SKKN Một số biện pháp giúp trẻ 24-36 tháng tuổi hứng thú, tích cực tham gia hoạt động Âm nhạc
Âm nhạc là một loại hình nghệ thuật xuất hiện sớm trong lịch sử loài người, nó gắn bó mật thiết với cuộc sống và có sức hấp dẫn với mọi lứa tuổi. Đối với trẻ thơ, âm nhạc là nguồn sữa nuôi dưỡng thế giới tinh thần và có vai trò quan trọng trong giai đoạn ở trường mầm non. Âm nhạc là một nghệ thuật có sức lôi cuốn mạnh mẽ nhất, nó tạo ra cảm xúc, khơi gợi ở trẻ tất cả những cái đẹp đẽ, tốt lành và có sức thuyết phục mạnh mẽ, đồng thời phê phán nhẹ nhàng những cái xấu tạo nên trạng thái tâm hồn trẻ thanh thản, khoan khoái. Bên cạnh đó âm nhạc còn là phương tiện giúp trẻ nhận thức thế giới xung quanh, phát triển lời nói, quan hệ giao tiếp, trao đổi tình cảm.
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp giúp trẻ 24-36 tháng tuổi hứng thú, tích cực tham gia hoạt động Âm nhạc", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp giúp trẻ 24-36 tháng tuổi hứng thú, tích cực tham gia hoạt động Âm nhạc
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ĐƠN ĐỀ NGHỊ CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN Kính gửi: Hội đồng Khoa học, sáng kiến và Công nghệ quận Hoàn Kiếm Tên tôi là: Trần Thị Minh Mẫn Chức danh: Giáo viên Đơn vị công tác: Trường Mầm non Tuổi Hoa Điện thoại: 0345215528 Email: Tôi làm đơn này trân trọng kính đề nghị Hội đồng Khoa học, sáng kiến và Công nghệ quận Hoàn Kiếm xem xét và công nhận sáng kiến cấp Quận đối với sáng kiến do tôi làm tác giả, sau đây: Tên sáng kiến: Một số biện pháp giúp trẻ 24-36 tháng tuổi hứng thú, tích cực tham gia hoạt động âm nhạc. (Có Báo cáo kết quả nghiên cứu, ứng dụng sáng kiến và Biên bản chấm của đơn vị, kèm theo) Tôi xin cam đoan mọi thông tin nêu trong đơn là trung thực, đúng sự thật, không xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của người khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về thông tin đã nêu trong đơn. Hoàn Kiếm, ngày 08 tháng04 năm 2022 Người nộp đơn (Ký và ghi rõ họ tên) Trần Thị Minh Mẫn nguồn cảm hứng mạnh mẽ để trẻ cảm thụ nghệ thuật. Nó còn là phương tiện hữu hiệu cho việc tổ chức các hoạt động giáo dục ở trường. Chính vì vậy, việc phát triển thẩm mĩ, cảm xúc, kỹ năng âm nhạc cho trẻ được giáo viên mầm non rất quan tâm. Là một giáo viên mầm non phụ trách nhóm trẻ 24 - 36 tháng, tôi nhận thấy vẫn còn một số giáo viên chưa biết vận dụng những biện pháp linh hoạt, sáng tạo vào trong quá trình dạy trẻ đặc biệt là chưa biết thu hút sự tập trung chú ý, sự tích cực tham gia vào các hoạt động âm nhạc nên chưa rèn luyện được kỹ năng, tạo cảm xúc, hứng thú tham gia vào hoạt động âm nhạc cho trẻ dẫn tới hiệu quả chưa cao. Đứng trước vấn đề trên, tôi nghĩ rằng nếu tình trạng trên cứ diễn ra lâu dài sẽ ảnh hưởng đến chất lượng học, ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện cho trẻ, đặc biệt trẻ ở lứa tuổi nhà trẻ. Bởi vì, đó là những năm đầu tiên để trẻ nắm được những kĩ năng trong hoạt động âm nhạc, trẻ bắt đầu hình thành những cảm xúc trong âm nhạc. Chính vì vậy, tôi đã mạnh dạn chọn đề tài: “Một số biện pháp giúp trẻ 24-36 tháng tuổi hứng thú, tích cực tham gia hoạt động âm nhạc” làm đề tài sáng kiến kinh nghiệm của mình trong năm học 2021 - 2022. - Nội dung đề tài: Các biện pháp đã tiến hành : *Biện pháp 1: Tạo môi trường cho trẻ hứng thú, tích cực tham gia hoạt động âm nhạc. Ngay từ đầu năm học căn cứ theo nhiệm vụ năm học của Phòng Giáo dục và Đào tạo quận Hoàn Kiếm và của nhà trường, bản thân tôi đã xây dựng kế hoạch nhiệm vụ chăm sóc giáo dục trẻ trong đó chú trọng nội dung giáo dục âm nhạc nhằm phát triển một cách toàn diện cho trẻ, từng tháng phù hợp với lứa tuổi, tình hình thực tế của lớp và của trẻ. - Môi trường thân thiện và thẩm mĩ sẽ gây hứng thú cho trẻ và góp phần hình thành mối quan hệ thân thiện, tự tin giữa giáo viên với trẻ và giữa trẻ với trẻ. Nhận thức được điều đó tôi đã trao đổi thống nhất với giáo viên trong lớp về kế hoạch, biện pháp trang trí sắp xếp tạo môi trường, các góc hoạt động trong lớp phù hợp với diện tích cũng như các đồ dùng đồ chơi trong lớp phù hợp với tâm sinh lý trẻ.có tính thẩm mỹ cao và kích thích tính tích cực của trẻ cụ thể các mảng hoạt động: mảng chủ đề các góc mở, các góc hoạt động, tất cả các giá đồ chơi vừa tầm của trẻ các nguyên vật liệu để ở trạng thái mở, dễ lấy dễ cất. - Có thể nói kích thích đầu tiên để trẻ tích cực tham gia một hoạt động nào đó không chỉ nói riêng đến hoạt động âm nhạc thì môi trường hoạt động, các trò chơi, đồ dùng được đặt lên hàng đầu. Bởi vì, trẻ mầm non có một đặc điểm đặc trưng là “Học mà chơi, chơi bằng học”. Môi trường học tập của trẻ có vị trí khá quan trọng trong việc tạo tâm thế học tập cho trẻ. Môi trường học tập gồm có: môi trường bên trong và môi trường - Trong năm học 2021-2022, lớp tôi phụ trách đa số trẻ là lần đầu tiên đi học vì vậy mỗi trẻ đều có những mặt mạnh và những mặt khiến trẻ kém tự tin. Từ bước đầu khảo sát trẻ cũng như thông qua quá trình giao tiếp với trẻ qua các buổi giao lưu trực tuyến, giáo viên có thể nắm được khả năng thực tế của trẻ, tình hình thưc tế của lớp để từ đó lựa chọn nội dung lồng ghép phù hợp đưa vào kế hoạch những đáp ứng được yêu cầu "học mà chơi, chơi mà học" cho trẻ để đảm bảo hiệu quả đạt được của công tác luôn ở mức cao nhất nhưng vẫn phải đảm bảo các nguyên tắc: - Đối với giáo dục âm nhạc, cho trẻ tiếp cận nội dung và hình thức hoạt động từ đơn giản, dễ rồi khó dần trên nền những kiến thức đã biết. Ở độ tuổi nhà trẻ, giáo viên chủ yếu dạy cho trẻ những bài hát đơn giản dễ thuộc, cho trẻ nghe hát, nghe nhạc (sau đây sẽ gọi chung là nghe nhạc).Việc áp dụng các hình thức nghe nhạc phong phú sẽ giúp trẻ làm quen dần và yêu thích âm nhạc hơn. So với việc chọn bài để dạy trẻ hát thì chọn bài cho trẻ nghe có phạm vi rộng rãi hơn. Và tôi cũng mạnh dạn chọn cho trẻ nghe một số bài hát tiếng anh gần gũi với sở thích và năng lực cảm thụ âm nhạc của trẻ. Tổ chức trò chơi âm nhạc không những giúp trẻ cảm nhận về âm thanh âm nhạc tốt hơn, mà nó còn giúp trẻ phát triển trên nhiều lĩnh vực khác nữa. Lúc tham gia chơi, trẻ được hòa vào với không khí chung của nhóm, lớp, được vận động, sáng tạo... Tôi đã lựa chọn và sưu tầm các bài hát trên mạng, trên sách báo chủ yếu lựa chọn cho trẻ các bài hát đơn giản, ngắn gọn mô tả những đồ dùng, vật dụng, môi trường gần gũi với trẻ, những hành động phù hợp với lứa tuổi của trẻ.về lời ca: các bài hát có nội dung theo các chủ đề giáo dục. Ngôn ngữ bài hát phải đơn giản, dễ hiểu chọn những bài hát có một lời. về âm nhạc: cần có hình tượng rõ ràng lời ca trong sáng, gần gũi với trẻ. Âm điệu và nhịp điệu dễ nhớ, dễ hát. Đối với trẻ 24-36 tháng, những bài hát cho trẻ nghe, tôi thường chọn những bài hát về người thân, các bài dân ca quen thuộc, các bài hát mẫu giáo. * Ví dụ: Khi cho trẻ hát bài “ Ông già noel” ở chủ đề những con vật đáng yêu, tôi đã tạo hứng thú cho trẻ bằng cách đóng giả làm ông già noel để đi phát quà cho trẻ em, hoặc đối với hoạt động nghe hát ở chủ đề tết và mùa xuân bài “ Hoa thơm bướm lượn” tôi có thể hát kết hợp múa minh họa động tác, hoặc sáng tác thay đổi lời bài hát, hoặc hát kết hợp với sử dụng dụng cụ âm nhạc như: song loan, phách tre, chén uống nước. Đối với trò chơi “tai ai tinh” chủ đề cây và những bông hoa đẹp: Tôi đã cho xuất hiện trên màn hình có hình ảnh 2 loại quả, trẻ thích quả nào sẽ chọn quả đó, đằng sau mỗi loại quả là âm thanh của 1 nhạc cụ âm nhạc, trẻ phải đoán tên nhạc cụ đó, đoán đúng trẻ lên lấy nhạc cụ và gõ theo yêu cầu của cô. * Biện pháp 3 : Vận dụng các hình thức linh hoạt, sáng tạo gây hứng thú cho trẻ khi tham gia hoạt động âm nhạc. - Có thể nói rằng hoạt động nào mà thu hút được sự chú ý của trẻ tức là hoạt động + Lần 1: Trẻ đứng tại chỗ. + Lần 2: Trẻ thay đổi đội hình làm 3 hàng ngang đứng so le nhau. - Cho tổ vận động: 3 tổ lần lượt lên sân khấu vận động. Cô chú ý sửa sai cho trẻ, khuyến khích, động viên trẻ, hướng trẻ vận động như đang biểu diễn văn nghệ. - Cho nhóm bạn trai, nhóm bạn gái, kết hợp giao lưu giữa các bạn trai, các bạn gái trong lớp vận động bài hát. Cô chú ý sửa sai cho trẻ, khuyến khích, động viên trẻ sau mỗi lần vận động, hướng trẻ vận động như đang biểu diễn văn nghệ. - Mời cá nhân trẻ vận động. (Cô chú ý sửa sai cho trẻ, khuyến khích, động viên nhiều cá nhân trẻ vận động). - Cô cho cả lớp vận động lại bài hát 1 lần. (Cả lớp lên sân khấu biểu diễn). * Nghe hát: “Gà gáy”. Dân ca Cống Dao. Cô giới thiệu tên bài hát, tên tác giả. - Cô hát lần 1: Kết hợp dùng dụng cụ âm nhạc. (Chén uống nước) + Hỏi trẻ tên bài hát, tên tác giả? - Cô hát lần 2: Kết hợp vận động minh họa. - Cô hát lần 3: Cô bật băng đài cho trẻ nghe. Khuyến khích trẻ hưởng ứng theo lời bài hát. 3. Kết thúc: Cô nhận xét, động viên trẻ. * Ví dụ 2: Đề tài: Dạy hát: Em tập lái ô tô - Nguyễn Văn Tý (Nội dung trọng tâm) - Trò chơi: Bánh xe âm nhạc. (Nội dung kết hợp) Tôi đã tiến hành như sau: 1. Ổn định tổ chức: Cho trẻ xem hình ảnh của các phương tiện giao thông và cho trẻ làm tiếng kêu các phương tiện giao thông đó. 2. Phương pháp và hình thức tổ chức: * Trò chơi: Bánh xe âm nhạc: - Cho trẻ nghe âm thanh các phương tiện giao thông. - Hỏi trẻ tên trò chơi, cách chơi trò chơi đó. - Cô nhắc lại cách chơi: Trẻ nghe âm thanh của phương tiện giao thông nào sẽ đứng lên bắt chước vận động của các phương tiện giao thông đó.
File đính kèm:
- skkn_mot_so_bien_phap_giup_tre_24_36_thang_tuoi_hung_thu_tic.docx
- SKKN Một số biện pháp giúp trẻ 24-36 tháng tuổi hứng thú, tích cực tham gia hoạt động Âm nhạc.pdf