SKKN Một số biện pháp giúp trẻ 24-36 tháng tuổi nhận biết phân biệt ba màu Xanh - Đỏ - Vàng
Đối với trẻ 24-36 tháng tuổi sự nhận biết của trẻ thông qua các trò chơi, hoạt động hàng ngày, trẻ tiếp thu và lĩnh hội kiến thức một cách tự nhiên nhưng chúng ta cần dẫn dắt trẻ một cách có trình tự, có hệ thống. Chúng ta không thể bắt trẻ phải học các khái niệm toán học trừu tượng nhưng chúng ta có thể khuyến khích trẻ bằng các hoạt động khám phá bằng các thao tác trực tiếp với đồ vật, được trải nghiệm cụ thể, được nhìn, được nghe, được sờ… để tìm hiểu về kích thước, màu sắc, hình dạng và những đặc điểm khác của sự vật, đồ vật của thế giới xung quanh. Phát triển ở trẻ khả năng tri giác đồ vật một cách có mục đích, giúp trẻ nhận thức hiện thực khách quan bằng các hoạt động trực tiếp để tìm hiểu, khám phá từ đó giúp trẻ nhận biết được các thuộc tính của đồ vật, và nắm được cách sử dụng bảo quản chúng. Việc tổ chức cho trẻ nhà trẻ học và nhận biết ba màu xanh, đỏ, vàng rất quan trọng, giúp trẻ nhận biết nhằm hình thành các biểu tượng để phát triển tư duy, óc sáng tạo của trẻ , góp phần đặt nên móng đầu tiên cho trẻ. Là tiền đề phát triển cho trẻ ở các độ tuổi tiếp theo. Đây là một bước phát triển mới và có nội dung quan trọng, qua nhận biết giúp trẻ phát triển ngôn ngữ, và dần hoàn thiện ngôn ngữ cho trẻ.
Trường mầm non nơi tôi công tác thuộc vùng nông thôn, về kinh tế còn nhiều khó khăn, trình độ nhận thức của người dân còn hạn chế, môi trường gia đình và môi trường xã hội còn ít quan tâm đến việc phát triển nhận thức cho trẻ, hơn nữa phần lớn bố mẹ các cháu đều rất trẻ còn bận làm ăn nên rất ít thời gian quan tâm đến các con, nhìn chung khả năng nhận biết phân biệt màu của trẻ còn nhiều hạn chế.
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp giúp trẻ 24-36 tháng tuổi nhận biết phân biệt ba màu Xanh - Đỏ - Vàng
nghiên cứu, tìm tòi để truyền tải những nội dung cần mang đến cho trẻ sao cho trẻ cảm thấy đơn giản, gần gũi mà lại dễ hiểu. Mọi sự vật hiện tượng như cây cối, trái đất, con người, động vật đều có màu sắc. Màu sắc của sự vật hiện tượng sinh ra từ đâu? Câu hỏi này không ai trả lời được, chỉ biết rằng từ khi con người sinh ra đã thấy mọi sự vật, hiện tượng đều mang một màu sắc riêng biệt phong phú và đa dạng. Nhờ có màu sắc mà con người nhìn nhận cuộc sống, sự vật hiện tượng thường phong phú và đa dạng. Nói như vậy để khẳng định màu sắc trong tự nhiên rất quan trọng đối với cuộc sống con người và đặc biệt màu sắc lại càng quan trọng hơn nữa đối với trẻ nhỏ. Khi mới sinh ra, trẻ chỉ nhận màu đen và trắng, nhưng càng lớn lên trẻ càng nhận ra nhiều màu sắc hơn. Đối với lứa tuổi nhà trẻ 24 -36 tháng tuổi, trẻ chỉ có thể nhận biết phân biệt được ba màu cơ bản đó là màu xanh - đỏ - vàng. Chính vì thế giúp trẻ nhận biết phân biệt được tốt ba màu xanh - đỏ -vàng, nhất là với trẻ 24-36 tháng tuổi là một vấn đề tôi luôn quan tâm, suy nghĩ nhiều để tìm ra được những biện pháp tốt nhất để dạy trẻ. Vì vậy, tôi đã chọn đề tài sáng kiến kinh nghiệm: “Một số biện pháp giúp trẻ 24 - 36 tháng tuổi nhận biết phân biệt ba màu: Xanh - Đỏ - Vàng ” . 1. Cơ sở lý luận Giáo dục mầm non là bậc học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân. Mục đích chung của giáo dục mầm non là phát triển toàn diện nhân cách cho trẻ. Vì vậy, trường mầm non là mảnh đất thuận lợi nhằm tạo điều kiện cho sự nẩy nở và phát triển những trí tuệ đang còn ấp ủ trong trẻ. Trẻ nhà trẻ “học mà chơi, chơi mà học” trong khi chơi, trẻ thực sự học để lĩnh hội các khái niện ban đầu hoặc các tri thức tiền khoa học. Biết được tầm quan trọng đó, là giáo viên chúng ta cần phải coi trọng việc tạo ra môi trường giáo dục trẻ bằng những hoạt động thiết thực nhằm phát triển một cách toàn diện trên tất cả các lĩnh góp phần đặt nên móng đầu tiên cho trẻ. Là tiền đề phát triển cho trẻ ở các độ tuổi tiếp theo. Đây là một bước phát triển mới và có nội dung quan trọng, qua nhận biết giúp trẻ phát triển ngôn ngữ, và dần hoàn thiện ngôn ngữ cho trẻ. Trường mầm non nơi tôi công tác thuộc vùng nông thôn, về kinh tế còn nhiều khó khăn, trình độ nhận thức của người dân còn hạn chế, môi trường gia đình và môi trường xã hội còn ít quan tâm đến việc phát triển nhận thức cho trẻ, hơn nữa phần lớn bố mẹ các cháu đều rất trẻ còn bận làm ăn nên rất ít thời gian quan tâm đến các con, nhìn chung khả năng nhận biết phân biệt màu của trẻ còn nhiều hạn chế. II. Mục đích nghiên cứu - Cung cấp cho trẻ những kiến thức để nhận biết phân biệt ba màu: màu xanh - màu đỏ - màu vàng - Giúp cho trẻ tri giác, cảm nhận các màu sắc sự vật hiện tượng xung quanh 1 cách chính xác về tính phong phú đa dạng của màu sắc. Việc giúp trẻ sớm làm quen với màu sắc là một cách hiệu quả để tăng khả năng quan sát ở trẻ. Màu sắc giúp tăng khả năng nhận biết thế giới xung quanh. Nhờ đó, trẻ tích lũy dần, có sự hiểu biết về các sự vật, hiện tượng gần gũi bằng cử chỉ, lời nói. Trẻ có thể chỉ, nói tên, lấy hoặc cất đúng đồ vật, màu xanh, màu đỏ, màu vàng theo yêu cầu. Đây chính là nền tảng để dạy trẻ phát triển lĩnh vực thẩm mĩ ở độ tuổi tiếp theo. - Giúp giáo viên nắm được phương pháp, linh hoạt, chủ động khi dạy trẻ nhận biết phân biệt ba màu: Xanh - đỏ - vàng. 1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu : - Đối tượng: Trẻ Nhà trẻ 24 - 36 tháng, nghiên cứu hoạt động nhận biết phân biệt ba màu: Xanh - đỏ - vàng. - Phạm vi: Lớp D1 do tôi phụ trách. 2. Phương pháp nghiên cứu : - Tôi luôn ý thức được tầm quan trọng của việc hướng dẫn trẻ nhận biết phân biệt được màu xanh, đỏ, vàng mà còn mở rộng vốn hiểu biết cho trẻ về nhận biết phân biệt các đồ dùng đồ chơi khác nhau trong gia đình trẻ, quan trọng hơn là bước đầu nhen nhóm khả năng nhận biết phân biệt cho trẻ từ tuổi ấu thơ. Bản thân tôi luôn trau dồi kiến thức học hỏi kinh nghiệm đồng nghiệp để làm sao đưa ra phương pháp giảng dạy trẻ một cách tốt nhất giúp trẻ lĩnh hội được kiến thức một cách có hiệu quả nhất. - Một số phụ huynh thường xuyên trao đổi tình hình của trẻ với cô giáo. 4.2. Khó khăn: - Bộ môn nhận biết phân biệt là một môn học khó, đòi hỏi sự chính xác, khoa học nên không phải giáo viên nào cũng nắm vững phuơng pháp. - Do ảnh hưởng của dịch bệnh covid 19 trẻ nghỉ học trực tiếp, thay vào đó phải học gián tiếp qua video cô gửi bài. Việc học của trẻ chủ yếu nhờ vào phụ huynh hướng dẫn dạy con. Một số phụ huynh do bận công việc chưa dành nhiều thời gian hướng dẫn con học, hoặc việc học sẽ được ưu tiên cho các anh chị cấp một, cấp hai, dẫn đến khả năng nhận biết, tiếp thu, ghi nhớ kiến thức của trẻ bị hạn chế. - Phụ huynh hầu hết chưa quan tâm đến vấn đề nhận biết phân biệt màu sắc của con em mình. Để thực hiện đề tài có hiệu quả cao ngay từ đầu năm tôi tiến hành điều tra khả năng nhận biết của trẻ và kết quả như sau: Tranh ảnh đồ vật rất đẹp mắt và chủ yếu những đồ dùng đó đều có ba màu cơ bản xanh - đỏ - vàng để gây sự chú ý thích thú cho trẻ. Trẻ càng chú ý đến hình ảnh trực quan thì việc dạy trẻ nhận biết ba màu xanh - đỏ - vàng càng dễ dàng và hiệu quả hơn. * Thông qua tiết dạy nhận biết màu xanh – màu đỏ - màu vàng: Theo từng chủ đề, tôi lựa chọn cách sử dụng các đồ chơi, tranh ảnh, vật thật có màu xanh, hoặc màu đỏ, màu vàng để trẻ gọi tên kèm theo màu sắc. Khi cho trẻ chơi trò chơi để luyện cho trẻ phát âm tôi chọn trò chơi có hình ảnh mang màu sắc xanh - đỏ - vàng để trẻ phát âm. * Ví Dụ 1: Chủ đề trường mầm non, chủ đề nhánh là đồ chơi của bé, tôi quay video hoạt động nhận biết phân biệt màu xanh – màu đỏ Tôi cho trẻ quan sát rổ bóng có màu xanh, màu đỏ. Tôi lần lượt lấy quả bóng màu xanh, màu đỏ lăn đi lăn lại rồi hỏi trẻ: Quả bóng này màu gì? Cho trẻ phát âm quả bóng màu xanh, màu đỏ nhiều lần. - Tiếp theo tôi xếp bóng vào 2 rổ: Rổ xanh để bóng màu xanh, rổ đỏ để bóng màu đỏ, vừa xếp tôi vừa nói quả bóng màu xanh để vào rổ màu xanh, quả bóng màu đỏ để vào rổ màu đỏ. - Tôi sử dụng các đồ dùng đồ chơi có màu sắc khác nhau, các dạng kích thước to nhỏ khác nhau, để giúp trẻ nhận biết phân biệt và gây sự tập trung chú ý của trẻ. Bên cạnh đó, tôi còn lồng ghép đan xen các trò chơi gây hứng thú cho trẻ, tránh sự nhàm chán thờ ơ với đồ vật. * Ví Dụ 2: Ở chủ đề “bản thân và các mối quan hệ xã hội”. Chủ đề nhánh là “trang phục của bé”, tôi quay video bài hoạt động nhận biết: Trang phục của bé Tôi chọn hình ảnh quần áo có màu sắc cơ bản, ít họa tiết. Khi cho trẻ quan sát tôi hỏi trẻ: - Chiếc áo này màu gì? + Thuyền buồm này có màu gì? Cho trẻ phát âm thuyền buồm màu xanh nhiều lần. Từ lá cây có thể sáng tạo ra chiếc thuyền buồm, đồng hồ, con cá, con trâusẽ giúp trẻ hứng thú hơn với tiết học và từ đó khắc sâu ghi nhớ về màu sắc cho trẻ. Qua tiết tạo hình tôi chọn ba màu cơ bản xanh, đỏ, vàng cho trẻ dán, tô màu, nặn nhằm gợi hỏi trẻ về màu sắc và từ đó khắc sâu ghi nhớ về ba màu này cho trẻ. Sau một khoảng thời gian dài nghỉ học do dịch bệnh covid 19, cô giáo cùng học sinh phải dạy và học gián tiếp qua trực tuyến. Ngày 13 tháng 4 học sinh quay trở lại trường học, để nắm bắt được khả năng nhận biết màu của trẻ tôi tiến hành kiểm tra, khảo sát thực tế thông qua các hoạt động trên lớp như: Hoạt động học, hoạt động góc, hoạt động ngoài tiết học Ví dụ 4: Hoạt động chơi với đất nặn (trẻ đi học trở lại sau nghỉ dịch) - Các con thích đất nặn màu gì? - Tay con đang cầm đất nặn màu đỏ, con nặn gì nào? - Ngoài con giun màu đỏ ra con còn thích nặn con giun màu gì nữa không? - Cô thích chọn đất nặn màu vàng để nặn này * Thông qua hoạt động phát triển vận động Tôi lồng ghép tích hợp cho trẻ nhận biết phân biệt màu sắc qua các dụng cụ thể dục, qua trò chơi. Trẻ chia về các tổ, mỗi tổ một dụng cụ thể dục theo đúng màu quy định. Tổ họa mi tập với vòng màu đỏ, tổ vàng anh tập với vòng màu xanh, tổ sơn ca tập với vòng màu vàng. Cô yêu cầu trẻ lấy dụng cụ theo đúng yêu cầu của cô để tập, khi trẻ lấy dụng cụ cô gợi hỏi để cho trẻ phát âm về các màu xanh, đỏ, vàng.
File đính kèm:
- skkn_mot_so_bien_phap_giup_tre_24_36_thang_tuoi_nhan_biet_ph.docx