hay nhất, phù hợp với trẻ và phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của trẻ; đưa ra các phương pháp tối ưu để phát triển ngôn ngữ cho trẻ. Xây dựng kế hoạch phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của trẻ, thường xuyên rèn luyện mình các kỹ năng đọc, kể diễn cảm, diễn rối, sa bàn, kể chuyện qua hình ảnh tạo sự hứng thú và giúp trẻ nhớ lâu về nội dung câu chuyện. 2. Biện pháp 2: Chuẩn bị đồ dùng trực quan Xuất phát từ đặc điểm nhận thức của trẻ Nhà trẻ là tư duy trực quan hình ảnh. 5/18 “Một số biện pháp giúp trẻ 24 - 36 tháng tuổi phát triển ngôn ngữ thông qua hoạt động thơ, truyện ” Hình ảnh câu chuyện “Đôi bạn tốt” Ví dụ 2: Câu chuyện “Thỏ con không vâng lời”. Với câu chuyện này, tôi sử dụng hình ảnh trực quan là các con tay, được làm từ vải nhung và bông. Ớ nhà có máy khâu và có một chút kinh nghiệm về khâu vá, tôi đã cắt các mảnh vải nhung vụn thành hình con vật và may chắp ghép lại. Nhồi bông vào phần đầu con vật và khâu đính trang trí them để tạo thành các con rối nghộ nghĩnh. Trong khi kể, tôi với cô phụ kết hợp diễn rối cho trẻ xem. Một cô đóng Thỏ mẹ, một cô đóng thỏ con, mỗi cô 1 giọng diễn khác nhau, kết hợp rối khiến trẻ rất thích thú. Khi cô diễn xong câu truyện trẻ vẫn còn ngồi im để xem các con rối. Hình ảnh rối tay Ví dụ 3: Khi dạy bài thơ “Chú gà con” Ớ lần đọc thứ 2, thay vì đọc thơ qua tranh tôi đã đọc qua mô hình: 1 mâm 7/18
File đính kèm:
- skkn_mot_so_bien_phap_giup_tre_24_36_thang_tuoi_phat_trien_n.docx
- SKKN Một số biện pháp giúp trẻ 24-36 tháng tuổi phát triển ngôn ngữ thông qua hoạt động thơ, truyện.pdf