SKKN Một số biện pháp giúp trẻ 24-36 tháng Trường Mầm non Định Trung hình thành kỹ năng tự lập

Có ai đó đã nói rằng “gieo hành vi, gặt thói quen”, ở lứa tuổi mầm non hành vi và nhận thức của trẻ giống như tờ giấy trắng. Khi gieo lên đó những mầm nhân cách nào thì nó sẽ hình thành thói quen đó cho trẻ sau này, muốn trẻ hình thành được thói quen tích cực cần phải thông qua trải nghiệm và thích nghi. Quá trình trải nghiệm là cơ hội để giáo dục tính tự lập cho trẻ, tạo cho trẻ cơ hội được tự làm, tự rèn luyện và tự hoàn thiện mình; trở thành người chủ động, tự tin, độc lập, năng động và sáng tạo trong cuộc sống sau này. Đồng thời, giúp trẻ đáp ứng được những tiêu chuẩn cần thiết của “công dân toàn cầu” ở thế kỉ XXI. Năm học 2020- 2021, tôi được phân công đứng lớp 24- 36 tháng, tôi luôn băn khoăn, suy nghĩ làm thế nào để giáo dục, rèn luyện cho trẻ kỹ năng tự lập hiệu quả nhất. Bởi trẻ ở lứa tuổi này, đặc điểm tâm sinh lý phát triển mạnh, trẻ rất nhạy cảm và dễ bị tổn thương về tâm lý, hầu như trẻ mới nhập học, là lần đầu tiên tách rời bố mẹ và gia đình, khi mới đến lớp trẻ thường có thái độ lạ lẫm, sợ hãi, né tránh bạn, không nhận sự giúp đỡ của cô giáo, thậm chí còn la hét, khóc lóc, không ăn, không ngủ, không tham gia vào hoạt động,…Đồng thời, về mặt nhận thức còn hạn chế, chưa tự ý thức được hành động, hành vi của mình, trẻ còn tự do thực hiện theo ý thích, chưa có nề nếp thói quen tốt trong sinh hoạt. Nên việc dạy những kỹ năng tự lập cho trẻ 24- 36 tháng ngay từ những ngày đầu đến lớp gặp rất nhiều khó khăn. Nhưng không phải là không thể rèn luyện kỹ năng tự lập cho trẻ lứa tuổi này. Đây cũng chính là lý do thôi thúc tôi nghiên cứu và chọn đề tài: "Một số biện pháp giúp trẻ 24-36 tháng trường mầm non Định Trung hình thành kỹ năng tự lập".
docx 21 trang thuydung 23/06/2024 1140
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp giúp trẻ 24-36 tháng Trường Mầm non Định Trung hình thành kỹ năng tự lập", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp giúp trẻ 24-36 tháng Trường Mầm non Định Trung hình thành kỹ năng tự lập

SKKN Một số biện pháp giúp trẻ 24-36 tháng Trường Mầm non Định Trung hình thành kỹ năng tự lập
 3. Tên tác giả sáng kiến
 Họ và tên: Nguyễn Xuân Thùy
 Địa chỉ tác giả sáng kiến: Trường Mầm Non Định Trung - TP. Vĩnh Yên - tỉnh 
Vĩnh Phúc.
 Điện thoại: 0358299808. Email: xuanthuy291988@gmail.com 
4. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: Nguyễn Xuân Thùy
5. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Sáng kiến được áp dụng trong công tác Chăm sóc- 
Nuôi dưỡng- Giáo dục trẻ.
- Vấn đề giải quyết sáng kiến: Việc giáo dục kỹ năng tự lập cho trẻ 24- 36 tháng tuổi 
là một nhiệm vụ cần thiết, do vậy phải linh hoạt và tích cực dạy trẻ mọi lúc, mọi nơi, 
thường xuyên lặp đi lặp lại mỗi ngày để giúp trẻ tạo thành thói quen, hành vi tốt trong 
sinh hoạt hàng ngày. Đồng thời, phối kết hợp với phụ huynh để rèn trẻ giúp trẻ chủ 
động và mạnh dạn, hòa đồng và thích nghi tốt với môi trường. Từ đó, là bước đệm để 
trẻ phát triển các giai đoạn tiếp theo.
6. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu tiên hoặc áp dụng thử: 
- Tháng 9/2020: Lựa chọn đề tài và thu thập tài liệu. Điều tra thực trạng, xây dựng biện 
pháp. Khảo sát trẻ.
- Tháng 9-12/2020 đến tháng 1-2/2021: Áp dụng biện pháp vào lớp.
- Tháng 4/2021: Thu thập kết quả, xử lý thông tin và hoàn thiện sáng kiến
7. Mô tả bản chất của sáng kiến 
7.1. Về nội dung của sáng kiến.
 Thực tế ở trường cũng đã dạy các kỹ năng sống cho trẻ rồi, cũng đã đưa nội dung 
giáo dục kỹ năng tự lập vào 1 số chủ đề. Tuy nhiên, với trẻ nhà trẻ chưa ứng dụng được 
nội dung giáo dục kỹ năng sống chủ yếu mới áp dụng cho độ tuổi mẫu giáo. Và do thấy 
trẻ nhà trẻ vẫn còn quá nhỏ, chủ yếu vẫn là ông bà, bố mẹ và cô giáo phục vụ bởi kỹ 
năng của trẻ hầu như chưa có hoặc mới chỉ dừng ở việc làm quen. Vì vậy, để tìm ra các 
phương pháp giúp trẻ 24- 36 tháng trường mầm non Định Trung hình thành kỹ năng tự 
lập hiệu quả, tôi xác định những biện pháp sau:
* Biện pháp 1: Lựa chọn những kỹ năng tự lập phù hợp và cần thiết để rèn trẻ 24-36 
tháng.
* Biện pháp 2: Giúp trẻ 24- 36 tháng trường mầm non Định Trung hình thành kỹ năng 
tự lập thông qua hoạt động giáo dục. 
* Biện pháp 3: Giúp trẻ 24- 36 tháng trường mầm non Định Trung hình thành kỹ năng 
tự lập thông qua mọi hoạt động khác.
* Biện pháp 4: Động viên, khuyến khích, nêu gương, khen thưởng kịp thời.
 2 - Nhằm giúp giáo viên nắm bắt, biết cách tổ chức các hoạt động rèn kỹ năng tự 
lập phù hợp với từng độ tuổi của trẻ.
 - Giúp cho giáo viên có thêm kỹ năng trong việc tổ chức các hoạt động dạy trẻ 
kỹ năng tự lập một cách linh hoạt, sáng tạo nhằm hình thành các nề nếp, thói quen tốt
cho trẻ. 
 - Giúp giáo viên có thêm kinh nghiệm xử lý các tình huống sư phạm trong quá 
trình giáo dục trẻ, cách giao tiếp, trao đổi, tuyên truyền với phụ huynh để nâng cao chất 
lượng giáo dục kỹ năng tự lập cho trẻ.
 7.1.2. Cơ sở thực tiễn
 7.1.2.1. Đặc điểm tình hình: 
 * Về phía nhà trường:
 - Trường mầm non Định Trung đã đạt chuẩn quốc gia mức độ 2 và là một ngôi 
trường nằm trong hệ thống quản lý của phòng Giáo dục và đào tạo TP. Vĩnh Yên, nên 
được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo, trường được đầu tư xây dựng với quy mô rộng 
lớn và khang trang; khuôn viên xanh, sạch, đẹp. Diện tích các phòng học rộng rãi, 
thoáng mát đầy đủ tiện nghi, đảm bảo cho trẻ có không gian hoạt động.
 - Nhà trường trang bị đầy đủ cho các lớp các đồ dùng: Giá dép, tủ đồ dùng cá 
nhân, tủ để cốc, giá phơi khăn, bình nước có vòi, cốc inox... 
 - Mỗi lớp được trang bị 1 tivi thông minh và 1 bộ loa để phục vụ cho công tác 
giảng dạy, ngoài ra còn trang bị một số đồ dùng trợ giảng khác như: máy chiếu, máy 
tính, đàn.
 - Ban giám hiệu luôn xao sát về chuyên môn và bồi dưỡng phương pháp, hình 
thức đổi mới hiệu quả cho giáo viên.
 * Về đội ngũ giáo viên:
 - 100% giáo viên có trình độ trên chuẩn, nhiệt tình, yêu nghề, mến trẻ. Có tinh 
thần, trách nhiệm cao trong công việc và luôn phối hợp tốt với nhà trường, phụ huynh 
về các biện pháp chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ.
 - Giáo viên đều nhận thức được tầm quan trọng của việc giáo dục kỹ năng tự lập 
cho trẻ trong trường mầm non nên đã không ngừng trau dồi, đúc rút kinh nghiệm để 
rèn luyện trẻ mọi lúc, mọi nơi.
 * Về lớp tôi phụ trách:
 - Sắp xếp, bố trí các phương tiện để đồ dùng cá nhân, đồ dùng trong sinh hoạt 
thuận tiện để trẻ tự lấy, cất, di chuyển, thay đổi..., tạo cơ hội để trẻ chủ động lựa chọn 
phương tiện phục vụ cho hoạt động của trẻ.
 - Tạo góc chơi trong lớp với sự đa dạng của nguyên vật liệu, công cụ gắn với 
hoạt động từng chủ đề... để kích thích giác quan và trí tò mò thích khám phá của trẻ.
 4 Qua khảo sát tôi thấy trẻ lớp tôi, đa số chưa biết cách tự phục vụ bản thân, đi vệ 
sinh tự do, không theo giờ giấc và kỹ năng giao tiếp còn nhiều hạn chế. Từ kết quả trên 
tôi đã xây dựng một số biện pháp giải quyết cụ thể như sau: 
1. Lựa chọn những kỹ năng tự lập phù hợp và cần thiết để rèn trẻ 24-36 tháng.
2. Giúp trẻ 24- 36 tháng trường mầm non Định Trung hình thành kỹ năng tự lập thông 
qua hoạt động giáo dục. 
3. Giúp trẻ 24- 36 tháng trường mầm non Định Trung hình thành kỹ năng tự lập thông 
qua mọi hoạt động khác.
4. Động viên, khuyến khích, nêu gương, khen thưởng kịp thời.
5. Tuyên truyền, trao đổi, phối kết hợp với phụ huynh trong việc giáo dục kỹ năng tự 
lập cho trẻ.
7.2. Về khả năng áp dụng của sáng kiến.
- Các giải pháp đã được áp dụng tại lớp 2 tuổi C và mang lại những lợi ích thiết thực. 
Tôi nhận thấy để các giải pháp đưa ra đạt hiệu quả cao thì người giáo viên phải nắm 
bắt rõ đặc điểm tâm, sinh lý của từng trẻ. Và linh hoạt vận dụng các giải pháp trong tổ 
chức các hoạt động hàng ngày.
- Sáng kiến có thể áp dụng với tất các các lớp 24- 36 tháng trên địa bàn toàn thành phố.
7.2.1. Các giải pháp.
 Biện pháp 1: Lựa chọn những kỹ năng tự lập phù hợp và cần thiết để rèn trẻ 
24-36 tháng. 
 Quá trình phát triển tâm, sinh lí của trẻ ở mỗi giai đoạn có những đặc điểm chung. 
Tuy nhiên, mỗi lứa tuổi có những đặc điểm riêng, nổi bật và ảnh hưởng đến quá trình 
giáo dục trẻ. Đối với trẻ lứa tuổi 24-36 tháng tuổi, đã bắt đầu hình thành nhu cầu được 
làm người lớn, mong muốn tự khẳng định mình, nhiều phẩm chất chú ý của trẻ ở độ 
tuổi này được hình thành và phát triển mạnh như khối lượng chú ý, tính bền vững tăng 
đáng kể. Trẻ rất tò mò, ham hiểu biết. Đời sống tình cảm của trẻ đang ở thời kì phát 
triển. Trẻ rất nhạy cảm, giàu xúc cảm, tình cảm (dễ hưng phấn hoặc ức chế) với môi 
trường xung quanh và những tác động của môi trường, đặc biệt là hành vi, thái độ lời 
nói của người lớn đối với trẻ, tư duy trực quan chiếm ưu thế...những dấu hiệu của độ 
tuổi sẽ chi phối đến sự hình thành và phát triển tính tự lập của trẻ. Bởi vậy, nhà giáo 
dục cần nắm bắt được những dấu hiệu đặc trưng cho từng độ tuổi để xác định nội dung, 
phương pháp, biện pháp giáo dục nói chung và giáo dục cho trẻ nói riêng cho phù hợp. 
Để “mỗi đứa trẻ là một vị tinh tú trên bầu trời nhân loại” thì nhà trường, cô giáo và 
cha mẹ cần phải dạy con tính tự lập ngay từ nhỏ. Càng sớm càng tốt.
 Từ lý do trên, ngay từ đầu năm học tôi đã chọn ra những kỹ năng cần thiết để 
hình thành kỹ năng tự lập cho trẻ lớp mình như sau:
 + Rèn trẻ kỹ năng phục vụ bản thân: Tự cất và lấy đồ dùng cá nhân, tự rửa mặt, 
rửa tay, đi dép, tự cất dép, tự lấy và cất ghế trong giờ học, giờ ăn, tự ăn, tự lấy và cất 
 6 Và đặc biệt, theo kế hoạch của nhà trường tổ nhà trẻ 24-36 tháng của chúng tôi 
phải thực hiện chuyên đề giáo dục kỹ năng sống cho trẻ nhà trẻ 24- 36 tháng vào tháng 
1/ 2021. Và tổ nhà trẻ chúng tôi đã chọn đề tài: Dạy trẻ kỹ năng đi dép và cởi dép. Tiết 
dạy đã đảm bảo tất cả trẻ đều được thực hành trải nghiệm kỹ năng tự lập và có tính ứng 
dụng cao trong cuộc sống. Qua chuyên đề trẻ học được kỹ năng tự đi dép, cởi dép và 
cất đúng vào nơi quy định.
 Hoặc tùy vào từng lĩnh vực, tôi thiết kế nội dung học dưới hình thức các trò chơi, 
khuyến khích trẻ học qua chơi. 
 Ví dụ: Giờ khám phá khoa học về môi trường xung quanh chủ đề: thực vật, thay vì 
yêu cầu trẻ chọn những loại quả vàng và quả đỏ, tôi cho trẻ đóng vai những chủ Thỏ 
và Khỉ thi đua nhau hái quả, những chú Thỏ hái những quả màu vàng, còn những chú 
Khỉ hái quả màu đỏ trẻ sẽ rất thích thú và tự giác tham gia vào hoạt động học. 
 * Bên cạnh đó, tôi giúp trẻ hình thành kỹ năng tự lập thông qua hoạt động vui 
chơi:
 Trẻ mầm non “chơi mà học - học mà chơi”. Hoạt động vui chơi được coi là hoạt 
động chủ đạo. Trẻ học được các kỹ năng khi tham gia vào các trò chơi, nên tôi thường 
xuyên tổ chức cho trẻ chơi hoạt động góc để tạo điều kiện cho trẻ được thực hành trải 
nghiệm với nhiều vai chơi khác nhau phản ánh cuộc sống của người lớn. Trong hoạt 
động chơi, tôi đưa ra tình huống để trẻ cùng suy nghĩ và tự đưa ra sự lựa chọn: Chúng 
mình dự định chơi những trò chơi gì ở góc này? Để chơi được trò chơi đó phải cần có 
ai? Cần những đồ dùng đồ chơi gì? Cô đã chuẩn bị những gì? Con thích chơi gì?... với 
những câu hỏi gợi ý như vậy, trẻ tự đưa ra lựa chọn của mình về trò chơi, các vai chơi, 
nội dung chơi theo sở thích của mình mà không bị áp đặt theo dự định của giáo vên. 
Trong khi trẻ chơi, tôi theo dõi, lắng nghe để kịp thời uốn nắn cho trẻ. Từ đó, trẻ hình 
thành kỹ năng giao tiếp và ứng xử văn minh, lịch sự.
 Đối với những trẻ kỹ năng tự lập trong các hoạt động còn hạn chế, tôi chú ý đến 
những trẻ đó và tiếp tục tạo tình huống để gợi ý, định hướng, khắc phục dần những 
hạn chế và từng bước nâng dần khả năng tự làm, tự thể hiện trong hoạt động, trong vai 
chơi của trẻ. 
 Ví dụ: Trẻ chưa tự lựa chọn được trò chơi, vai chơi, nội dung chơi, tôi tạo tình huống 
như đóng vai là bạn để gợi ý cho trẻ như “Bạn ơi, chúng mình cùng chơi nấu ăn được 
không? Hôm nay, tôi có món ăn mới muốn cùng bạn nấu để cùng thưởng thức nhé ”. 
Hay “Hôm nay là sinh nhật của Bác Gấu, bác Gấu nhờ cô chiều nay mời tất cả các bạn 
đến dự sinh nhật bác Gấu, chúng mình cùng thảo luận xem nên làm gì để tặng quà sinh 
nhật cho bác gấu nào?”. Với những lời vừa có tính định hướng cho trẻ, xong lại như 
một lời đề nghị mong muốn được tham gia chơi cùng trẻ sẽ làm cho trẻ thích thú và dễ 
dàng chấp nhận để tham gia vào những nội dung chơi mới, tự mở rộng nội dung chơi. 
Mặt khác, lời định hướng này kích thích trẻ phải tự suy nghĩ xem mình phải làm gì? 
Làm như thế nào? Trẻ phải tự trình bày suy nghĩ, ý tưởng của mình,
 8

File đính kèm:

  • docxskkn_mot_so_bien_phap_giup_tre_24_36_thang_truong_mam_non_di.docx