SKKN Một số biện pháp giúp trẻ 24-36 tháng tuổi phát triển ngôn ngữ ở Trường Mầm non xã Tân Triều

Việc dạy trẻ tiếng mẹ đẻ cho trẻ ngay từ khi còn nhỏ là vô cùng quan trọng và cần thiết. Trẻ em ở độ tuổi 24-36 tháng nói riêng và trẻ mầm non nói chung, tuy chưa biết đọc, biết viết nhưng lại có nhu cầu rất lớn về ngôn ngữ. Việc giúp trẻ phát triển ngôn ngữ giai đoạn này sẽ góp phần quan trọng cào việc hình thành và phát triển nhân cách cho trẻ. Mặt khác ngôn ngữ phát triển thuận lợi là điều kiện quan trọng cho trẻ tích lũy vốn từ, hiểu được ý nghĩa của từ, trẻ biết sử dụng vốn từ đó một cách thành thạo. Ngôn ngữ còn là phương tiện giúp trẻ tìm hiểu khám phá, nhận thức về môi trường xung quanh, thông qua cử chỉ lời nói của người lớn trẻ sẽ được làm quen với các sự vật, hiện tượng có trong môi trường xung quanh. Nhờ có ngôn ngữ mà trẻ sẽ nhận biết ngày càng nhiều màu sắc, hình ảnh… của các sự vật, hiện tượng trong cuộc sống hàng ngày. Đặc biệt đối với trẻ 24- 36 tháng cần giúp trẻ phát triển mở rộng các loại vốn từ, biết sử dụng nhiều loại câu bằng cách thường xuyên nói chuyện với trẻ về những sự vật, hiện tượng, hình ảnh ... mà trẻ nhìn thấy trong sinh hoạt hành ngày, nói cho trẻ biết đặc điểm, tính chất, công dụng của chúng từ đó hình thành ngôn ngữ cho trẻ.
docx 28 trang thuydung 26/05/2024 1040
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp giúp trẻ 24-36 tháng tuổi phát triển ngôn ngữ ở Trường Mầm non xã Tân Triều", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp giúp trẻ 24-36 tháng tuổi phát triển ngôn ngữ ở Trường Mầm non xã Tân Triều

SKKN Một số biện pháp giúp trẻ 24-36 tháng tuổi phát triển ngôn ngữ ở Trường Mầm non xã Tân Triều
 MỤC LỤC
DANH MỤC VIẾT TẮT.....................................................................................2
ĐẶT VẤN ĐỀ ......................................................................................................3
GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ ......................................................................................5
1. Cơ sở lý luận ..................................................................................................5
2. Cơ sở thực tiễn...............................................................................................5
2.1. Thuận lợi ......................................................................................................5
2.2. Khó khăn.......................................................................................................6
2.3. Khảo sát đầu năm.........................................................................................6
3. Các biện pháp thực hiện .................................................................................7
3.1. Biện pháp 1: Tìm hiểu về tâm sinh lý và đặc điểm ngôn ngữ của trẻ ở 
lớp .......................................................................................................................7
3.2. Biện pháp 2: Phát triển ngôn ngữ thông qua các hoạt động học. ............8
3.3. Biện pháp 3: Phát triển ngôn ngữ cho trẻ ở mọi lúc mọi nơi .................12
3.4. Biện pháp 4: Lựa chọn một số trò chơi phù hợp để phát triển ngôn ngữ 
cho trẻ.................................................................................................................15
3.5. Biện pháp 5: Phối kết hợp với phụ huynh phát triển ngôn ngữ cho 
trẻ16
4. Kết quả. ..........................................................................................................16
4.1. Đối với trẻ....................................................................................................16
4.2. Đối với giáo viên .........................................................................................17
4.3. Đối với phụ huynh. .....................................................................................17
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ...................................................................18
1.Kết luận. ..........................................................................................................18
2. Bài học kinh nghiệm......................................................................................18
3. Khuyến nghị và đề xuất. ...............................................................................19
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................20
PHỤ LỤC ...........................................................................................................21 3 
 ĐẶT VẤN ĐỀ
 Bác Hồ đã dạy: “Tiếng nói là thứ của cải vô cùng lâu đời và vô cùng quý 
báu của dân tộc, chúng ta phải giữ gìn nó, quý trọng nó”. Ngôn ngữ có vai trò to 
lớn trong sự hình thành và phát triển nhân cách của trẻ em. Ngôn ngữ là phương 
tiện giữ gìn bảo tồn, truyền đạt và phát triển những kinh nghiệm lịch sử và phát 
triển xã hội của loài người. Trẻ em sinh ra đầu tiên là những cơ thể sinh học, nhờ 
có ngôn ngữ là phương tiện giao lưu bằng hoạt động tích cực của mình dưới sự 
giáo dục và dạy học của người lớn trẻ em dần chiếm lĩnh được những kinh 
nghiệm lịch sử - xã hội của loài người và biến nó thành cái riêng của mình. Trẻ 
em lĩnh hội ngôn ngữ sẽ trở thành những chủ thể có ý thức, lĩnh hội kinh nghiệm 
của loài người xây dựng xã hội ngày càng phát triển hơn.
 Trong quá trình phát triển toàn diện nhân cách con người nói chung và 
trẻ Mầm Non nói riêng thì ngôn ngữ có một vai trò rất quan trọng không thể 
thiếu được. Ngôn ngữ là phương tiện để giao tiếp quan trọng nhất đặc biệt đối 
với trẻ nhỏ, đó là phương tiện giúp trẻ giao lưu cảm xúc với những người xung 
quanh hình thành những cảm xúc tích cực. Ngôn ngữ là công cụ giúp trẻ hoà 
nhập với cộng đồng và trở thành một thành viên của cộng đồng. Nhờ có những 
lời chỉ dẫn của người lớn mà trẻ dần dần hiểu được những quy định chung của 
xã hội mà mọi người đều phải thực hiện theo những quy định chung đó. 
 Đối với trẻ sự phát triển ngôn ngữ được chia làm hai giai đoạn: giai đoạn 
tiền ngôn ngữ ( dưới 12 tháng tuổi) và giai đoạn ngôn ngữ (trên 12 tháng tuổi). 
Ngôn ngữ có vai trò quan trọng đối với trẻ em, nó là phương tiện để trẻ giao 
tiếp, học tập, vui chơi.Thời ký phát cảm ngôn ngữ của trẻ là từ 1-6 tuổi, đây là 
giai đoạn có nhiều điều kiện thuận lợi nhất cho sự lĩnh hội ngôn ngữ nói và các 
kĩ năng đọc ban đầu của trẻ. Ở giai đoạn này trẻ đạt được những thành tích vĩ 
đại mà ở các giai đoạn trước hoặc sau không thể có được, trẻ học nghĩa và cấu 
trúc của từ, cách sử dụng từ ngữ để truyền tải suy nghĩ và cảm xúc của bản thân 
đối với mọi người xung quanh. Chính ngôn ngữ sẽ giúp trẻ thuận tiện hơn trong 
giao tiếp và hoà nhập với xã hội.
 Ngôn ngữ đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong việc hình thành và phát 
triển tâm lý và nhân cách của trẻ em và khi trẻ bị thiểu năng về ngôn ngữ thì sẽ 
ảnh hưởng rất lớn tới sự phát triển toàn diện về mọi mặt của trẻ. Ngôn ngữ là 
phương tiện để phát triển tư duy, là công cụ hoạt động trí tuệ và là phương tiện 
để giáo dục tình cảm, thẩm mỹ cho trẻ. Như vậy ngôn ngữ có vai trò to lớn đối 
với xã hội và đối với con người. Vấn đề phát triển ngôn ngữ một cách có hệ 
thống cho trẻ ngay từ nhỏ là nhiệm vụ vô cùng quan trọng. Chính vì vậy là một 
giáo viên chăm sóc giáo dục trẻ tôi thấy việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ là 
nhiệm vụ hằng đầu bởi ngôn ngữ là phương tiện để trẻ tiếp thu kiến thức về thế 5 
 GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1. Cơ sở lý luận
 Việc dạy trẻ tiếng mẹ đẻ cho trẻ ngay từ khi còn nhỏ là vô cùng quan 
trọng và cần thiết. Trẻ em ở độ tuổi 24-36 tháng nói riêng và trẻ mầm non nói 
chung, tuy chưa biết đọc, biết viết nhưng lại có nhu cầu rất lớn về ngôn ngữ. 
Việc giúp trẻ phát triển ngôn ngữ giai đoạn này sẽ góp phần quan trọng cào việc 
hình thành và phát triển nhân cách cho trẻ. Mặt khác ngôn ngữ phát triển thuận 
lợi là điều kiện quan trọng cho trẻ tích luỹ vốn từ, hiểu được ý nghĩa của từ, trẻ 
biết sử dụng vốn từ đó một cách thành thạo.
 Ngôn ngữ còn là phương tiện giúp trẻ tìm hiểu khám phá, nhận thức về 
môi trường xung quanh, thông qua cử chỉ lời nói của người lớn trẻ sẽ được làm 
quen với các sự vật, hiện tượng có trong môi trường xung quanh. Nhờ có ngôn 
ngữ mà trẻ sẽ nhận biết ngày càng nhiều màu sắc, hình ảnh của các sự vật, 
hiện tượng trong cuộc sống hàng ngày. 
 Đặc biệt đối với trẻ 24- 36 tháng cần giúp trẻ phát triển mở rộng các loại 
vốn từ, biết sử dụng nhiều loại câu bằng cách thường xuyên nói chuyện với trẻ 
về những sự vật, hiện tượng, hình ảnh ... mà trẻ nhìn thấy trong sinh hoạt hành 
ngày, nói cho trẻ biết đặc điểm, tính chất, công dụng của chúng từ đó hình thành 
ngôn ngữ cho trẻ. 
2. Cơ sở thực tiễn 
2.1. Thuận lợi 
- Về phía phòng giáo dục: Được phòng giáo dục và đào tạo, nhà trường cho đi 
học bồi dưỡng về chuyên môn, tham gia các buổi kiến tập ở trường bạn và 
trường mình để học thêm kiến thức, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ.
- Về Ban giám hiệu: Ban giám hiệu luôn quan tâm đầu tư về cơ sở vật chất và 
chuyên môn, bồi dưỡng phương pháp, đổi mới hình thức tổ chức hoạt động giáo 
dục mầm non, tạo mọi điều kiện giúp đỡ tôi thực hiện tốt chương trình giáo dục 
mầm non. Ban giám hiệu đã trang bị đầy đủ tài liệu học, học liệu cho giáo viên 
học tập nghiên cứu tài liệu.
- Về cơ sở vật chất: Lớp học trang bị các thiết bị hiện đại phục vụ cho công tác 
giảng dạy (Máy vi tính, ti vi). Đồ dùng, đồ chơi phục vụ cho việc phát triển 
ngôn ngữ cho trẻ phong phú về màu sắc và hình ảnh, háp dẫn thu hút trẻ.
- Về giáo viên:
+ Bản thân là một giáo viên yêu nghề mến trẻ, có trách nhiệm trong việc thực 
hiện các nhiệm vụ mà nhà trường giao cho.
+ Hai cô phối hợp nhịp nhàng trong công tác chăm sóc và giáo dục trẻ. Giáo 
viên trong lớp nhiệt tình làm đồ dùng, đồ chơi sáng tạo cho việc cung cấp và 
phát triển ngôn ngữ cho trẻ.
- Về phía trẻ: 

File đính kèm:

  • docxskkn_mot_so_bien_phap_giup_tre_24_36_thang_tuoi_phat_trien_n.docx