SKKN Một số biện pháp giúp trẻ 24-36 tháng tuổi nhận biết phân biệt tốt ba màu cơ bản màu xanh - màu đỏ - màu vàng

Ở lứa tuổi 24- 36 tháng, trẻ khám phá thế giới xung quanh chủ yếu bằng các giác quan. Khả năng tri giác, đặc biệt là quan sát, và đặt câu hỏi, tiếp nhận kiến thức từ câu trả lời một cách nhanh nhạy là những đặc điểm phản ánh năng lực học hỏi của một đứa trẻ. Trong đó quan sát là yếu tố đầu tiên và có ảnh hưởng quan trọng đối với quá trình học hỏi, giúp trẻ phát triển chức năng thị giác ở bán cầu não trái. Việc quan sát sẽ giúp trẻ ghi nhận thông tin và có sự phân tích, đối chiếu, so sánh, tổng hợp, khái quát hóa, cụ thể hóa. Tư duy của trẻ nhờ thế sẽ được kích thích để phát triển, trẻ sẽ nhạy bén, có sự cảm nhận tinh tế với thế giới xung quanh hơn. Năng lực học hỏi cũng nhờ đó sẽ có sự tác động tích cực để không ngừng nâng cao. Màu sắc là một trong những yếu tố thu hút sự chú ý đầu tiên của trẻ. Do đó, việc giúp trẻ sớm làm quen với màu sắc là một cách hiệu quả để tăng khả năng quan sát ở trẻ. Màu sắc giúp tăng khả năng nhận biết thế giới xung quanh. Nhờ đó, trẻ tích lũy dần, có sự hiểu biết về các sự vật, hiện tượng gần gũi bằng cử chỉ, lời nói. Trẻ có thể chỉ/ nói tên hoặc lấy hoặc cất đúng đồ chơi màu đỏ/ màu vàng/ màu xanh theo yêu cầu.
doc 30 trang thuydung 08/05/2024 1320
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp giúp trẻ 24-36 tháng tuổi nhận biết phân biệt tốt ba màu cơ bản màu xanh - màu đỏ - màu vàng", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp giúp trẻ 24-36 tháng tuổi nhận biết phân biệt tốt ba màu cơ bản màu xanh - màu đỏ - màu vàng

SKKN Một số biện pháp giúp trẻ 24-36 tháng tuổi nhận biết phân biệt tốt ba màu cơ bản màu xanh - màu đỏ - màu vàng
 “Một số biện pháp giúp trẻ 24- 36 tháng tuổi nhận biết phân biệt tốt ba màu cơ bản: màu 
 xanh- màu đỏ- màu vàng”
 I. ĐẶT VẤN ĐỀ
 Mọi sự vật hiện tượng (Cây cối, trời đất,con người, động vật) đều có 
màu sắc. Màu sắc của sự vật hiện tượng sinh ra từ đâu? Câu hỏi này không ai 
trả lời được, chỉ biết rằng từ khi con người sinh ra đã thấy mọi sự vật, hiện 
tượng đều mang một màu sắc riêng biệt phong phú và đa dạng.
 Nhờ có màu sắc mà con người nhìn nhận cuộc sống, sự vật hiện tương 
thêm phong phú và đa dạng. Giả sử mọi sự vật hiện tượng chỉ có một màu duy 
nhất thì cuộc sống của con người sẽ như thế nào? liệu con người có tồn tại 
được không? Và nếu tồn tại được thì cuộc sống có còn phong phú đa 
dang?Nói như thế để khẳng định : “Màu sắc trong tự nhiên rất quan trọng đối 
với cuộc sống con người”. Màu sắc quan trọng đối với đời sống con người thì 
màu sắc lại càng quan trong hơn nữa đối với trẻ nhỏ.
 Khi mới sinh ra, trẻ chỉ nhận ra màu đen và trắng, nhưng càng lớn trẻ 
càng nhận ra nhiều màu sắc hơn. Đối với lứa tuổi nhà trẻ 24- 36 tháng, trẻ có 
thể nhận biết phân biệt được ba màu cơ bản. Đó là màu xanh, đỏ, vàng. Khi bé 
bắt đầu được học về màu sắc, một thế giới hoàn toàn mới mẻ mở ra trước mắt 
bé. Một quả táo không chỉ là quả táo mà còn là quả táo xanh, và một trái bóng 
không chỉ là quả bóng mà còn là quả bóng đen và trắng. Dó là một cuộc hành 
trình vui nhộn và thú vị với các trò chơi, đồ chơi, đồ ăn và cả sự khám phá. 
Khi thực hiện nội dung xếp hình, trẻ tiếp xúc với các đồ vật có các dạng hình 
học cơ bản như: Vuông, tròn, tam giác, chữ nhật và các biểu tượng màu sắc 
khác nhau như xanh, đỏ, vàng, trắng, đen.... Với nội dung này trẻ phải thực 
hiện nhiệm vụ nhận biết, gọi tên, phân biệt màu sắc, hình dạng. Khi đó trẻ sẽ 
được hình thành các biểu tượng về hình dạng và màu sắc qua dấu hiệu của đồ 
vật. Ban đầu là những kiến thức, kỹ năng cơ bản, theo thời gian, qua luyện tập, 
dần dần trẻ tích luỹ được kinh nghiệm và phát triển khả năng nhận thức. Thế 
giới trong mắt trẻ thơ là một thế giới sinh động, rực rỡ sắc màu và được trẻ thể 
hiện những điều trẻ muốn nói qua những “tác phẩm nghệ thuật” mang dấu ấn 
của riêng mình. Những gì trẻ miêu tả trong tranh vẽ thể hiện trí tưởng tượng 
vô cùng phong phú, đáng yêu và ngộ nghĩnh. Màu sắc, đường nét mà trẻ vẽ 
nhiều khi phi lí, trái với thực tế nhưng lại vô cùng có lí khi nghe trẻ lí giải. Ví 
dụ: trẻ vẽ những đường ngoằn nghèo sau con gà và bảo đó là con gà đang đi 
vệ sinh. Chúng ta thường có thói quen dùng màu sắc thực tế để tô màu nhưng 
với trẻ màu sắc không nhất thiết là màu xanh tô lá cây, màu nâu tô cho mặt 
đất... Giúp trẻ nhận biết, phân biệt ba màu xanh, đỏ, vàng không chỉ giúp trẻ 
nhận biết và phân biệt đúng màu sắc xanh, đỏ, vàng của các đồ dùng đồ chơi. 
Mà còn để đáp ứng nhu cầu về nhận biết về màu sắc của trẻ.
 Việc giúp trẻ nhận biết phân biệt tốt ba màu cơ bản xanh, đỏ, vàng còn là 
bước đầu giúp trẻ phát triển lĩnh vực nhận thức, là nền tảng vững chắc để sau 
 2/30 “Một số biện pháp giúp trẻ 24- 36 tháng tuổi nhận biết phân biệt tốt ba màu cơ bản: màu 
 xanh- màu đỏ- màu vàng”
 II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
 1. Cơ sở lý luận:
 Ở lứa tuổi 24- 36 tháng, trẻ khám phá thế giới xung quanh chủ yếu bằng 
các giác quan. Khả năng tri giác, đặc biệt là quan sát, và đặt câu hỏi, tiếp nhận 
kiến thức từ câu trả lời một cách nhanh nhạy là những đặc điểm phản ánh 
năng lực học hỏi của một đứa trẻ. Trong đó quan sát là yếu tố đầu tiên và có 
ảnh hưởng quan trọng đối với quá trình học hỏi, giúp trẻ phát triển chức năng 
thị giác ở bán cầu não trái. Việc quan sát sẽ giúp trẻ ghi nhận thông tin và có 
sự phân tích, đối chiếu, so sánh, tổng hợp, khái quát hóa, cụ thể hóa. Tư duy 
của trẻ nhờ thế sẽ được kích thích để phát triển, trẻ sẽ nhạy bén, có sự cảm 
nhận tinh tế với thế giới xung quanh hơn. Năng lực học hỏi cũng nhờ đó sẽ có 
sự tác động tích cực để không ngừng nâng cao. Màu sắc là một trong những 
yếu tố thu hút sự chú ý đầu tiên của trẻ. Do đó, việc giúp trẻ sớm làm quen với 
màu sắc là một cách hiệu quả để tăng khả năng quan sát ở trẻ. Màu sắc giúp 
tăng khả năng nhận biết thế giới xung quanh. Nhờ đó, trẻ tích lũy dần, có sự 
hiểu biết về các sự vật, hiện tượng gần gũi bằng cử chỉ, lời nói. Trẻ có thể chỉ/ 
nói tên hoặc lấy hoặc cất đúng đồ chơi màu đỏ/ màu vàng/ màu xanh theo yêu 
cầu.
 Trong giai đoạn giáo dục hiện nay thì lĩnh vực phát triển nhận thức cũng 
như thẩm mĩ là hai trong năm yếu tố quan trọng, cần thiết được đưa vào giáo 
dục nói chung và giáo dục cho trẻ mầm non nói riêng.
 Ở lứa tuổi 24- 36 tháng nội dung phát triển thẩm mĩ chưa đưa vào giáo 
dục trẻ. Trong khi đó trẻ 24-36 tháng tuổi lại rất thích những đồ vật mang 
màu sắc xanh, đỏ, vàng. Trẻ thường chọn những đồ dùng, đồ chơi mang 
những màu sắc đặc trưng đó để chơi nhưng trẻ lại không biết được đồ vật đó 
là màu gì chỉ biết rằng nó đẹp nên chọn để chơi. Như vậy tuy chưa đi vào dạy 
lĩnh vực phát triển thẩm mĩ cho trẻ 24- 36 tháng nhưng qua việc trẻ biết chọn 
đồ chơi có màu sắc nổi bật (Xanh, đỏ, vàng) có nghĩa là trẻ đã biết nhận ra 
“cái đẹp”. Những bài học về màu sắc không chỉ tăng khả năng nhận biết thế 
giới xung quanh mà còn giúp bước đầu hình thành biểu tượng về “cái đẹp”. 
Đây chính là nền tảng để dạy trẻ phát triển lĩnh vực thẩm mĩ ở độ tuổi tiếp 
theo.
 2. Cơ sở thực tiễn:
 Trường mầm non đã được sự quan tâm của các cấp lãnh đầu tư xây mới 
hoàn toàn. Ngôi trường khang trang 4 tầng có nhiều phòng học và các phòng 
chức năng. Với tổng số phòng 14 phòng và các phòng chức năng gồm : Phòng 
thể chất, phòng làm quen với tiếng anh, phòng kismats, phòng sinh hoạt 
chuyên môn, phòng đồ dùng đồ chơi. Cơ sở vật chất đầy đủ khang trang , hiện 
đại.
 Với tổng số giáo viên và nhân viên là 41 CBCNV.
 4/30 “Một số biện pháp giúp trẻ 24- 36 tháng tuổi nhận biết phân biệt tốt ba màu cơ bản: màu 
 xanh- màu đỏ- màu vàng”
 - Phụ huynh học sinh chủ yếu làm công việc kinh doanh, công nhân, nên 
ít có thời gian cùng trẻ nhận biêt phân biệt ba màu cơ bản. Phụ huynh chưa 
hiểu hết tầm quan trọng và sự cần thiết của việc giúp trẻ nhận biết phân biệt ba 
màu cơ bản: phụ huynh không đáp ứng nhu cầu tìm hiểu về màu sắc của trẻ cứ 
nghĩ lớn rồi biết hết, có khi phụ huynh áp đặt màu sắc cho trẻ trên các hoạt 
động,...
 3. Giải quyết vấn đề:
 3.1. Biện pháp 1: Khảo sát chất lượng học sinh đầu năm học 
 - Do đặc điểm phát triển tâm sinh lý, thể lực của trẻ không giống nhau, 
khả năng tiếp thu của trẻ không đồng đều, có trẻ tiếp thu nhanh, có trẻ tiếp thu 
chậm, có trẻ bạo dạn, có trẻ nhút nhát, thiếu tự tin nên việc nhận biết phân biệt 
ba màu cơ bản cũng không đồng đều.
 - Muốn giúp trẻ nhận biết phân biệt ba màu cơ bản có hiệu quả thì giáo 
viên cần phải nắm được đặc điểm tâm sinh lý của trẻ, đặc điểm nhận thức, khả 
năng và hình thức tiếp thu cũng như các kỹ năng của từng trẻ từ đó lên kế 
hoạch cụ thể, kịp thời bồi dưỡng, giáo dục trẻ. Trong một năm học, giáo viên 
phải kết hợp các hình thức, phương pháp tổ chức hoạt động phong phú đa 
dạng. Từ đó, cô giáo cùng kết hợp với phụ huynh có biện pháp chăm sóc giáo 
dục trẻ phù hợp giúp trẻ nhận biết phân biệt ba màu cơ bản. Khảo sát chất 
lượng trẻ đầu năm giúp tôi nắm chắc về khả năng của từng trẻ tại lớp, từ đó có 
kế hoạch giúp trẻ nhận biết phân biệt màu linh hoạt, sáng tạo, phù hợp với trẻ.
 Bảng kết quả khảo sát:
STT NỘI DUNG ĐẠT CĐ
 1 Trẻ mạnh dạn, tích cực tham gia các 19/25=76% 6/25=24%
 hoạt động nhận biết phân biệt màu 
 sắc
 2 Chỉ/nói tên hoặc lấy hoặc cất đúng đồ 17/25= 68% 8/25=32%
 chơi màu đỏ/ màu vàng/ màu xanh 
 theo yêu cầu
 3.2. Biện pháp 2: Lựa chọn, tổ chức các hoạt động phù hợp nhằm 
phát triển thể chất cho trẻ:
 - Xây dựng kế hoạch năm, kế hoạch chủ đề, kế hoạch tuần, kế hoạch 
ngày, kế hoạch hoạt động đầy đủ, theo chương trình.
 - Đưa các bài tập, trò chơi phù hợp vào trong các hoạt động.
* Đón – trả trẻ: 
 - Giờ đón trả trẻ tôi, giờ chơi tự do tôi trò chuyện gần gũi trẻ để nắm bắt 
được tâm lý của từng trẻ, khi trò chuyện tôi lấy một vài đồ chơi có màu xanh, 
đỏ, vàng để rèn cho trẻ nhận biết. Đây là thời điểm phù hợp để trò chuyện với 
trẻ đặc biệt là những trẻ có kỹ năng nhận biết phân biệt màu chưa thành thạo 
 6/30

File đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_giup_tre_24_36_thang_tuoi_nhan_biet_ph.doc