SKKN Một số biện pháp giúp trẻ 24-36 tháng tuổi phát triển ngôn ngữ tại Trường Mầm non Sơn Ca

Trong những năm gần đây bậc học Mầm non đang tiến hành đổi mới chương trình giáo dục trẻ mầm non, trong đó đặc biệt coi trọng việc tổ chức các hoạt động với sự phát triển của từng cá nhân trẻ, khuyến khích trẻ hoạt động một cách chủ động tích cực, hồn nhiên, vui tươi. Đồng thời tạo điều kiện cho giáo viên phát huy khả năng sáng tạo trong việc lựa chọn và tổ chức các hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ một cách linh hoạt, thực hiện phương châm “ Học mà chơi- chơi mà học” đáp ứng mục tiêu phát triển trẻ một cách toàn diện. Trong quá trình phát triển toàn diện nhân cách, ngôn ngữ có vai trò là một phương tiện hình thành và phát triển nhận thức của trẻ về thế giới xung quanh, ngôn ngữ giúp trẻ tìm hiểu, khám phá và nhận thức về môi trường xung quanh, thông qua cử chỉ và lời nói của người lớn trẻ làm quen với các sự vật hiện tượng có trong môi trường xung quanh, trẻ hiểu những đặc điểm, tính chất, công dụng của các sự vật cùng với từ tương ứng với nó.
docx 24 trang thuydung 08/05/2024 1050
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp giúp trẻ 24-36 tháng tuổi phát triển ngôn ngữ tại Trường Mầm non Sơn Ca", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp giúp trẻ 24-36 tháng tuổi phát triển ngôn ngữ tại Trường Mầm non Sơn Ca

SKKN Một số biện pháp giúp trẻ 24-36 tháng tuổi phát triển ngôn ngữ tại Trường Mầm non Sơn Ca
 1. Tên đề tài:
 MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP TRẺ 24- 36 THÁNG TUỔI
 PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ
2. Đặt vấn đề:
 Giáo dục Mầm non là giai đoạn đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân, là 
bộ phận quan trọng trong sự nghiệp đào tạo thế hệ trẻ thành những con người mới có 
ích. Một trong ba mục tiêu cải cách giáo dục của nước ta là: Làm tốt việc chăm sóc 
giáo dục thế hệ trẻ ngay từ thời thơ ấu nhằm tạo ra cơ sở quan trọng của con người 
Việt nam mới, người lao động làm chủ tập thể, phát triển toàn diện nhân cách, giáo 
dục mầm non đã góp phần thực hiện mục tiêu trên. Ngày nay, chúng ta không chỉ 
đào tạo những con người có tri thức, có khoa học, có tình yêu thiên nhiên, yêu Tổ 
quốc, yêu lao động mà còn tạo nên những con người biết yêu nghệ thuật, yêu cái đẹp, 
giàu mơ ước và sáng tạo. Những phẩm chất ấy của con người phải được hình thành 
từ lứa tuổi mầm non, lứa tuổi hứa hẹn biết bao điều tốt đẹp trong tương lai.
 Trong những năm gần đây bậc học Mầm non đang tiến hành đổi mới chương 
trình giáo dục trẻ mầm non, trong đó đặc biệt coi trọng việc tổ chức các hoạt động 
với sự phát triển của từng cá nhân trẻ, khuyến khích trẻ hoạt động một cách chủ động 
tích cực, hồn nhiên, vui tươi. Đồng thời tạo điều kiện cho giáo viên phát huy khả 
năng sáng tạo trong việc lựa chọn và tổ chức các hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ 
một cách linh hoạt, thực hiện phương châm “ Học mà chơi- chơi mà học” đáp ứng 
mục tiêu phát triển trẻ một cách toàn diện.
 Trong quá trình phát triển toàn diện nhân cách, ngôn ngữ có vai trò là một 
phương tiện hình thành và phát triển nhận thức của trẻ về thế giới xung quanh, ngôn 
ngữ giúp trẻ tìm hiểu, khám phá và nhận thức về môi trường xung quanh, thông qua 
cử chỉ và lời nói của người lớn trẻ làm quen với các sự vật hiện tượng có trong môi 
trường xung quanh, trẻ hiểu những đặc điểm, tính chất, công dụng của các sự vật 
cùng với từ tương ứng với nó.
 Đăc biệt trẻ 24- 36 tháng tuổi, khả năng hiểu lời nói, vốn từ tăng nhanh, cấu 
trúc từ hoàn thiện, chúng dễ dàng bắt chước các kết hợp âm, các câu ngắn, vốn từ 
của trẻ phần lớn là những danh từ và động từ, các loại từ khác như: tính từ, đại từ, 
 1 lực quan sát, nhận biết các đồ vật, hiện tượng khác nhau, đồng thời cho trẻ làm quen 
với hoạt động của người lớn. Có như vậy mới phát triển được mặt hiểu ý nghĩa của 
lời nói, khả năng phát âm, các chức năng giao tiếp và điều quan trọng nhất là ở chỗ 
làm sao cho trẻ không những nắm vững từ mà còn học sử dụng chúng theo ý mình. 
Điều này không tự đến, nhu cầu sử dụng ngữ liệu vào giao tiếp cần phải được giáo 
dục, quan hệ của người lớn đối với trẻ có ý nghĩa rất quan trọng đối với sự phát triển 
kịp thời lời nói cho trẻ, thái độ quan tâm, thận trọng, hết mình của cô giáo tạo ra sự 
phát triển những tình cảm tích cực và những phản ứng khác nhau, thiếu những thứ 
đó không thể tạo ra được mối quan hệ chặt chẽ và phát triển ngôn ngữ cho trẻ. Những 
tác động sư phạm phải được tiến hành thường xuyên và hướng vào tất cả các mặt 
phát triển thần kinh- tâm lý của trẻ, chỉ có sự phát triển toàn diện như vậy ở trẻ mới 
hình thành được ngôn ngữ
4. Cơ sở thực tiễn:
 Đầu năm học 2014-2015, tôi được phân công chủ nhiệm lớp nhà trẻ (24-36 tháng 
tuổi) cùng với cô giáo Nguyễn Thị Mỹ Hiền và cô giáo Đặng Thị My Na với sỉ số là 
36 cháu. Trong lớp có nhiều cháu chậm nói, chưa nói rõ được các từ đơn giản như: 
Dạ, ba, mẹ, cô, cho.... Mỗi khi đến lớp và khi ra về các cháu này chỉ vòng hai tay lại 
và cúi đầu xuống, ậm ự trong miệng chứ không nói rõ được từ nào, một số cháu nói 
được thì nói chưa rõ lời, chưa đủ ý. Do vậy tôi thăm dò với phụ huynh về tình hình 
của các cháu. Qua trao đổi tôi được biết: Nhiều gia đình cán bộ công chức, họ gửi 
con cho các nhóm trẻ tư thục, ít có thời gian chơi đùa, trò chuyện với con cái; hay có 
những gia đình buôn bán, họ giao con cho người giúp việc, cũng có gia đình giao con 
cho bà nội bà ngoại chăm sóc, ở những trẻ này được nội ngoại cưng chiều, luôn sẵn 
sàng đáp ứng mọi nhu cầu của trẻ nên trẻ lười nói dẫn đến chậm nói. Hầu hết các trẻ 
nêu trên đều do phụ huynh dành thời gian cho con ở độ tuổi này rất ít, trẻ hạn chế 
trong giao lưu với những người thân, cơ hội thỏa mãn nhu cầu, tự bộc lộ ý muốn của 
mình và khi được nói, được thể hiện ý mình đôi lúc trẻ phát âm chưa rõ cũng chưa 
được sửa sai.
 a) Thuận lợi:
 - Lớp được chia theo đúng độ tuổi qui định
 3 những cháu này rất an tâm khi chơi cùng các bạn, cháu chơi đến lúc gần hết giờ, tôi 
gọi: “Các con ơi! Giờ chơi sắp hết rồi”, thế là những cháu phát âm rõ lời “Dạ” một 
cách to rõ, còn những cháu chậm nói, phát âm chưa rõ lời thì cũng ngẩng ngay đầu 
lên nhìn tôi và “ạ”.Tôi nghĩ ngay đến từ “dạ” và bắt đầu tập cho những cháu này “dạ” 
theo tôi. Tôi gọi “Nhật Minh ơi!” rồi tập cho cháu “dạ” nhiều lần, tôi gọi “Như Gấm 
ơi!” rồi tập cho cháu “dạ” nhiều lần.... Sau đó tôi gọi “Các cháu ơi!” thì những cháu 
này cùng “dạ”, cháu nào phát âm đúng thì được cô khen. Cứ thế, tôi tập cho các cháu 
trong bất cứ tình huống nào thuận lợi nhất trong mỗi ngày ở lớp. ( hình ảnh 1)
 Ví dụ: Vào giờ ăn tôi gọi cháu lại chỗ tôi để tôi cho cháu ăn, tôi gọi: “Phúc ơi” rồi 
tập cháu nói “dạ”, hoặc giờ vệ sinh tôi cũng gọi “Như Gấm ơi!” lại đây cô lau mặt 
cho và tập cháu nói “dạ”.
 Cùng với hai cô giáo trong lớp, chúng tôi kiên trì trong suốt một tuần lễ, thế 
là các cháu đã phát âm được từ “dạ”. Bây giờ không sử dụng theo tình huống nữa, 
tôi bắt đầu tập cho cháu bắt chước những âm thanh đơn giản(các nguyên âm đơn: a, 
o, ô, ơ..; các phụ âm môi-môi: b, m, p..; phụ âm môi-răng: ph,v...)
 Dựa vào sự bắt chước của trẻ mà tôi cho chúng phát âm các các âm vị với những 
kết hợp khác nhau
 Ví dụ: Bà bế bé, bé bế búp bê, bé bồng búp bê ( âm vị: b)
 Mẹ thơm bé nhé ! (âm vị: e )
 Con cào cào có cái cánh xanh xanh (âm vị: c)
 Cứ như vậy, tôi lặp đi lặp lại những âm vị đơn giản đó để các cháu luyện tập, 
tôi trao đổi với phụ huynh để luyện các cháu lúc ở nhà. Khi các cháu đã phát âm được 
những âm thanh đơn giản, tôi tiếp tục tập cho các cháu phát âm những âm khó dần. 
Đặc biệt chú ý đến các âm mà trẻ phát âm không chính xác hoặc hoàn toàn không 
phát âm (các nguyên âm đôi: ie, uô, ươ ; vần có âm đệm u; các phụ âm: s, x, kh...)
 Ví dụ: Bé hông (không) thích ăn cả (quả) chối ( chuối)
Các mẫu phát âm luôn đặt trong hoạt động ngôn ngữ giao tiếp, có những mẫu mô 
phỏng âm thanh khác nhau để trẻ luyện phát âm. Chẳng hạn ở góc chơi học tập, trò 
chơi “Gọi hình”. Mỗi cháu một bộ tranh lôtô “Phương tiện giao thông đường bộ”, 
một cháu phát âm rõ chọn một phương tiện giao thông đưa lên và gọi to “xe máy”, 
 5 - Biết được một số bộ phận của con mèo: Đầu, mình, chân, đuôi.
 - Biết và giả được tiếng kêu của con mèo
 - Biết được lợi ích của con mèo
 - Giáo dục trẻ yêu thương chăm sóc các con vật nuôi trong gia đình
 Đồ dùng dạy học cho đề tài này là: hình ảnh về con mèo, ghi hình các vận động: 
đi, chạy, nhảy, leo trèo, bắt chuột của con mèo để trẻ được quan sát cùng với từng 
vận động là kèm theo từ để trẻ hiểu và biết cách sử dụng chúng sau này. Ví dụ “Mèo 
đang chạy” trẻ vừa quan sát vừa phát âm được từ “chạy”. Tôi cho những trẻ phát âm 
rõ lời phát âm trước sau đó tập cho những trẻ phát âm chưa rõ, những cháu chậm nói 
được phát âm nhiều lần, luân phiên nhau.
 Ở hoạt động Nhận biết tập nói, trẻ được phát âm nhiều, được nói nhiều và cũng 
dễ bộc lộ ý tưởng của mình muốn nói, cũng chính trong hoạt động này cô giáo phát 
hiện ra những cháu phát âm chuẩn, những cháu phát âm chưa chuẩn để sửa sai kịp 
thời.
 2.2. Thông qua hoạt động làm quen văn học
 Những bài đồng dao, ca dao rất gần gũi, quen thuộc với trẻ, những động tác 
kết hợp với lời thơ( lời ca) trẻ vừa đọc, vừa vận động sẽ là cơ hội để bộ máy phát âm 
được làm việc
 Ví dụ: Bài “Kéo cưa lừa xẻ”
 Kéo cưa lừa xẻ Ông thợ nào khỏe Thì ăn cơm vua
 Ông thợ nào thua về bú tí mẹ
 Hai trẻ ngồi đối mặt nhau, chạm chân vào nhau, nắm tay nhau vừa đọc, vừa làm 
động tác kéo cưa, kéo qua kéo lại. Trẻ rất thích thú trẻ đang học mà như đang chơi 
vậy.
 Hoặc bài “Dung dăng dung dẻ”
 Dung dăng dung dẻ
 Dắt trẻ đi chơi
 Đến cổng nhà trời
 Lạy cậu lạy mợ
 Cho cháu về quê
 7

File đính kèm:

  • docxskkn_mot_so_bien_phap_giup_tre_24_36_thang_tuoi_phat_trien_n.docx
  • pdfSKKN Một số biện pháp giúp trẻ 24-36 tháng tuổi phát triển ngôn ngữ tại Trường Mầm non Sơn Ca.pdf