SKKN Một số biện pháp giúp trẻ 24-36 tháng tuổi phát triển ngôn ngữ thông qua hoạt động kể chuyện ở Trường Mầm non xã Yên Mỹ
Giáo dục mầm non là giai đoạn đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân, là bộ phận quan trọng trong sự nghiệp đào tạo thế hệ trẻ thành những con người có ích, thành những con người mới. Một trong ba mục tiêu của cải cách giáo dục của nước ta là: Làm tốt việc chăm sóc giáo dục thế hệ trẻ ngay từ thời thơ ấu nhằm tạo ra cơ sở quan trọng của con người Việt Nam mới, người lao động làm chủ tập thể, phát triển toàn diện nhân cách. Giáo dục mầm non đã góp phần thực hiện mục tiêu trên. Trong quá trình phát triển toàn diện nhân cách con người nói chung và trẻ mầm non nói riêng thì ngôn ngữ có một vai trò rất quan trọng đặc biệt không thể thiếu được, ngôn ngữ có vai trò là một phương tiện hình thành và phát triển nhận thức của trẻ về thế giới xung quanh. Ngôn ngữ giúp trẻ tìm hiểu, khám phá và nhận thức về môi trường xung quanh, thông qua cử chỉ và lời nói của người lớn trẻ làm quen với các sự vật, hiện tượng có trong môi trường xung quanh, trẻ hiểu những đặc điểm, tính chất, công dụng của các sự vật cùng với từ tương ứng với nó. Nhờ có ngôn ngữ trẻ nhận biết ngày càng nhiều các sự vật, hiện tượng mà trẻ được tiếp xúc trong cuộc sống hàng ngày.
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp giúp trẻ 24-36 tháng tuổi phát triển ngôn ngữ thông qua hoạt động kể chuyện ở Trường Mầm non xã Yên Mỹ", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp giúp trẻ 24-36 tháng tuổi phát triển ngôn ngữ thông qua hoạt động kể chuyện ở Trường Mầm non xã Yên Mỹ
I. ĐẶT VẤN ĐỀ Ngôn ngữ được xuất hiện rất sớm trong lịch sử loài người, nó gắn bó mật thiết với lịch sử loài người. Trong công tác giáo dục mầm non hiện nay, chúng ta càng thấy rõ vai trò của ngôn ngữ đối với việc đào tạo các cháu trở thành những con người phát triển về mọi mặt. Đức, trí, thể, mĩ và hình thành những cơ sở ban đầu của nhân cách con người. Muốn cho ngôn ngữ của trẻ phát triển thuận lợi, một trong những điều kiện quan trọng là trẻ được tích lũy nhiều vốn từ và trên cơ sở hiểu biết đầy đủ ý nghĩa của những từ đó, trẻ biết cách sử dụng “Số vốn” đó một cách thành thạo. Hiện nay một số gia đình trẻ mải lo làm ăn, kiếm sống, nên cha mẹ ít quan tâm trò chuyện với trẻ, do vậy vốn từ của trẻ ngày nay phát triển còn hạn chế, chủ yếu trẻ được tiếp xúc và phát triển vốn từ qua ti vi, phim ảnh... Vì vậy dạy tiếng mẹ đẻ cho trẻ mầm non có một ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Ngôn ngữ phát triển tốt sẽ giúp trẻ dễ dàng tiếp cận với các môn học khác: Âm nhạc, tạo hình, nhận biết tập nói, nhận biết phân biệt...Đặc biệt là thông qua bộ môn làm quen văn học, trẻ được dạy đọc thơ, kể chuyện, đóng kịch...Tạo cho trẻ được hoạt động nhiều. Thông qua hoạt động kể chuyện trẻ được nghe những câu chuyện có nội dung trong sáng, giàu tính nhân văn và với cách sử dụng câu cú trong chuyện, có đầy đủ chủ ngữ và vị ngữ, đồng thời những lời thoại trong chuyện luôn tạo cho trẻ sự tò mò thích thú, lời thoại ngắn gọn đầy đủ, dễ bắt chước, dễ hiểu, dễ thuộc luôn thu hút trẻ từ đó giúp trẻ phát triển ngôn ngữ một cách đầy đủ nhất. Kể chuyện cho trẻ nghe ở độ tuổi từ 24-36 tháng là một hoạt động quan trọng và cần thiết, góp phần vào việc hình thành và phát triển nhân cách toàn diện cho trẻ.Thông qua các câu chuyện, các nhân vật, các sự vật hiện tượng gần gũi giúp trẻ dễ dàng tiếp cận và nhận biết thế giới vạn vật xung quanh, phát triển óc tư duy sáng tạo, trí tò mò thích khám phá, từ đó nảy sinh trong trẻ những cảm xúc tình cảm thẩm mĩ, yêu quí, ông bà, cha mẹ, thầy cô, yêu thiên nhiên cỏ cây, hoa lá, làm cho tâm hồn trẻ ngày càng thêm hướng thiện. Kể chuyện cho trẻ nghe còn giúp trẻ tích lũy và mở rộng vốn từ ngữ phong phú đa dạng giúp trẻ nói sõi, nói chuẩn tiếng Việt khả năng diễn đạt ngôn ngữ được mạch lạc hơn. Song qua thực tế tôi thấy, nhận thức của trẻ ở độ tuổi này còn hạn chế, do các cơ quan và bộ máy phát âm của trẻ chưa được hoàn thiện, trẻ mới học nói, nói ngọng, nói chưa đúng, chưa đủ câu nên khả năng diễn đạt ngôn ngữ còn chưa được rõ ràng mạch lạc, trẻ hiếu động không chịu ngồi yên, dễ mất tập chung nên rất khó tiếp cận với các tác phầm văn học. 1/17 II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 1. Những nội dung lí luận: Giáo dục mầm non là giai đoạn đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân, là bộ phận quan trọng trong sự nghiệp đào tạo thế hệ trẻ thành những con người có ích, thành những con người mới. Một trong ba mục tiêu của cải cách giáo dục của nước ta là: Làm tốt việc chăm sóc giáo dục thế hệ trẻ ngay từ thời thơ ấu nhằm tạo ra cơ sở quan trọng của con người Việt Nam mới, người lao động làm chủ tập thể, phát triển toàn diện nhân cách. Giáo dục mầm non đã góp phần thực hiện mục tiêu trên. Trong quá trình phát triển toàn diện nhân cách con người nói chung và trẻ mầm non nói riêng thì ngôn ngữ có một vai trò rất quan trọng đặc biệt không thể thiếu được, ngôn ngữ có vai trò là một phương tiện hình thành và phát triển nhận thức của trẻ về thế giới xung quanh. Ngôn ngữ giúp trẻ tìm hiều, khám phá và nhận thức về môi trường xung quanh, thông qua cử chỉ và lời nói của người lớn trẻ làm quen với các sự vật, hiện tượng có trong môi trường xung quanh, trẻ hiểu những đặc điểm, tính chất, công dụng của các sự vật cùng với từ tương ứng với nó. Nhờ có ngôn ngữ trẻ nhận biết ngày càng nhiều các sự vật, hiện tượng mà trẻ được tiếp xúc trong cuộc sống hàng ngày. Đặc biệt nhờ có ngôn ngữ, thông qua các câu chuyện trẻ dễ dàng tiếp nhận những chuẩn mực đạo đức của xã hội và hòa nhập vào xã hội tốt hơn. Trẻ từ 2 đến 3 tuổi có số lượng từ tăng nhanh, đặc biệt là ở trẻ từ 22 tháng tuổi và 30 tháng tuổi vốn từ của trẻ phần lớn là những danh từ và động từ, các loại khác như tính từ, đại từ, trạng từ xuất hiện rất ít và được tăng dần theo độ tuổi của trẻ Trẻ ở lứa tuổi này không chỉ hiểu nghĩa các từ biểu thị các sự vật , hành động cụ thể mà có thể hiểu nghĩa các từ biểu thị tính chất màu sắc, thời gian và các mối qua hệ. Tuy nhiên mức độ hiểu nghĩa của các từ này ở trẻ từ 2 đến 3 tuổi còn rất hạn chế và có nét đặc trưng riêng, trẻ sử dụng các từ biểu thị thời gian chưa chính xác trẻ nhận thức về công cụ ngữ pháp và sử dụng nó còn rất hạn chế. Việc phát triển vốn từ, luyện phát âm và dạy trẻ nói đúng ngữ pháp, mỗi từ cung cấp cho trẻ phải dựa trên một biểu tượng cụ thể có nghĩa gắn liền với âm thanh và tình huống sử dụng chúng. Nội dung vốn từ cung cấp cho trẻ cũng như hình thức ngữ pháp phải phụ thuộc vào khả năng tiếp xúc hoạt động và nhận thức của trẻ. Khoa học đã nghiên cứu về đặc điểm tâm sinh lí lứa tuổi chúng ta thấy trẻ 24-36 tháng phát triển nhanh về thể lực và tâm lí. Ở tuổi 24-36 tháng trẻ bắt đầu cảm nhận thế giới xung quanh với bao điều mới lạ nên nó tạo cho trẻ tính tò mò, thích tìm hiểu khám phá. Chính vì vậy những lời ru những câu chuyện cổ tích kì thú, ly kỳ mà trẻ được nghe ông bà, bố mẹ kể 3/17 hơn. Khung cảnh sư phạm của trường đẹp và luôn giữ vững danh hiệu “Trường học thân thiện - Học sinh tích cực cấp thành phố”. Năm học 2019 - 2020 nhà trường phân công tôi và hai cô giáo phụ trách lớp nhà trẻ 24 – 36 tháng, đều là những giáo viên có trình độ chuyên môn đạt chuẩn, trên chuẩn. Bản thân đã tốt nghiệp cao đẳng sư phạm mầm non. Tôi đã có nhiều năm kinh nghiệm công tác. Lớp được ba cô luôn trang trí phù hợp với lứa tuổi 24 – 36 tháng, môi trường đẹp, gần gũi, hấp dẫn trẻ với sĩ số là 36 cháu trong đó có 20 cháu nữ và 16 cháu nam. Với đặc điểm tình hình như vậy, khi được nhà trường phân công tôi rất băn khoăn lo lắng bởi một số thuận lợi và khó khăn sau: 2.2. Thuận lợi: Trường được sự quan tâm chỉ đạo sát sao của Huyện uỷ, Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân huyện, phòng giáo dục và đào tạo, xã đầu tư đầy đủ cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học theo tiêu chuẩn trường chuẩn quốc gia. Đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên đoàn kết tốt, đồng tâm đồng sức thực hiện tốt mục tiêu nhiệm vụ năm học. 100% cán bộ, giáo viên, nhân viên trong nhà trường có năng lực chuyên môn xếp loại tốt và có rất nhiều giáo viên. Được sự quan tâm giúp đỡ của ban giám hiệu về chuyên môn, xây dựng kế hoạch, bổ sung phương pháp, tạo mọi điều kiện giúp đỡ tôi thực hiện chương trình chăm sóc – Giáo dục trẻ. Đội ngũ giáo viên nhiệt tình, đoàn kêt giúp đỡ nhau trong công tác. Phụ huynh học sinh tích cực quan tâm kết hợp cùng các giáo viên trong lớp Các cháu đều khỏe mạnh nhanh nhẹn và thích tham gia vào các hoạt động Đa số phụ huynh học sinh đều quan tâm nhiệt tình ủng hộ, có ý thức trách nhiệm và phối kết hợp với nhà trường trong công tác nuôi, dạy trẻ. 2.3. Khó khăn: Đồ dùng dạy học còn đơn điệu, chưa hấp dẫn trẻ. Giáo viên chưa chú ý luyện câu, từ cho trẻ, nhiều trẻ nói thiếu, nói lặp cô không kịp thời điều chỉnh và sửa sai được cho trẻ Một số giáo viên trẻ kể chuyện cho trẻ chưa chú ý đến cách luyện giọng, còn hay sử dụng từ địa phương Quá trình tổ chức giờ học cô chưa chú ý đến hệ thống câu hỏi để giúp trẻ tư duy và phát trẻ ngôn ngữ. Do trình độ nhận thức của trẻ không đồng đều, một số trẻ lần đầu tiên đến lớp nên còn nhiều bỡ ngỡ và hạn chế trong giao tiếp - Trí nhớ của trẻ còn hạn chế, 5/17 Ví dụ : Khi thực hiện Kế hoạch tháng 1 với kế hoạch tuần 1 về: Chú gà con đáng yêu. Tôi chọn câu chuyện: Quả trứng của ai. Qua câu chuyện trẻ biết được con vật sống trong gia đình như : Con lợn, con gà trống, con vịt...Biết được con vịt được nở từ quả trứng, biết được tiếng kêu của con vịt con, con lợn, tiếng gáy của con gà trống... Từ đó trẻ bắt chước được tiếng kêu của các con vật như : Tiếng gáy của gà trống ò ó o o o...,tiếng con lợn kêu ụt ịt, tiếng vịt con kêu vít vít...Chính từ sự bắt chước,mô phỏng đó mà trẻ đã tích lũy được vốn từ và trẻ có thể sử dụng được những từ đó vào thời điểm thích hợp. Hoặc với kế hoạch tháng 2 về tết tôi lựa chọn câu chuyện: Cây táo. Cậu chuyện ngắn gọn, súc tích, nội dung phù hợp với chủ đề, với độ tuổi của trẻ, qua câu chuyện trẻ biết được sự lớn lên của cây như thế nào? Biết được khi có quả ăn phải làm gì ? Thời tiết như thế nào thì cây phát triển tốt, ai đã trồng cây ? Ai đã chăm sóc cho cây ? Mọi người cùng mong đợi sự lớn lên của cây? Cụ thể những ai quan tâm đến cây ? Đáp lại những mong ước đó, cây đã lớn lên như thế nào ? Ra lá, ra hoa và kết trái, những trái táo chín ngon lành có màu sắc như thế nào ? Để trả lời được những điều đó, trẻ phải tư duy và dùng ngôn ngữ của mình trả lời bằng cách sử dụng những từ ngữ trong câu chuyện mà trẻ đã được nghe, đã hiểu để trả lời một cách rõ ràng nhất, qua hành động trẻ mô phỏng bắt trước giọng điệu, ngữ điệu của các con vật, tạo cho trẻ sự hứng thú tham gia với những từ ngữ trong câu chuyện có đầy đủ chủ ngữ và vị ngữ như: Cây ơi ! Cây lớn mau, giúp trẻ phát triển ngôn ngư đầy đủ, đủ câu, trọn ý... Như vậy, việc lựa chọn những câu chuyện có nội dung phù hợp với độ tuổi, với chủ đề để dạy trẻ, cũng là một vấn đề rất quan trọng trong việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ. Lựa chọn được các câu chuyện phù hợp vừa sức với trẻ sẽ giúp trẻ tiếp thu được tốt hơn và khả năng ghi nhớ, vốn từ của trẻ cũng được phát triển tốt hơn. 3.2. Biện pháp 2 : Chuẩn bị đồ dùng cho phù hợp với nội dung câu chuyện, sử dụng đồ dùng trực quan hấp dẫn Muốn giờ kể chuyện đạt kết quả cao, trẻ hứng thú tham gia thì việc chuẩn bị đồ chu đáo phù hợp với nội dung câu chuyện có một vai trò rất quan trọng vào sự thành công của tiết dạy. Vì ở độ tuổi 24 – 36 tháng khả năng tư duy của trẻ còn hạn chế, nên việc nghe cô kể chuyện khi không có đồ dùng minh họa khiến cho trẻ cảm thấy lơ mơ, khó hiểu nhưng khi trẻ nghe cô kể chuyện kết hợp với dùng hình ảnh minh họa theo nội dung câu chuyện, trẻ trở nên rất hứng thú lắng nghe và quan sát, qua mỗi hình ảnh minh họa trẻ dần dần hiểu được nội dung, hành động của từng nhân vật trong chuyện, tạo cho trẻ sự hưng phấn, tích cực tham gia vào hoạt động. * Cách thực hiện: 7/17
File đính kèm:
- skkn_mot_so_bien_phap_giup_tre_24_36_thang_tuoi_phat_trien_n.doc