SKKN Một số biện pháp giúp trẻ 24-36 tháng tuổi nhận biết tốt ba màu xanh, đỏ, vàng tại Trường Mầm non Tản Hồng
Khi mới sinh ra, trẻ chỉ nhận ra màu đen và trắng, nhưng càng lớn trẻ càng nhận ra nhiều màu sắc hơn. Đối với lứa tuổi nhà trẻ 24-36 tháng, trẻ chỉ có thể nhận biết, phân biệt được ba màu cơ bản. Đó là màu xanh, đỏ, vàng. Trong trường Mầm non tôi muốn đề cập tới việc giúp trẻ nhận biết, phân biệt ba màu xanh, đỏ, vàng sẽ giúp trẻ nhận biết và phân biệt đúng màu sắc xanh, đỏ, vàng của các đồ dùng đồ chơi. Việc giúp trẻ nhận biết phân biệt tốt ba màu cơ bản xanh, đỏ, vàng còn là bước đầu giúp trẻ phát triển lĩnh vực thẩm mĩ, là nền tảng vững chắc để sau này trẻ sẽ nhận biết, phân biệt được nhiều màu sắc khác ở các độ tuổi tiếp theo của trẻ. Cung cấp cho trẻ những kiến thức để nhận biết phân biệt ba màu : màu xanh - màu đỏ - màu vàng. Giúp cho trẻ cảm nhận và rung động về cái đẹp, về tính phong phú đa dạng về màu sắc xung quanh trẻ, giáo viên nắm được phương pháp, linh hoạt, chủ động khi dạy trẻ nhận biết phân biệt ba màu: Xanh - đỏ - vàng. Chính vì thế việc giúp trẻ 24-36 tháng tuổi biết nhận biết và phân biệt, ba màu xanh, đỏ, vàng là rất quan trọng và cần thiết.
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp giúp trẻ 24-36 tháng tuổi nhận biết tốt ba màu xanh, đỏ, vàng tại Trường Mầm non Tản Hồng
Với mỗi trẻ mầm non nói chung, trẻ nhà trẻ nói riêng đều có tâm hồn nhạy cảm với thế giới xung quanh, bởi nó chứa đựng bao điều mới lạ hấp dẫn. Trẻ thường tỏ ra dễ xúc cảm với cảnh vật xung quanh, trẻ dễ bị cuốn hút trước cảnh vật có nhiều màu sắc, 1 bông hoa đẹp, bức tranh sinh động, đồ chơi ngộ nghĩnh, với những màu sắc xang, đỏ, vàng. Chính sự quan trọng của việc dạy trẻ nhận biết màu sắc. Đối với việc chăm sóc giáo dục trẻ mầm non mà tôi với vai trò là giáo viên mầm non tôi muốn góp một phần nhỏ bé của mình vào việc năng cao chất lượng giáo dục trẻ. Đó là lý do tôi chọn đề “Một số biện pháp giúp trẻ 24-36 tháng tuổi nhận biết tốt ba màu xanh, đỏ, vàng”. 2. Mục đích nghiên cứu: Khi mới sinh ra, trẻ chỉ nhận ra màu đen và trắng, nhưng càng lớn trẻ càng nhận ra nhiều màu sắc hơn. Đối với lứa tuổi nhà trẻ 24-36 tháng, trẻ chỉ có thể nhận biết, phân biệt được ba màu cơ bản. Đó là màu xanh, đỏ, vàng. Trong trường Mầm non tôi muốn đề cập tới việc giúp trẻ nhận biết, phân biệt ba màu xanh, đỏ, vàng sẽ giúp trẻ nhận biết và phân biệt đúng màu sắc xanh, đỏ, vàng của các đồ dùng đồ chơi. Việc giúp trẻ nhận biết phân biệt tốt ba màu cơ bản xanh, đỏ, vàng còn là bước đầu giúp trẻ phát triển lĩnh vực thẩm mĩ, là nền tảng vững chắc để sau này trẻ sẽ nhận biết, phân biệt được nhiều màu sắc khác ở các độ tuổi tiếp theo của trẻ. Cung cấp cho trẻ những kiến thức để nhận biết phân biệt ba màu : màu xanh - màu đỏ - màu vàng. Giúp cho trẻ cảm nhận và rung động về cái đẹp, về tính phong phú đa dạng về màu sắc xung quanh trẻ, giáo viên nắm được phương pháp, linh hoạt, chủ động khi dạy trẻ nhận biết phân biệt ba màu: Xanh - đỏ - vàng. Chính vì thế việc giúp trẻ 24-36 tháng tuổi biết nhận biết và phân biệt, ba màu xanh, đỏ, vàng là rất quan trọng và cần thiết. 3. Thời gian nghiên cứu. Kế hoạch nghiên cứu: thời gian là từ tháng 09/2022 đến tháng 03/2023 một trong ba màu trên cháu đều nhận biết được đúng màu khi được cô hỏi. Khi tôi cầm ba đồ chơi có ba màu: xanh, đỏ, vàng yêu cầu cháu phân biệt màu thì cháu chọn rất chính xác đồ dùng có màu theo yêu cầu của cô. 2. Cơ sở thực tiễn: Năm học 2022- 2023 tôi được nhà trường phân công chủ nhiệm lớp 24-36 tháng tuổi với tổng số học sinh là 18 cháu. Trong quá trình chăm sóc trẻ, tôi thấy ở lứa tuổi này trẻ con rất hồn nhiên, ngộ nghĩnh, dễ thương, trẻ học nhưng chưa biết chọn lọc cái gì nên học và không nên học, hơn nữa phần lớn bố mẹ các cháu đều rất trẻ còn bận làm ăn nên rất ít thời gian quan tâm đến các con, đa số các bậc phụ huynh đều nhờ ông, bà chăm sóc và đưa đón con. Một số phụ huynh còn chưa hiểu tầm quan trọng của việc phát triển nhận thức cho con. Trong quá trình thực hiện biện pháp tôi nhận thấy có một số thuận lợi và khó khăn sau. 2.1. Thuận lợi: Được sự quan tâm của ban giám hiệu và giúp đỡ của bạn bè đồng nghiệp tạo mọi điều kiện giúp tôi thực hiện tốt chương trình. Tôi đã được học tập đầy đủ các chuyên đề của Phòng giáo dục và nhà trường. Kinh nghiệm của bản thân nhiều năm giảng dạy, hiểu được tâm sinh lý của trẻ, có đầy đủ phương pháp, biện pháp để dạy trẻ. Các cháu đều rất ngoan thích hoạt động, đồ dùng dạy học, đồ chơi phục vụ cho môn học tương đối đầy đủ cho trẻ hoạt động hàng ngày. 2.2. Khó khăn: Bên cạnh những thuận lợi nói trên không tránh khỏi một số khó khăn đó là: nhưng trong quá trình thực hiện“ Một số biện pháp giúp trẻ 24- 36 tháng tuổi nhận biết tốt ba màu xanh, đỏ, vàng”. vẫn còn gặp khó khăn: Chất lượng học sinh đầu năm chưa đồng đều. Việc lựa chọn, tổ chức các hoạt động phù hợp nhằm giúp trẻ nhận biết phân biệt ba màu cơ bản cho còn chưa phong phú, đa dạng môi trường lớp học cũng như Biện pháp 3: Dạy trẻ nhận biết phân biệt màu thông qua quan sát trẻ để tìm hiểu khả năng tư duy, nhận biết phân biệt màu sắc của trẻ. Biện pháp 4: Phối hợp giữa nhà trường và gia đình để giúp trẻ nhận biết và phân biệt ba màu xanh - đỏ - vàng. 3. Các biện pháp thực hiện: Từ những thực trạng trên cũng như nhận thức được tình hình thực tế trên tôi đã suy nghĩ, tìm tòi nghiên cứu một số biện pháp sau: 3.1. Biện pháp 1: Dạy trẻ nhận biết màu Xanh - Đỏ - Vàng thông qua các hoạt động có chủ đích. Mục đích: Trong hoạt động học, ngoài việc dạy trẻ nhận biết phân biệt ba màu xanh - đỏ -vàng tôi còn lồng ghép tích hợp nội dung nhận biết phân biệt ba màu xanh - đỏ -vàng vào các hoạt động khác bằng cách chuẩn bị đồ dùng trực quan liên quan đến các hoạt động học. Tranh ảnh đồ vật rất đẹp mắt và chủ yếu những đồ dùng đó đều có ba màu cơ bản xanh - đỏ - vàng để gây sự chú ý thích thú cho trẻ. Trẻ càng chú ý đến hình ảnh trực quan thì việc dạy trẻ nhận biết ba màu xanh - đỏ - vàng càng dễ dàng và hiệu quả hơn. Cách thực hiện: * Thông qua tiết dạy nhận biết tập nói: Theo từng chủ đề tôi lựa chọn, sử dụng các đồ chơi, tranh ảnh, vật thật có màu xanh, hoặc màu đỏ, màu vàng để trẻ gọi tên kèm theo màu sắc. Khi cho trẻ chơi trò chơi để luyện cho trẻ phát âm tôi chọn trò chơi có đồ dùng trực quan mang màu sắc xanh - đỏ - vàng cho trẻ được cầm, được chọn yêu cầu của cô để trẻ phát âm. Từ đó trẻ sẽ hứng thú học hơn và việc lồng ghép, tích hợp nhận biết màu sắc sẽ thuận tiện hơn và sẽ khắc sâu tư duy ghi nhớ hơn. VD: Giờ học nhận biết tập nói:“quả cà chua – quả bầu”. Cô có chiếc vòng màu gì đây? Để xâu được chiếc vòng màu xanh, màu đỏ này cô chọn những hạt vòng màu gì? Bạn nào giỏi lên tìm giúp cô hạt vòng màu xanh, màu đỏ nào? Yêu cầu trẻ chỉ chọn những hạt vòng màu xanh, đỏ để xâu. Qua đó trẻ biết phân biệt màu xanh, màu đỏ với các màu khác. Trong lúc trẻ làm tôi hỏi trẻ: Con đang làm gì vậy? Con đang xâu hạt vòng màu gì? (Hình ảnh trẻ sâu vòng hạt xanh, đỏ) * Thông qua giờ học tạo hình: Thông qua hoạt động tạo hình tôi đã áp dụng phương pháp dạy steam cho trẻ cùng khám phá với các nguyên vật liệu như bông tăm, quả bông tròn, chiếc dĩa và các màu xanh, đỏ, vàng để cho trẻ khám phá Nhằm gợi hỏi trẻ về màu sắc và từ đó khắc sâu ghi nhớ về ba màu này cho trẻ. Ví dụ: Trong hoạt động tạo hình chấm hoa. Cho trẻ quan sát và khám phá tranh mẫu: Bông hoa được in dập bằng chiếc dĩa, tâm bông, quả bông tròn. Cô có món quà dành tặng cho chúng mình đấy. Nhóm 1: Khám phá 2 tranh (2 tranh họa tiết là dùng tăm bông và quả bông tròn để chấm màu) Nhóm 2: Khám phá 2 tranh (2 tranh họa tiết là bông hoa, dùng chiếc dĩa để chấm màu). Tôi trò chuyện, gợi mở để trẻ khám phá về tranh mẫu. Cô có bức tranh gì đây? Bức tranh này được trang trí bằng họa tiết gì? Bông hoa có màu gì? Bức tranh sử dụng chất liệu gì? Sử dụng, dụng cụ gì để chấm màu? Cô hỏi từng trẻ: sử dụng, dụng cụ gì? Màu gì? Sau khi gợi ý xong tôi cho trẻ về theo 2 nhóm thực hiên chấm hoa. Tôi bao quát, gợi mở hướng dẫn trẻ thực hiện (Hình ảnh trẻ đang thực hiện chấm hoa) Kết quả: Qua các hoạt động mà tôi đã áp dụng trẻ được cung cấp biểu tượng ban đầu về màu sắc và những biểu tượng đó được khắc sâu dần vào ý thức của trẻ giúp trẻ có thể dễ dàng nhớ và nhớ lâu những màu sắc mà mình được học. 3.2. Biện pháp 2: Dạy trẻ nhận biết phân biệt ba màu xanh - đỏ - vàng thông qua các hoat động khác: Mục đích: Trẻ được tiếp xúc với đồ chơi, các sự vật hiện tượng, vì thế tôi chọn những đồ chơi có màu xanh - đỏ - vàng phù hợp với từng góc để trẻ chơi, và trong quá trình chơi tôi gợi hỏi trẻ về màu sắc của đồ chơi để trẻ trả lời. Từ đó trẻ lại được khắc sâu khả năng ghi nhớ màu xanh - đỏ - vàng. Cách thực hiện: * Thông qua các hoạt động vui chơi: Ở góc phân vai: Chủ đề: “Đồ dùng đồ chơi” tôi cho trẻ chọn trang phục với sở thích của búp bê. Trên người bạn búp bê mặc áo, váy màu gì thì chọn trang phục có màu đó tặng bạn. Trò chơi này vừa kích thích tư duy sáng tạo của trẻ lại vừa giúp trẻ nhận biết phân biệt màu tốt hơn: Bạn búp bê mặc áo màu gì? Con tìm cho bạn chiếc túi màu vàng? Còn bạn búp bê này mặc váy màu gì? Đôi giày đỏ của bạn búp bê đâu rồi? Chiếc mũ đỏ của bạn búp bê đâu rồi? Bạn nào giỏi chọn cho búp bê được? Trên tường có 3 cái hộp màu xanh, màu đỏ, màu vàng và yêu cầu trẻ chọn đồ dùng có màu tương ứng với cái hộp đó và bỏ vào hộp trên tường tương ứng. VD: Con hãy tìm quả bóng màu xanh, màu đỏ, màu vàng để bỏ vào những cái hộp có màu tương ứng với quả bóng. Từ đó trẻ lại được khắc sâu kiến thức nhận biết phân biệt và khả năng ghi nhớ rõ rệt hơn. * Trẻ học nhận biết phân biệt mọi lúc mọi nơi: Khi cho trẻ chơi, thấy trẻ cầm bất cứ đồ chơi nào trên tay có ba màu xanh - đỏ - vàng thì tôi đều hỏi trẻ. Con đang chơi đồ chơi gì? Đồ chơi có màu gì? Hoặc có thể hỏi trẻ xem hôm nay con mặc áo màu gì? Có bạn nào mặc áo màu xanh, màu đỏ,
File đính kèm:
- skkn_mot_so_bien_phap_giup_tre_24_36_thang_tuoi_nhan_biet_to.docx