SKKN Một số biện pháp giúp trẻ 24-36 tháng tuổi hứng thú với hoạt động nhận biết tại Trường Mầm non Tản Lĩnh A
Trong những năm gần đây bậc học mầm non đang tiến hành đổi mới. Chương trình giáo dục mầm non trong đó đặc biệt coi trọng việc tổ chức các hoạt động phù hợp với cá nhân trẻ, khuyến khích trẻ hoạt động một cách chủ động tích cực, hồn nhiên vui tươi để trẻ phát triển một cách tốt nhất. Đồng thời tạo cho giáo viên phát huy khả năng sáng tạo trong việc lựa chọn và tổ chức các hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ một cách linh hoạt thực hiện phương châm: “Học mà chơi – chơi mà học”. Đáp ứng mục tiêu phát triển của trẻ một cách toàn diện về mọi mặt.
Trong quá trình phát triển toàn diện nhân cách cho trẻ, hoạt động nhận biết là một hoạt động vô cùng quan trọng và cần thiết góp phần vào việc hình thành phát triển nhận thức về thế giới xung quanh. Thông qua hoạt động nhận biết trẻ được tìm hiểu về các sự vật, hiện tượng, mọi người, mọi vật xung quanh, thúc đẩy sự phát triển trí tuệ của trẻ. Đó là khả năng chú ý, ghi nhớ có chủ định, khả năng tư duy, biết vận dụng hoạt động nhận biết vào trong cuộc sống. Hoạt động nhận biết là hoạt động vô cùng quan trọng trong việc cung cấp từ mới về sự vật hiện tượng xung quanh trẻ, phát triển nhận thức của trẻ từ đó trẻ mới có những kinh nghiệm, trải nghiệm tốt cho bản thân.
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp giúp trẻ 24-36 tháng tuổi hứng thú với hoạt động nhận biết tại Trường Mầm non Tản Lĩnh A
2/23 MỤC LỤC DANH MỤC TRANG PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lý do chọn đề tài 1.1. Cơ sở lý luận 1.2. Cơ sở thực tiễn 2. Mục đích nghiên cứu 3. Đối tượng nghiên cứu 4. Phương pháp nghiên cứu 5. Phạm vi, kế hoạch nghiên cứu PHẦN II: NHỮNG BIỆN PHÁP ĐỔI MỚI VÀ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 1. Cơ sở lý luận 2. Thực trạng của vấn đề 2.1. Thuận lợi 2.2. Khó khăn 2.3. Số liệu khảo sát đầu năm 3. Các biện pháp thực hiện 3.1. Biện pháp 1: Xây dựng môi trường lấy trẻ làm trung tâm, phù hợp với trẻ. 3.2. Biện pháp 2: Sử dụng đồ dùng trực quan và cho trẻ quan sát, trải nghiệm với đồ vật thật 3.3. Biện pháp 3: Tổ chức dạy trẻ nhận biết mọi lúc mọi nơi 3.4. Biện pháp 4: Làm tốt công tác tuyên truyền phối kết hợp giữa phụ huynh và giáo viên. 4. Kết quả sau khi thực hiện đề tài Phần III: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Bài học kinh nghiệm 2. Kết luận và khuyến nghị 2.1. Kết luận 2.2. Khuyến nghị Phần IV: PHỤ LỤC ẢNH 4/23 xem hơn là việc tổ chức cho trẻ được hoạt động, trải nghiệm, cô nói là chủ yếu, lớp học thụ động bị cuốn theo các hiệu ứng trên màn hình làm loãng đi trọng tâm của bài học, hiệu quả đạt được không cao, hình thức tổ chức đại trà, các hoạt động cho trẻ khám phá, trải nghiệm chưa phong phú và đa dạng, giáo viên chưa tận dụng triệt để môi trường tự nhiên, sẵn có để dạy trẻ, hệ thống câu hỏi chưa kích thích trẻ hứng thú, tích cực hoạt động. Hơn nữa trẻ 24-36 tháng còn nhỏ trẻ nhận biết các sự vật, con vật, thế giới xung quanh một cách chưa rõ ràng, chính xác. Đặc điểm phát triển tâm sinh lý của mỗi trẻ lại khác nhau. Tôi thấy trẻ nhận biết phân biệt, gọi tên, đặc điểm của các đồ vật, đồ chơi, con vật, màu sắc còn chưa tốt vẫn bị nhầm lẫn, nhất là về hình dạng, màu sắc, xác định vị trí không gian, kỹ năng nhận biết phân biệt các đối tượng còn chậm, lúng túng, chưa thành thạo, các giờ học nhận biết phân biệt và các trò chơi chưa thu hút được nhiều trẻ tham gia hoạt động Điều này dẫn đến đa số trẻ còn thụ động khi tiếp thu kiến thức, trẻ chưa bộc lộ rõ tính ham hiểu biết, chưa mạnh dạn tự tin trong các hoạt động, trẻ chưa hứng thú với hoạt động nhận biết. Cho nên tôi đã lựa chọn đề tài “Một số biện pháp giúp trẻ 24 - 36 tháng tuổi hứng thú với hoạt động nhận biết”. 2. Mục đích nghiên cứu Để nâng cao chuyên môn nghiệp vụ trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ nói chung và trong hoạt động nhận biết cho trẻ 24-36 tháng nói riêng và tích cực trong việc đổi mới hính thức tổ chức hoạt động nhận biết cho trẻ 24-36 tháng. Đưa ra các biện pháp hữu hiệu giúp trẻ 24-36 tháng hứng thú với hoạt động nhận biết. 3. Đối tượng nghiên cứu: Trẻ nhà trẻ 24 – 36 tháng tuổi Số lượng trẻ: 19 trẻ 4. Phương pháp nghiên cứu: - Phương pháp quan sát, dung lời nói. - Phương pháp khảo sát trên trẻ. - Phương pháp thực hành, trải nghiệm. - Phương pháp sử dụng số liệu thống kê. 5. Phạm vi, kế hoạch nghiên cứu: - Phạm vi: Đề tài được thực hiện tại lớp 24 – 36 tháng tuổi D3 trường mầm non nơi tôi công tác - Kế hoạch nghiên cứu: Từ tháng 9 năm 2022 đến tháng 3 năm 2023. Củng cố và thực hiện trong những năm học tiếp theo. 6/23 Hơn nữa việc tổ chức hoạt động nhận biết của giáo viên còn chưa linh hoạt, chưa lấy trẻ làm trung tâm mà vẫn dạy theo phương pháp truyền thống, hình thức tổ chức đại trà, phần lớn trẻ ngồi hình chữ u, ngồi trước mặt cô, cô nói nhiều, trẻ được nói rất ít, trẻ chưa thực sự được hoạt động trải nghiệm, đồ dùng học liệu đơn giản, sơ sài nên chưa kích thích được sự tò mò, muốn khám phá của trẻ. Từ những điều đó nên tôi luôn suy nghĩ làm thế nào để tổ chức linh hoạt hoạt động học tập và vui chơi, giúp trẻ hứng thú và tiếp thu bài học một cách tốt nhất. Vì vậy tôi đã lựa chọn đề tài “Một số biện pháp giúp trẻ 24 - 36 tháng tuổi hứng thú với hoạt động nhận biết”. Trong quá trình giảng dạy tôi đã gặp một số thuận lợi và khó khăn sau : 2.1: Thuận lợi - Ban giám hiệu nhà trường luôn quan tâm đến việc nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ và tạo mọi điều kiện để giáo viên thực hiện tốt nhiệm vụ. - Ban giám hiệu và tổ chuyên môn tổ chức cho 100 % giáo viên được tiếp thu các chuyên đề do phòng giáo dục huyện tổ chức, chuyên đề của trường, dự giờ đồng nghiệp, tạo điều kiện cho giáo viên được học tập, củng cố kiến thức chuyên môn nghiệp vụ. - Hai giáo viên trong lớp có tinh thần đoàn kết, có sự phối hợp nhau trong công tác chăm sóc và giáo dục trẻ. - Trẻ đi học đầy đủ, đảm bảo tỷ lệ chuyên cần. 2.2: Khó khăn - Đồ chơi tự tạo của trẻ chưa nhiều, chưa đa dạng và phong phú về thể loại. - Ngôn ngữ của trẻ chưa phát triển đồng đều, một số trẻ ở đầu độ tuổi còn nói ngọng, khả năng nhận thức chậm, sử dụng từ chưa chính xác. - Trẻ còn nhỏ, mới đến lớp nên còn quấy khóc. - Một số phụ huynh coi nhẹ tầm quan trọng của việc cung cấp kiến thức cho trẻ nhất là trẻ lứa tuổi nhà trẻ. * Số liệu khảo sát đầu năm Năm học 2022 - 2023 tôi đã thực hiện đề tài này tại nhóm trẻ 24 – 36 tháng tuổi D3 với số trẻ là 19 cháu. Qua khảo sát đầu năm, tôi thấy chất lượng hoạt động nhận biết còn rất thấp thể hiện: 8/23 Tôi thay đổi đồ dùng thường xuyên và trang trí lớp cũng như các góc để cung cấp thêm hình ảnh phong phú cũng như khung cảnh lớp luôn mới với trẻ và nhất là khi trẻ thấy được tranh ảnh này trẻ được nhận biết ở mọi lúc, mọi nơi. Đồ dùng, đồ chơi của trẻ được để trên các kệ, giá vừa tầm thuận tiện để trẻ dễ thấy, dễ lấy và dễ cất. Hình ảnh 1, 2: Xây dựng môi trường lớp học Bằng các nguyên vật liệu đã tìm được và được phụ huynh ủng hộ tôi cùng các đồng nghiệp tại lớp thường xuyên làm đồ dùng, đồ chơi, học liệu phục vụ cho hoạt động nhận biết:, với mỗi đồ dùng tôi thường tính đến tính an toàn, thẩm mỹ và hiệu quả sử dụng của đồ dùng đó sao cho đồ dùng dạy học kích thích được sự tò mò, hứng thú hoạt động của trẻ, tăng khả năng khám phá của việc học tập của trẻ 24 - 36 tháng. Đồ dùng, đồ chơi mà tôi làm đa dạng về hình khối, chủng loại, màu sắc hấp dẫn, có thể dễ dàng di chuyển, đảm bảo kích cỡ phù hợp với trẻ 24 - 36 tháng, hợp vệ sinh, không độc hại và an toàn đối với trẻ. Tôi cũng quan tâm đến việc xây dựng góc trọng tâm cho trẻ hoạt động. Hàng tuần tôi thay đổi góc trọng tâm, tại góc trọng tâm này tôi quan tâm đến trẻ nhiều hơn nhằm củng cố những kiến thức cũng như kỹ năng của trẻ. Ví dụ: Tuần 1: Góc trọng tâm là góc bé chơi với hình và màu: Trẻ được ghép hình, sao chép hình rỗng để nhận biết các hình, các màu đỏ, xanh, vàng. Tuần 2: Góc trọng tâm là góc hoạt động với đồ vật: Trẻ được xâu vòng để nhận biết các màu đỏ, xanh, vàng. Tuần 3: Góc trọng tâm là góc vận động: Trẻ được chơi với các dụng cụ âm nhạc theo màu để nhận biết các màu đỏ, xanh, vàng. Tuần 3: Góc trọng tâm là góc bế em: Trẻ được tập cho em ăn, ru em ngủ. Hình ảnh 3, 4, 5,6: Trẻ chơi ở các góc * Xây dựng môi trường ngoài lớp học: Môi trường ngoài lớp học là yếu tố góp phần tích cực trong các hoạt động nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục toàn diện trẻ. Xây dựng môi trường ngoài lớp học phù hợp, an toàn, sạch đẹp, hấp dẫn sẽ tạo cơ hội cho trẻ hoạt động, đáp ứng nhu cầu chơi của trẻ. Tại góc thiên nhiên từ những chậu hoa phụ huynh ủng hộ, hàng ngày các con được quan sát các loại hoa, cây cảnh qua đó trẻ vừa phát triển ngôn ngữ nhận biết màu sắc của các loại hoa Hình ảnh 7: Môi trường thiên nhiên 10/23 hoạt động, cho trẻ xem các hình ảnh có nội dung liên quan đến hoạt động, sử dụng mô hình sinh động, hấp dẫn, mới lạ, sử dụng đồng dao, câu đố, làm tiếng động, tiếng kêu, sử dụng trò chơi, hay cho trẻ sử dụng mũ, tạo tình huống bất ngờ như cô tiên xuất hiện, chú hề làm xiếc để nhằm thu hút, gây sự tập trung của trẻ vào cô. Ví dụ: Hoạt động nhận biết hình tròn, hình vuông tôi gây hứng thú cho trẻ bằng cách tạo tình huống chú hề xuất hiện và biểu diễn xiếc với hình tròn cho trẻ quan sát, trẻ hào hứng reo hò và vỗ tay theo nhạc. Ví dụ: Hoạt động nhận biết con gà trống. Với hoạt động này để gây hứng thú hướng dẫn trẻ tập trung vào giờ học khi trẻ đang vui chơi trò chuyện cô đứng vào giữa lớp hai tay làm động tác (gà gáy ò ó o) dù trẻ đang chơi khi nghe thấy đều tập trung chú ý vào cô. Cô nói các con có biết cô vừa bắt chước tiếng gáy của con gì không (con gà trống)? Con gà trống gáy thế nào? (òóo). Ví dụ: Khi cho trẻ nhận biết ô tô, tôi sử dụng mô hình sa bàn giao thông, trong đó nổi bật lên chiếc ô tô con. * Phương pháp, hình thức tổ chức: Tôi gây hứng thú cho trẻ bằng cách tạo yếu tố bất ngờ để kích thích tính tò mò, thích khám phá như hình thức: tặng quà, mở quà, chiếc túi kỳ diệu, Ví dụ: Hoạt động nhận biết đồ chơi búp bê. Tôi gây hứng thú cho trẻ bằng cách tặng quà cho trẻ. Trong hộp quà có bạn búp bê xinh đẹp. Cho trẻ tự lên mở quà, bên trong có bạn búp bê để trẻ khám phá + Tôi dành thời gian cho trẻ quan sát, xem xét, sử dụng câu hỏi gợi mở, câu hỏi kích thích trẻ tư duy nhằm dẫn dắt trẻ suy nghĩ và giúp trẻ nói lên được về những gì trẻ đang nhìn thấy, tôi gợi ý cho trẻ chia sẻ, bày tỏ ý kiến của mình để tìm hiểu, khám phá đối tượng. Ví dụ: Hoạt động nhận biết củ cà rốt – củ su hào. Tôi gây hứng thú cho trẻ bằng cách chơi “Cái túi kỳ diệu”. Cho trẻ lên thò tay vào túi để sờ vào túi, dùng tay sờ, cảm nhận và đoán xem đó là gì? Từ đó kích thích sự tò mò của trẻ. + Tôi cho trẻ quan sát vật thật để trẻ được nhìn, sờ, ngửi, Ví dụ: Hoạt động nhận biết quả bưởi. Tôi cho trẻ nhìn, quan sát quả bưởi, cho trẻ sờ vào vỏ bưởi để cảm nhận vỏ bưởi nhẵn, tôi còn cho trẻ nếm bưởi để trẻ cảm nhận khi ăn bưởi có vị ngọt, thông qua hoạt động này trẻ sẽ nhớ lâu hơn và có thể nhận biết được màu sắc, mùi vị của từng loại quả một cách nhanh chóng, chính xác. Tôi thấy trẻ lớp rất hứng thú. Hình ảnh 8: Dạy trẻ nhận biết bằng vật thật
File đính kèm:
- skkn_mot_so_bien_phap_giup_tre_24_36_thang_tuoi_hung_thu_voi.docx