SKKN Một số biện pháp giúp trẻ 24-36 tháng tuổi hoạt động tốt bé tập tạo hình ở trường mầm non
Qua hoạt động bé tập tạo hình ở trường mầm non đã giúp trẻ những kỹ năng ban đầu của thao tác học tập như cách ngồi, cách cầm bút, cách dùng đầu ngón tay trỏ chấm màu và chấm hồ để dán hình. Vì vậy đây là môn học không thể thiếu được và đặc biệt không được xem nhẹ trong công tác giáo dục mầm non. Trong thực tế việc tổ chức hoạt động tạo hình theo phương pháp hiện hành cũng đã mang lại hiệu quả tới việc phát triển nhân cách. Song phương pháp đó chưa thực sự đáp ứng và chưa phát huy hết khả năng sáng tạo. Các phương pháp hoạt động bé tập tạo hình lâu nay đang được sử dụng còn mang tính áp đặt, dập khuôn theo mẫu, sao chép chưa phát huy hết khả năng sáng tạo và sự linh hoạt của người giáo viên khi tổ chức hoạt động tạo hình. Vậy giáo viên phải làm gì, làm như thế nào để trẻ có thể vẽ, di màu, xếp hình, nặn, cắt, tô màu và làm đẹp sản phẩm. Nhận thức rõ trách nhiệm to lớn của giáo viên mầm non trong giai đoạn phát triển hiện nay. Hiểu rõ được tầm quan trọng của hoạt động “Bé tập tạo hình” vì vậy tôi đã lựa chọn đề tài .“Một số biện pháp giúp trẻ 24-36 tháng tuổi hoạt động tốt bé tập tạo hình ở trường mầm non”.
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp giúp trẻ 24-36 tháng tuổi hoạt động tốt bé tập tạo hình ở trường mầm non", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp giúp trẻ 24-36 tháng tuổi hoạt động tốt bé tập tạo hình ở trường mầm non
nhưng rất khó khăn, bởi ngôn ngữ nói còn hạn chế vì vậy dạy trẻ vẽ, nặn, dán, xếp hình đã giúp trẻ bày tỏ nhận thức và hiểu biết của mình về thế giới xung quanh, thông qua hoạt động tạo hình trẻ rất vui sướng được cởi mở, bộc lộ những suy nghĩ, tình cảm của mình thông qua bài chấm màu, di màu, nặn, vẽ, xé, xếp hình Qua hoạt động bé tập tạo hình ở trường mầm non đã giúp trẻ những kỹ năng ban đầu của thao tác học tập như cách ngồi, cách cầm bút, cách dùng đầu ngón tay trỏ chấm màu và chấm hồ để dán hình. Vì vậy đây là môn học không thể thiếu được và đặc biệt không được xem nhẹ trong công tác giáo dục mầm non. Trong thực tế việc tổ chức hoạt động tạo hình theo phương pháp hiện hành cũng đã mang lại hiệu quả tới việc phát triển nhân cách. Song phương pháp đó chưa thực sự đáp ứng và chưa phát huy hết khả năng sáng tạo. Các phương pháp hoạt động bé tập tạo hình lâu nay đang được sử dụng còn mang tính áp đặt, dập khuôn theo mẫu, sao chép chưa phát huy hết khả năng sáng tạo và sự linh hoạt của người giáo viên khi tổ chức hoạt động tạo hình. Vậy giáo viên phải làm gì, làm như thế nào để trẻ có thể vẽ, di màu, xếp hình, nặn, cắt, tô màu và làm đẹp sản phẩm. Nhận thức rõ trách nhiệm to lớn của giáo viên mầm non trong giai đoạn phát triển hiện nay. Hiểu rõ được tầm quan trọng của hoạt động “Bé tập tạo hình” vì vậy tôi đã lựa chọn đề tài .“Một số biện pháp giúp trẻ 24- 36 tháng tuổi hoạt động tốt bé tập tạo hình ở trường mầm non” 3. Mục đích nghiên cứu của sáng kiến kinh nghiệm. Thông qua việc nghiên cứu đề tài giúp cho giáo viên nắm được những kiến thức cơ bản về cuộc sống xã hội, xác định rõ vị trí, trách nhiệm của mình trong việc tìm hiểu, duy trì bản sắc văn hóa dân tộc cũng từ đó có khối lượng kiến thức phù hợp để tổ chức các hoạt động tạo hình cho trẻ. Một số biện pháp giúp giáo viên có khả năng thiết kế môi trường cho trẻ hoạt động. Tạo cho trẻ hoạt động tốt bé tập tạo hình, Nghiên cứu việc lồng ghép tích hợp các nội dung giáo dục phù hợp với trẻ. 4. Đối tượng nghiên cứu. Căn cứ vào yêu cầu của đề tài tôi lựa chọn đối tượng nghiên cứu. “Một số biện pháp giúp trẻ 24- 36 tháng tuổi hoạt động tốt bé tập tạo hình ở trường mầm non” 5. Đối tượng khảo sát thực nghiệm. Đề tài của tôi được nghiên cứu và thực hiện tại lớp 24-36 tháng tuổi D4 khu Mái trường mầm non Yên Bài A nơi tôi đang công tác. Khảo sát cơ sở vật chất: Đồ dùng đồ chơi, trang thiết bị dạy học. Khảo sát phụ huynh học sinh Khảo sát về giáo viên Khảo sát học sinh thực trạng bé tập tạo hình của trẻ 24-36 tháng tuổi ở trường Mầm non nơi tôi công tác. Từ đó nghiên cứu để tìm ra nhiều biện pháp hình 2 / 15 PHẦN II. NHỮNG BIỆN PHÁP ĐỔI MỚI ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ: 1. Cơ sở lý luận liên quan trực tiếp đến đề tài. Như chúng ta đã biết trẻ mầm non luôn rất nhạy cảm với cái đẹp xung quanh, đây là thời kỳ phát triển những cảm xúc thẩm mỹ, đó là những cảm xúc tích cực được nảy sinh khi trẻ tiếp xúc trực tiếp với cái đẹp trong nghệ thuật, nhất là hoạt động “bé tập tạo hình” bản tân đã đúc rút được một số kinh nghiệm trong công tác giảng dạy lứa tuổi nhà trẻ từ những năm trước. Với kinh nghiệm và tấm lòng yêu nghề mến trẻ, nhiệt tình tích cực trau dồi kiến thức, học hỏi qua sách vở, đồng nghiệp, qua các lớp bồi dưỡng đào tạo, tôi đã hiểu rõ tầm quan trọng của việc phát huy tính tích cực chủ động của trẻ ở hoạt động “bé tập tạo hình”. Chính vì vậy tôi luôn ấp ủ trong lòng mong muốn tổ chức những giờ hoạt động “bé tập tạo hình”, sáng tạo, hấp dẫn phù hợp với lứa tuổi của trẻ để trẻ được phát huy tính tích cực chủ động khi tham gia giờ học “bé tập tạo hình”. Nhưng trên thực tế khi tổ chức cho trẻ hoạt động “bé tập tạo hình”, tôi thấy trẻ lớp tôi kỹ năng cầm bút, kỹ năng di màu, chọn màu, dán chấm đính của trẻ còn hạn chế do trẻ còn nhỏ. “Bé tập tạo hình” đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển thẩm mỹ cho trẻ, giúp cho trẻ có điều kiện thuận lợi nhất trong phát triển cảm giác, tri giác thẩm mỹ, giúp trẻ nắm được màu sắc, hình dạng, đường nét thấy được cái đặc trưng và nét đẹp trong sự vật hiện tượng mà trẻ miêu tả. Ngoài ra hoạt động tạo hình giúp phát triển thể chất cho trẻ mầm non, giúp cho đôi tay của trẻ linh hoạt. “Bé tập tạo hình”, còn giúp cho trẻ phát triển ngôn ngữ, trẻ tạo ra sản phẩm và muốn giới thiệu về sản phẩm đó với mọi người, qua đó làm tăng thêm vốn từ và ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ 24- 36 tháng. 2. Thực trạng ban đầu. Trường mầm non Yên Bài A đã được công nhận đạt trường chuẩn quốc gia năm học 2022 - 2023. Nhà trường tiếp tục xây sửa quy mô hơn, khang trang rộng rãi hơn. Khung cảnh sư phạm của trường đẹp và luôn giữ vững danh hiệu “Trường học thân thiện - Học sinh tích cực”. Trường mầm non Yên Bài A có 3 khu tổng số 17 nhóm lớp, toàn trường có 325 cháu, nơi tôi đang công tác là khu lẻ thôn Mít Mái, khu tôi trường lớp xây dựng khang trang, có đầy đủ phòng học đa chức năng, Lớp tôi đang công tác có 16 cháu: có 8 nam và 5 Nữ, trong đó có 8 cháu dân tộc mường chiếm 50%. Tổng số CB- GV- NV trong nhà trường là 48 đồng chí tất cả các đồng chí trong nhà trường đều có trình độ đạt chuẩn và trên chuẩn. CB- GV- NV đều rất tâm huyết với nghề, yêu trẻ được phụ huynh tin tưởng gửi gắm con em vào trường. qua khảo sát thực tế mọi hoạt động lớp tôi đã gặp một số thuận và khó khăn như sau: 4 / 15 * Về cơ sở vật chất: Đồ dùng tự tạo ít, chưa phong phú, chưa đáp ứng được nhu cầu của trẻ. * Về giáo viên: - Giáo viên cung cấp kiến thức cho trẻ được sử dụng còn mang tính áp đặt, dập khuôn theo mẫu, sao chép chưa phát huy hết khả năng sáng tạo và sự linh hoạt của người giáo viên khi tổ chức hoạt động bé tập tạo hình. Chính vì thế kết quả trên trẻ đạt chưa cao, trẻ chưa có kỹ năng trong mọi hoạt động. * Về phụ huynh: Bên cạnh đó còn có một số phụ huynh nhận thức chưa đúng về ngành học mầm non, chỉ coi trường mầm non là nơi để trông trẻ, chưa coi trọng việc học tập của con cái. - Đứng trước một số khó khăn như vậy, tôi đã tìm tòi suy nghĩ và nghiên cứu tài liệu để tìm ra một số biện pháp giúp trẻ học tốt hoạt động tạo hình qua thực tiễn dạy dỗ hàng ngày trong năm học vừa qua, tôi đã rút ra một số kinh nghiệm trong việc giúp trẻ 24- 36 tháng tuổi học tốt hoạt động tạo hình. * Về học sinh: - 100% các cháu tới lớp là các cháu mới, các con chưa quen với các hoạt động trong trường mầm non. Do đó việc đưa trẻ vào nếp học, việc hướng dẫn trẻ các kỹ năng tạo hình cơ bản mất nhiều thời gian. - Hầu hết trẻ chưa được tiếp xúc với các nguyên vật liệu tạo hình ( Hồ dán, giấy màu, đất nặn, sáp màu) do đó kỹ năng tạo hình của trẻ còn rất nhiều hạn chế - Khả năng tập trung, sự khéo léo của đôi tay, sự phối hợp của tay và mắt của trẻ vẫn còn chưa linh hoạt. - Sau khi tìm hiểu về thực trạng của trường và lớp, từ những thuận lợi và khó khăn trên tôi luôn trăn trở làm thế nào để khắc phục những khó khăn và phát huy những mặt thuận lợi để giúp trẻ bộc lộ hết khả năng của mình, giúp trẻ sáng tạo, tạo ra những sản phẩm đẹp nhất. - Và tôi đã tìm tòi và mạnh dạn đưa ra .“Một số biện pháp giúp trẻ 24- 36 tháng tuổi hoạt động tốt bé tập tạo hình ở trường mầm non” - Trước khi bắt tay vào thực hiện các biện pháp tôi đã tiến hành khảo sát thực trạng của lớp và kết quả khảo sát chất lượng của hoạt động bé tập tạo hình đầu năm như sau: Bảng khảo sát số liệu đầu năm bảng 1. 3. Những biện pháp chính. + 3.1. Biện pháp 1: Giáo viên tạo hứng thú khi vào tiết học để giúp trẻ có một tâm thế thoải mái khi học bài. 6 / 15 - Ví dụ 2: Khi dán hoa xong con có thể dán thêm nụ hoa, lá hoa hoặc dán thêm chiếc nơ xinh xắn mà cô đã chuẩn bị trước cho trẻ dán thêm phần đẹp và hấp dẫn.... - Áp dụng phương pháp trên tôi thấy trẻ có nhiều tiến bộ và trẻ đã phát huy được tính tích cực trong hoạt động dán hình nhiều hơn Hình ảnh 1: Dán hoa màu vàng tặng cô 4.2: Biện pháp 2: Phát huy tính tích cực của trẻ khi tổ chức hoạt động bé tập tạo hình. Để phát huy tính tích cực của trẻ trong hoạt động bé tập tạo hình giáo viên phải hướng tới trẻ, lấy trẻ làm trung tâm nhằm giúp trẻ sáng tạo. Vì thế trẻ rất cần được động viên để trẻ thể hiện ý muốn hiểu biết cảm xúc, tình cảm của con người đối với các sự vật hiện tượng xung quanh. Trẻ cần được tự thể hiện với những phương tiện tạo hình khác nhau, để trẻ tiếp cận tạo hình theo cách riêng của trẻ. Vào đầu năm học các hoạt động của trẻ ở mọi lúc mọi nơi cô có thể hướng dẫn trẻ nhà trẻ hoạt động vẽ lúc này đang ở thời kỳ tiền tạo hình, bởi vậy tôi tập trung vào việc hình thành và phát triển các khả năng: Khả năng quan sát, liên hệ và tìm hiểu ý nghĩa, chức năng, các đường nét và các hình dạng được tạo nên bởi các đường nét. Giúp trẻ phát triển các khả năng vận động tạo hình và khả năng phối hợp giữa mắt với tay để điều khiển hoạt động vẽ một cách có chủ định. - Ví dụ 1: Khi dạy trẻ vẽ bông hoa bằng các nét xoắn: Tôi đã hướng dẫn cho trẻ cách cầm bút, sử dụng bút, giữ giấy, bố cục và di màu bức tranh sao cho đẹp - Ngoài ra tôi còn tập cho trẻ quan sát hình vẽ, liên tưởng và tìm ra các nét giống nhau giữa các hình vẽ với các sự vật, hiện tượng xung quanh và cố gắng lặp lại hình vẽ. Tích cực tính chất các đường nét, tạo ra ngày càng nhiều hình vẽ với các tên gọi phong phú. Với tiết dạy vẽ cô có thể đặt câu hỏi. - Con đang vẽ cái gì? - Bức tranh con vẽ có màu gì? - Con muốn tặng bức tranh này cho ai?.. Trong quá trình trẻ thực hiện cô phối hợp những câu hỏi với những lời nói mang tính khích lệ động viên để trẻ biết trẻ đang làm, ngoài ra còn phát triển ngôn ngữ cho trẻ. Hình ảnh 2: Trẻ vẽ bông hoa bằng các nét xoắn tròn - Dạy nặn : Cũng giống như hoạt động vẽ, hoạt nặn của trẻ nhà trẻ cũng bắt đầu thời kỳ tiền tạo hình. Ở thời kỳ này, trẻ chưa tạo ra được những hình thù nhất định, bởi các vận động của các ngón tay chưa được phát triển một cách đầy đủ, khả 8 / 15
File đính kèm:
- skkn_mot_so_bien_phap_giup_tre_24_36_thang_tuoi_hoat_dong_to.docx