SKKN Một số biện pháp giúp trẻ 24-36 tháng tuổi hứng thú, tích cực tham gia hoạt động Âm nhạc tại Trường mầm non A Vạn Phúc
Âm nhạc trong trường mầm non có ảnh hưởng tốt đến văn hóa trong hành vi của trẻ. Cảm thụ âm nhạc gắn bó chặt chẽ với sự phát triển trí tuệ đòi hỏi trẻ phải chú ý, quan sát và nhạy bén khi trẻ tập trung nghe nhạc, so sánh âm thanh tiến hành theo các hướng khác nhau, làm quen với ý nghĩa biểu cảm của âm nhạc, ghi nhớ đặc điểm tính chất tượng hình âm nhạc. Âm nhạc được coi là kỹ năng tốt nhất để phát triển tai nghe âm nhạc. Giáo dục âm nhạc trong trường mầm non là hoạt động nghệ thuật có tác dụng giáo dục thẩm mỹ ngoài ra nó còn giúp trẻ phát triển trí tuệ, giúp trẻ có khả năng trải nghiệm những cảm xúc trong quá trình cảm thụ và thể hiện âm nhạc. Âm nhạc còn giúp trẻ phát triển ngôn ngữ, phát triển tai nghe và khả năng phát triển cảm xúc. Đồng thời âm nhạc cũng dẫn dắt trẻ đến với những hiện tượng sống động của đời sống, giúp trẻ hình thành sự liên tưởng. Âm nhạc là một phương tiện kỳ diệu và tế nhị nhất để truyền đạt lời kêu gọi của những cái tốt đẹp và nhân đạo. Nó dẫn dắt trẻ vào thế giới của điều thiện, tạo ra sự đồng cảm và là một phương tiện bồi dưỡng năng lực sáng tạo của trí tuệ mà không một phương tiện nào sánh được. Âm nhạc là phương tiện phát triển năng lực thẩm mĩ, đạo đức, trí tuệ, thể chất cho trẻ, tạo tiền đề cho sự phát triển toàn diện nhân cách. Như vậy, phát huy tính tích cực của trẻ trong hoạt động âm nhạc là nhiệm vụ cần thiết giúp trẻ lĩnh hội kĩ năng giáo dục cũng như hình thành tính mạnh dạn trong cuộc sống.
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp giúp trẻ 24-36 tháng tuổi hứng thú, tích cực tham gia hoạt động Âm nhạc tại Trường mầm non A Vạn Phúc", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp giúp trẻ 24-36 tháng tuổi hứng thú, tích cực tham gia hoạt động Âm nhạc tại Trường mầm non A Vạn Phúc
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ Âm nhạc là một loại hình nghệ thuật xuất hiện sớm trong lịch sử loài người, nó gắn bó mật thiết với cuộc sống và có sức hấp dẫn với mọi lứa tuổi. Đối với trẻ thơ, âm nhạc là nguồn sữa nuôi dưỡng thế giới tinh thần và có vai trò quan trọng trong giai đoạn ở trường mầm non. Âm nhạc là một nghệ thuật có sức lôi cuốn mạnh mẽ nhất, nó tạo ra cảm xúc, khơi gợi ở trẻ tất cả những cái đẹp đẽ, tốt lành và có sức thuyết phục mạnh mẽ, đồng thời phê phán nhẹ nhàng những cái xấu tạo nên trạng thái tâm hồn trẻ thanh thản, khoan khoái. Và âm nhạc còn là phương tiện giúp trẻ nhận thức thế giới xung quanh, phát triển lời nói, quan hệ giao tiếp, trao đổi tình cảm. Trong chương trình giáo dục mầm non, hoạt động giáo dục âm nhạc thuộc lĩnh vực phát triển thẩm mĩ là một hoạt động hết sức gần gũi với trẻ, được trẻ yêu thích, là nguồn cảm hứng mạnh mẽ để trẻ cảm thụ nghệ thuật. Nó còn là phương tiện hữu hiệu cho việc tổ chức các hoạt động giáo dục ở trường. Chính vì vậy, việc phát triển thẩm mĩ, cảm xúc, kỹ năng âm nhạc cho trẻ được giáo viên mầm non rất quan tâm. Là một giáo viên mầm non phụ trách nhóm trẻ 24 – 36 tháng, tôi nhận thấy vẫn còn một số giáo viên chưa biết vận dụng những biện pháp linh hoạt, sáng tạo vào trong quá trình dạy trẻ đặc biệt là chưa biết thu hút sự tập trung chú ý, sự tích cực tham gia vào các hoạt động âm nhạc nên chưa rèn luyện được kỹ năng, tạo cảm xúc, hứng thú tham gia vào hoạt động âm nhạc cho trẻ dẫn tới hiệu quả chưa cao. Đứng trước vấn đề trên, tôi nghĩ rằng nếu tình trạng trên cứ diễn ra lâu dài sẽ ảnh hưởng đến chất lượng học, ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện cho trẻ, đặc biệt trẻ ở lứa tuổi nhà trẻ. Bởi vì, đó là những năm đầu tiên để trẻ nắm được những kĩ năng trong hoạt động âm nhạc, trẻ bắt đầu hình thành những cảm xúc trong âm nhạc. Chính vì vậy, tôi đã mạnh dạn chọn đề tài: “Một số biện pháp giúp trẻ 24-36 tháng tuổi hứng thú, tích cực tham gia hoạt động âm nhạc” làm đề tài sáng kiến kinh nghiệm của tôi trong năm học 2019 – 2020. * Đối tượng nghiên cứu: Lứa tuổi nhà trẻ 24-36 tháng trong trường mầm non. * Phạm vi nghiên cứu: Một số biện pháp giúp trẻ 24-36 tháng tuổi hứng thú, tích cực tham gia hoạt động âm nhạc. Biện pháp này có thể áp dụng được đối với trẻ trong các trường mầm non. * Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 8/2019 - tháng 4/2020. * Khảo sát trẻ thông qua hoạt động âm nhạc tại trường mầm non A Vạn Phúc: ( Bảng khảo sát chi tiết về khả năng của trẻ: Bảng 1-2 sau phụ lục) - Tổng số có 32 trẻ trong đó có: + 15 cháu nam + 17 cháu nữ Ngay từ đầu năm học, tôi đã tiến hành tìm hiểu đặc điểm, cũng như tính cách, nhận thức của từng trẻ để có kế hoạch kết hợp cùng gia đình giúp trẻ hứng thú phát huy tính tích cực khi tham gia hoạt động âm nhạc. Trong quá trình thực hiện, tôi đã gặp phải những thuận lợi và khó khăn sau: 2.2. Thuận lợi: * Cơ sở vật chất: - Được sự quan tâm của UBND Huyện, Phòng giáo dục và Ban giám hiệu nhà trường đã trang bị đầy đủ các thiết bị cho việc chăm sóc, giáo dục trẻ. - Lớp học thoáng mát, luôn sạch sẽ, gọn gàng, khu vệ sinh cho trẻ luôn khô ráo, có nguồn nước sạch cho trẻ sinh hoạt. * Giáo viên: - Bản thân tôi là một giáo viên luôn yêu nghề, mến trẻ, có ý thức tự học hỏi nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ. - Đồng nghiệp được phân công cùng lớp là 2 giáo viên đều có kinh nghiệm đứng lớp với trình độ chuyên môn vững vàng luôn yêu nghề, mến trẻ, luôn phối hợp với tôi nhịp nhàng trong việc chăm sóc, giáo dục trẻ. * Phụ huynh và học sinh - Đa số phụ huynh rất tin tưởng và nhiệt tình giúp đỡ, có tinh thần phối hợp với giáo viên trong việc chăm sóc và giáo dục trẻ. - Các cháu chăm ngoan, lễ phép, một số trẻ mạnh dạn thích được tham gia vào các hoạt động. 2.3. Khó khăn: Bên cạnh những thuận lợi trên, tôi cũng gặp phải một số khó khăn sau: - Giáo viên còn hạn chế trong việc sử dụng, kết hợp các dụng cụ âm nhạc cho hoạt động giáo dục âm nhạc của mình. - Giáo viên chưa chú ý nhiều đến việc tạo hứng thú, phát huy tính chủ động tích cực của trẻ trong các hoạt động âm nhạc cho trẻ. - Phần đông phụ huynh làm nông nghiệp có mức thu nhập thấp nên chưa thực sự quan tâm đến việc học tập của trẻ ở lứa tuổi này. - Một số trẻ rụt rè, nhút nhát, thiếu sự tự tin mạnh dạn khi tham gia hoạt động âm nhạc. Qua học tập sư phạm ở trường và qua công tác bồi dưỡng chuyên môn, tôi thấy được vai trò ý nghĩa của hoạt động âm nhạc đối với trẻ 24- 36 tháng tuổi nên tôi luôn suy nghĩ và tìm ra những biện pháp tích cực để giúp trẻ. 3.2. Biện pháp 2: Lựa chọn bài dạy hát, nghe hát, trò chơi phù hợp lứa tuổi. Đối với giáo dục âm nhạc, cho trẻ tiếp cận nội dung và hình thức hoạt động từ đơn giản, dễ rồi khó dần trên nền những kiến thức đã biết. Ở độ tuổi nhà trẻ, giáo viên chủ yếu dạy cho trẻ những bài hát đơn giản dễ thuộc, cho trẻ nghe hát, nghe nhạc (sau đây sẽ gọi chung là nghe nhạc).Việc áp dụng các hình thức nghe nhạc phong phú sẽ giúp trẻ làm quen dần và yêu thích âm nhạc hơn. So với việc chọn bài để dạy trẻ hát thì chọn bài cho trẻ nghe có phạm vi rộng rãi hơn. Và tôi cũng mạnh dạn chọn cho trẻ nghe một số bài hát tiếng anh gần gũi với sở thích và năng lực cảm thụ âm nhạc của trẻ. Tổ chức trò chơi âm nhạc không những giúp trẻ cảm nhận về âm thanh âm nhạc tốt hơn, mà nó còn giúp trẻ phát triển trên nhiều lĩnh vực khác nữa. Lúc tham gia chơi, trẻ được hòa vào với không khí chung của nhóm, lớp, được vận động, sáng tạo Tôi đã lựa chọn và sưu tầm các bài hát trên mạng, trên sách báo chủ yếu lựa chọn cho trẻ các bài hát đơn giản, ngắn gọn mô tả những đồ dùng, vật dụng, môi trường gần gũi với trẻ, những hành động phù hợp với lứa tuổi của trẻ.Về lời ca: các bài hát có nội dung theo các chủ đề giáo dục. Ngôn ngữ bài hát phải đơn giản, dễ hiểu chọn những bài hát có một lời. Về âm nhạc: cần có hình tượng rõ ràng lời ca trong sáng, gần gũi với trẻ. Âm điệu và nhịp điệu dễ nhớ, dễ hát. Đối với trẻ 24-36 tháng, những bài hát cho trẻ nghe, tôi thường chọn những bài hát về người thân, các bài dân ca quen thuộc, các bài hát mẫu giáo. * Ví dụ: Khi cho trẻ hát bài “ Ông già noel” ở chủ đề những con vật đáng yêu, tôi đã tạo hứng thú cho trẻ bằng cách đóng giả làm ông già noel để đi phát quà cho trẻ em, hoặc đối với hoạt động nghe hát ở chủ đề tết và mùa xuân bài “ Hoa thơm bướm lượn” tôi có thể hát kết hợp múa minh họa động tác, hoặc sáng tác thay đổi lời bài hát, hoặc hát kết hợp với sử dụng dụng cụ âm nhạc như: song loan, phách tre. Chén uống nước. Đối với trò chơi “tai ai tinh” chủ đề cây và những bông hoa đẹp: Tôi đã cho xuất hiện trên màn hình có hình ảnh 2 loại quả, trẻ thích quả nào sẽ chọn quả đó, đằng sau mỗi loại quả là âm thanh của 1 nhạc cụ âm nhạc, trẻ phải đoán tên nhạc cụ đó, đoán đúng trẻ lên lấy nhạc cụ và gõ theo yêu cầu của cô. * Kết quả: Tôi đã tìm ra các bài dạy hát, bài nghe hát, trò chơi phù hợp với trẻ và phù hợp theo từng chủ đề. ( Bảng dự kiến phiên chế sau phần phụ lục). Và tiến hành dạy trẻ trong các tiết học đạt kết quả cao, mang lại hứng thú cho trẻ. Đối với những bài dạy, trẻ hát một cách thích thú, tự nhiên. Trẻ hát thuộc lời các bài hát, biết nghe nhạc dạo và bắt vào giai điệu. Trẻ biết hát cùng nhau bắt đầu và kết thúc bài hát. Qua đó, trẻ còn có thể vừa hát vừa kết hợp với vận động nhịp nhàng theo giai điệu của bài hát cùng với các dụng cụ âm nhạc. Trẻ làm + Câu 1: “ Con gà trống có cái mào đỏ”: Đứng tự nhiên 2 tay đung đưa theo người, nhẹ nhàng đưa 1 tay lên trán làm mào gà và nhún nhẹ. + Câu 2: “ Chân có cựa”: Bước 1 chân lên trước và chống gót xuống. + Câu 3: “ Gà trống gáy ò ó o”: Hai tay giơ lên miệng giả làm tiếng gà gáy. - VĐ lần 3: Khuyến khích trẻ vận động cùng cô. * Dạy trẻ vận động: - Cho cả lớp vận động bài hát 2 lần: + Lần 1: Trẻ đứng tại chỗ. + Lần 2: Trẻ thay đổi đội hình làm 3 hàng ngang đứng so le nhau - Cho tổ vận động: 3 tổ lần lượt lên sân khấu vận động. Cô chú ý sửa sai cho trẻ, khuyến khích, động viên trẻ, hướng trẻ vận động như đang biểu diễn văn nghệ. - Cho nhóm bạn trai, nhóm bạn gái, kết hợp giao lưu giữa các bạn trai, các bạn gái trong lớp vận động bài hát. Cô chú ý sửa sai cho trẻ, khuyến khích, động viên trẻ sau mỗi lần vận động, hướng trẻ vận động như đang biểu diễn văn nghệ. - Mời cá nhân trẻ vận động.( Cô chú ý sửa sai cho trẻ, khuyến khích, động viên nhiều cá nhân trẻ vận động). - Cô cho cả lớp vận động lại bài hát 1 lần.( Cả lớp lên sân khấu biểu diễn). * Nghe hát: “Gà gáy”. Dân ca Cống Dao. Cô giới thiệu tên bài hát, tên tác giả. - Cô hát lần 1: Kết hợp dùng dụng cụ âm nhạc.( Chén uống nước) + Hỏi trẻ tên bài hát, tên tác giả? - Cô hát lần 2: Kết hợp vận động minh họa. - Cô hát lần 3: Cô bật băng đài cho trẻ nghe. Khuyến khích trẻ hưởng ứng theo lời bài hát. 3. Kết thúc: Cô nhận xét, động viên trẻ. * Ví dụ 2: Đề tài: - Dạy hát: Em tập lái ô tô – Nguyễn Văn Tý (Nội dung trọng tâm) - Trò chơi: Bánh xe âm nhạc. (Nội dung kết hợp) Tôi đã tiến hành như sau: 1. Ổn định tổ chức: Cho trẻ xem hình ảnh của các phương tiện giao thông và cho trẻ làm tiếng kêu các phương tiện giao thông đó. 2. Phương pháp và hình thức tổ chức *Trò chơi: Bánh xe âm nhạc: - Cho trẻ nghe âm thanh các phương tiện giao thông. - Hỏi trẻ tên trò chơi, cách chơi trò chơi đó.
File đính kèm:
- skkn_mot_so_bien_phap_giup_tre_24_36_thang_tuoi_hung_thu_tic.docx