SKKN Một số biện pháp giúp trẻ 24-36 tháng sớm thích nghi đến Trường Mầm non Quỳnh Đô

Xuất phát từ tâm lý của trẻ nhà trẻ lúc này trẻ vẫn được bao bọc trong vòng tay ra đình, nhiều trẻ còn chưa được tiếp xúc nhiều với người lạ rồi tự nhiên trẻ phải đi học, được tiếp xúc với nhiều người trong xã hội mà từ trước đến nay trẻ chưa từng gặp mặt nên trẻ sẽ khóc nhiều vì xa cha mẹ, chưa quen với cô và các bạn, chưa thích nghi với điều kiện sinh hoạt và các hoạt động ở lớp, các cháu không cùng tháng tuổi, mỗi cháu đều có sở thích và tính cách khác nhau, đa số phụ huynh buôn bán tự do hay tính chất công việc chiếm nhiều thời gian, một số phụ huynh do bận rộn công việc kiếm sống nên chưa thực sự quan tâm đến con em mình, vì vậy việc phụ huynh nhờ cậy việc dạy dỗ con cái cho cô giáo ở trường và có một số phụ huynh lại thương con khóc nhiều, nôn trớ lại đưa con về không cho đi học nữa.Vì thế để các cháu thích được đi học và phụ huynh yên lòng gửi con đến lớp,thu hút được đông các cháu đi học, tôi quyết định chọn đề tài này để đưa ra một số biện pháp tốt nhất giúp trẻ thích được đến lớp không rụt rè, sợ sệt và dần quen với môi trường để phụ huynh an tâm trong những ngày đầu tiên con mình xa bố mẹ. Việc giúp trẻ 24-36 tháng tuổi sớm thích nghi với trường, với lớp, với các cô là một vấn đề vô cùng quan trọng. Mỗi tính cách của mỗi đứa trẻ khác nhau và cách làm quen với trẻ cũng khác nhau. Phụ huynh thì thường hay so sánh giữa lớp nhỏ và lớp lớn, giữa cháu cũ và cháu mới và lo lắng không biết cô đối xử với con mình ra sao? có tốt không? Với tất cả những lo lắng băn khoăn ấy tôi đã lựa chọn “Một số biện pháp giúp trẻ 24 - 36 tháng tuổi sớm thích nghi với trường mầm non”.
doc 15 trang thuydung 20/05/2024 1620
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp giúp trẻ 24-36 tháng sớm thích nghi đến Trường Mầm non Quỳnh Đô", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp giúp trẻ 24-36 tháng sớm thích nghi đến Trường Mầm non Quỳnh Đô

SKKN Một số biện pháp giúp trẻ 24-36 tháng sớm thích nghi đến Trường Mầm non Quỳnh Đô
 2
 Tìm ra những biện pháp để giúp trẻ thích nghi với môi trường lớp Mầm 
non. Để trẻ khi đến lớp luôn cảm thấy vui vẻ, thoải mái. Để phụ huynh tin 
tưởng, yên tâm gửi con và để lớp học có nề nếp tốt từ đó hình thành và phát 
triển cho trẻ các lĩnh vực: Tình cảm xã hội , nhận thức, thể chất, thẩm mỹ và 
ngôn ngữ.
 * Đối tượng nghiên cứu :
 Trẻ nhà trẻ (24 – 36 tháng ) trong trường mầm non .
 * Phạm vi nghiên cứu :
 Trẻ nhà trẻ (24 - 36 tháng) tại lớp nhà trẻ D2 trường mầm non Quỳnh Đô 
- xã Vĩnh Quỳnh – học sinh do tôi phụ trách.
 * Biện pháp nghiên cứu :
 - Biện pháp điều tra.
 - Biện pháp phân tích.
 - Biện pháp quan sát.
 - Biện pháp đàm thoại.
 - Biện pháp thực nghiệm.
 * Thời gian nghiên cứu:
 Thời gian nghiên cứu của đề tài từ 09 năm 2023 đến tháng 04 năm 2024. 4
thông tin trong giảng dạy nên cũng tạo điều kiện thuận lợi trong việc dạy trẻ và 
tạo hứng thú cho trẻ.
 - Đa số trẻ đi học rất đều. Phụ huynh nhiệt tình, quan tâm, có nhiều kiến 
thức về chăm sóc cũng như giáo dục các con theo cách tự lập. Điều đó tạo điều 
kiện thuận lợi trong việc các con đến trường sẽ sớm thích nghi với môi trường 
mới.
 - Giáo viên luôn tạo hứng thú cho trẻ mỗi khi đến lớp cũng như khi trẻ vào 
tiết học. Cô luôn gần gũi quan tâm chăm sóc trẻ chu đáo, tạo được cho trẻ cảm 
giác an toàn như đang ở bên người thân.
 - Trẻ luôn gần gũi cô, mạnh dạn, hồn nhiên. 
 2. Khó khăn
 Mặc dù có những thuận lợi trên nhưng trong quá trình thực hiện:“ Một số 
biện pháp giúp trẻ 24- 36 tháng tuổi sớm thích nghi với trường mầm non” vẫn 
còn gặp nhiều khó khăn:
 - Mặc dù giáo viên trẻ nhiệt huyết song việc tổ chức các hoạt động chăm 
sóc giáo dục còn chưa linh hoạt sáng tạo.
 - Đầu năm lớp tôi nhận toàn trẻ mới nên việc các con bỡ ngỡ, rụt rè và còn 
quấy khóc nhiều.
 - Đầu năm, do trường còn đang trong quá trình sửa chữa nên lớp tôi còn 
phải ghép với hai lớp khác nên việc giúp trẻ sớm thích nghi với trường mầm non 
gặp nhiều khó khăn. 
 - Dựa trên những trên cơ sở thực tế, những thuận lợi, khó khăn đã nêu, bản 
thân tôi sau khi tìm tòi, nghiên cứu tôi mạnh dạn đưa ra: “Một số biện pháp 
giúp trẻ 24- 36 tháng tuổi sớm thích nghi đến trường lớp mầm non ” bằng các 
biện pháp sau:
 - Biện pháp 1: Tạo niềm tin với trẻ và phụ huynh.
 - Biện pháp 2: Tạo sự gần gũi, thân thiết với trẻ.
 - Biện pháp 3: Xây dựng môi trường lớp học thu hút sự chú ý của trẻ.
 - Biện pháp 4: Thay đổi hình thức trong các hoạt động của trẻ
 - Biện pháp 5: Đồng hành cùng phụ huynh. 6
 Sau khi trò chuyện với phụ huynh và từ từ vuốt ve trẻ tôi sẽ nhẹ nhàng 
nắm tay trẻ để bước đầu trẻ cảm thấy an toàn.
 Trong lớp học trưng bày nhiều đồ chơi thu hút trẻ, chuẩn bị cơ sở vật chất 
phòng học thoáng mát, sạch sẽ, đảm bảo an toàn. Khi trẻ bắt đầu quen dần với 
cô thì cô nhẹ nhàng dắt trẻ vào lớp hoặc có thể tổ chức những trò chơi hấp dẫn 
sự chú ý của trẻ, thu hút trẻ. Bên cạnh đó cô chú ý đến biểu hiện của trẻ. 
 Tuy nhiên có nhiều trẻ vẫn nhút nhát chưa dám ra chơi cùng cô và các bạn, 
chỉ ngồi trong lòng mẹ, tôi sẽ tiếp tục trò chuyện với phụ huynh về thói quen, 
cách sinh hoạt hàng ngày của trẻ, cho đến khi trẻ cảm nhận thấy sự gần gũi giữa 
mẹ và cô từ đó trẻ sẽ chơi với cô và các bạn trong lớp.
 Khi trò chuyện hoặc chơi cùng trẻ tôi thường xưng tên tôi chứ không xưng 
"cô" và trẻ sẽ nhanh thuộc tên tôi. Tôi chơi với trẻ như những người bạn không 
phân biệt cô giáo và học trò tạo sự thoải mái, thân thiện giúp trẻ có tâm lý an 
tâm và thoải mái. 
 Và kết quả tôi thu được đó là các con đến trường không khóc, một số bạn 
nhỏ còn mạnh dạn tự đi vào lớp, chào tạm biệt bố mẹ, người thân. Phụ huynh rất 
phấn khởi, yên tâm và tin tưởng gửi gắm con tới trường tới lớp.
 Những lời động viên, khích lệ của cô sẽ giúp trẻ phấn khởi, trẻ nhanh vào 
nề nếp và ngoan hơn. Ngoài ra cô giáo cũng cần thường xuyên uốn nắn và tập 
cho trẻ cách đi đứng, xưng hô, cách chào hỏi, cách trả lời khi cần thiết.
 Ngay từ ngày đầu nhận lớp, cô giáo vừa ổn định lớp vừa phải đi sâu vào 
việc rèn luyện nề nếp thói quen cho trẻ trong các hoạt động, khi trẻ đã có nề nếp 
thói quen trẻ sẽ say mê và hứng thú với các hoạt động chăm sóc - giáo dục của 
cô. Trẻ có nề nếp, không bị phân tâm từ đó trẻ lĩnh hội được kiến thức, đặc biệt 
là trẻ sẽ tự tin mạnh dạn, hồn nhiên, biết biểu hiện tình cảm của mình thông qua 
các nội dung của các hoạt động trong ngày.
 2. Biện pháp 2: Xây dựng môi trường lớp học thu hút sự chú ý của 
trẻ.
 Tạo môi trường đẹp trong lớp học là để khi trẻ đến lớp ấn tượng đầu tiên 
tác động vào trẻ là toàn bộ sự bài trí, cách sắp xếp trang trí lớp học để gây ấn 
tượng, kích thích lòng ham muốn ở trẻ tạo cho trẻ sự ham thích, hứng thú muốn 
khám phá môi trường mới đồng thời cũng tri phối sự chú ý của trẻ để trẻ nhanh 
hòa nhập vào môi trường lớp học mà quên đi nỗi nhớ nhà, nhớ người thân trong 
những buổi đầu tới trường, tới lớp.
 a. Tạo môi trường lớp học gần gũi, thân thiện
 Ngày đầu tiên trẻ đến trường tôi nghĩ trong lớp phải có nhiều đồ chơi đẹp 
để thu hút trẻ,vì vậy chuẩn bị đón trẻ tôi và chị em trong lớp sắp xếp gọn gàng 8
 3. Biện pháp 3: Thay đổi hình thức trong các hoạt động của trẻ
 Đối với trẻ nhà trẻ còn non nớt chưa phát triển toàn diện về tâm sinh lý, dễ 
nhạy cảm với mọi hoạt động xung quanh, trẻ sẽ dễ bị thu hút bởi những điều 
mới lạ, sặc sỡ, đẹp mắt. Dựa vào các đặc điểm tâm lý ấy, tôi đã thường xuyên 
thay đổi các hình thức hoạt động để thu hút sự chú ý của trẻ, giúp trẻ nhanh 
chóng quên đi sự lạ lẫm mà mau chóng bắt nhịp cùng các bạn.
 Hay ví dụ như những hoạt động chuyển tiếp, tôi tổ chức xen kẽ một trò 
chơi nhỏ hay một bài hát vui nhộn. Trẻ rất thích thú khi được tham gia cùng cô 
và các bạn. 
 Cho trẻ ra sân trường chơi ngoài trời thoáng mát, sạch sẽ với nhiều cây 
xanh, hít thở không khí trong lành và các trò chơi vận động bổ ích như : Dung 
dăng dung dẻ, lộn cầu vồng, bóng tròn to, mèo đuổi chuột.
 Tâm lý trẻ nhà trẻ mới ngày đầu đến lớp còn rất bỡ ngỡ và cần nhiều sự 
quan tâm, âu yếm dỗ dành của cô giáo. Cô cần tạo được sự gần gũi, ấm áp giống 
như người thân trong gia đình của trẻ, tạo không khí gần gũi giống gia đình. Do 
vậy tôi nghĩ ngoài những hoạt động học, các con cũng cần có những hoạt động 
khác ngoài giờ để giúp các cô và các con gần nhau, đồng thời qua đó cũng cung 
cấp các kiến thức và giáo dục các con kĩ năng sống phù hợp.
 Ví dụ: Ngay từ đầu năm học khi trẻ mới đến lớp tôi thường xuyên tổ chức 
các buổi vui chơi ngoài trời cho các con. Không ngại việc các con còn nhỏ gặp 
người quen dễ khóc, hay khó khăn trong việc đưa các con ra ngoài trời. Tôi và 
đồng nghiệp đã tạo được nhiều buổi dã ngoại cho các con xuống khu vui chơi 
của trường, thăm vườn rau, cây xanh. Khi ra sân vừa đi vừa hát, hay đọc thơ 
cùng cô... dần dần trẻ sẽ bị thu hút bởi không gian bên ngoài nhiều màu sắc trẻ 
sẽ không khóc nữa mà dần hòa mình vào với không khí vui vẻ của lớp học. 
 4.Biện pháp 4 : Kết hợp với phụ huynh chuẩn bị tâm lý tốt nhất trước 
 khi trẻ đến lớp.
Việc phối kết hợp giữa cô giáo, gia đình và nhà trường là một trong những điều 
quan trọng nhất để giúp trẻ sớm thích nghi với môi trường lớp học.
* Về phía phụ huynh:
 Ngay từ buổi đầu năm học tôi đã trao đổi với phụ huynh về việc chuẩn bị tâm 
lý cho trẻ trước khi trẻ đến trường để trẻ nhanh thích nghi với môi trường lớp học. 
Điều này là vô cùng cần thiết nhằm giúp trẻ sớm thích nghi với môi trường lớp 
học, bố mẹ nên cho trẻ xem những video về các hoạt động diễn ra trong trường để 
trẻ có sự hình dung chủ động, không rơi vào cảm giác bối rối với hiện thực ngày đầu 
tiên tới trường. 

File đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_giup_tre_24_36_thang_som_thich_nghi_de.doc