SKKN Một số biện pháp giúp trẻ 24-36 tháng phát triển ngôn ngữ ở Trường Mầm non Vạn Thắng

Ngôn ngữ giúp phát triển năng lực cảm thụ cái đẹp của trẻ. Thông qua ngôn ngữ, trẻ nhận thức được vẻ đẹp ở thế giới xung quanh từ cái cây, bông hoa đến các hiện tượng tự nhiên, từ những vật vô tri đến những con người thân thiện,. Thế giới của trẻ sẽ phong phú hơn, đẹp đẽ hơn, lung linh hơn. Trẻ biết yêu cái đẹp, trân trọng cái đẹp đồng thời có ý thức sáng tạo ra cái đẹp. Thế nhưng ngày nay, trẻ sống trong môi trường có sự xuất hiện của rất nhiều thiết bị điện tử hiện đại như điện thoại thông minh, ipad, tivi,. cùng với sự bận rộn của các bố mẹ, sẽ khiến trẻ bị hạn chế trong phát triển ngôn ngữ.

Bởi phần lớn thời gian trẻ sống trong không gian hẹp, bầu bạn với các thiết bị điện tử, ít giao tiếp và tương tác với thế giới bên ngoài. Đặc biệt là trẻ ở các trường Mầm Non nói chung và lớp 24 -36 tháng tuổi nói riêng thì ngôn ngữ của trẻ còn hạn chế . Các cháu sử dụng ngôn ngữ thụ động nhiều đa số trẻ còn nhút nhát, nói ngọng nhiều . Phần đông trong lớp là trẻ phát âm tiếng địa phương, phát âm chưa chuẩn. Bản thân tôi đang là giáo viên chủ nghiệm lớp nhà trẻ D1 tôi luôn trăn trở, tìm tòi, học hỏi để tìm ra những phương pháp giúp cho học sinh của mình phát triển ngôn ngữ tốt nhất. Xuất phát từ những lý do trên, tôi chọn viết đề tài “ Một số biện pháp giúp trẻ 24 - 36 tháng phát triển ngôn ngữ ở Trường Mầm Non Vạn Thắng ’’làm đề tài nghiên cứu của mình.

docx 21 trang thuydung 22/08/2024 790
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp giúp trẻ 24-36 tháng phát triển ngôn ngữ ở Trường Mầm non Vạn Thắng", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp giúp trẻ 24-36 tháng phát triển ngôn ngữ ở Trường Mầm non Vạn Thắng

SKKN Một số biện pháp giúp trẻ 24-36 tháng phát triển ngôn ngữ ở Trường Mầm non Vạn Thắng
 1.1. Cơ sở lý luận:
 Chúng ta đã biết ngôn ngữ nảy sinh từ nhu cầu giao tiếp, từ hoạt động giao 
tiếp của con người. Điều đó có nghĩa là việc trẻ cần giao lưu, trao đổi với mọi người 
xung quanh trong những năm đầu đời là vô cùng quan trọng. Nếu trẻ không được 
thường xuyên nói chuyện, không thường xuyên giao lưu với người khác thì trẻ sẽ 
không có nhiều vốn từ ngữ, cũng như không biết cách biểu đạt những mong muốn 
của bản thân mình bằng lời nói, mà chỉ bằng hành động
 Ngày nay chúng ta không chỉ đào tạo những con người có trí thức có khoa 
học có tình yêu thiên nhiên, yêu Tổ quốc, yêu lao động mà còn tạo nên những con 
người biết yêu nghệ thuật, yêu cái đẹp, giầu mơ ước và sáng tạo.
 Những phẩm chất ấy con người phải được hình thành từ lứa tuổi mầm non, 
lứa tuổi hứa hẹn bao điều tốt đẹp trong tương lai.
 1.2.VỂ cơ sở thực tiễn:
 Trong thực tế ở trường mầm non hiện nay đặc biệt là lớp nhà trẻ 24 - 36 
tháng tuổi việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ còn gặp nhiều khó khăn, 100% trẻ mới 
ra lớp , trẻ còn quấy khóc, nhút nhát , chưa mạnh dạn trong các hoạt động học, hoạt 
động chơi, các hoạt động khác diễn ra trong ngày ở trên lớp. Vậy phải làm thế nào 
để phát triển ngôn ngữ cho trẻ thực sự có hiệu quả đây thật sự là một bài toán khó 
đối với giáo viên mầm non nói chung và đối với bản thân tôi nói riêng.
 Lớp nhà trẻ D1 do tôi đang chủ nghiệm có 18 cháu đều là học sinh mới đi 
học, có nhiều trẻ đã nói rất tốt, nhưng bên cạnh đó có nhiều trẻ còn chậm nói, nói 
ngọng. Xuất phát từ lí do đó, là một cô giáo mầm non, có thời gian tiếp xúc với trẻ 
từ sáng đến chiều , tôi luôn trăn trở với việc làm sao giúp các con phát triển ngôn 
ngữ một cách tốt nhất tôi đã chọn sáng kiến “ Một số biện pháp phát triển ngôn 
ngữ cho trẻ 24- 36 tháng ở Trường Mầm Non Vạn Thắng ” để giúp trẻ phát triển 
ngôn ngữ. Với nội dung trình bày dưới đây, tôi mong rằng bản thân có thể giúp học 
sinh của mình phát triển ngôn ngữ và được góp một phần nhỏ bé của mình vào việc 
hoàn thành tốt nhiệm vụ năm học chung của trường và của huyện.
2. Mục đích nghiên cứu.
 Tìm ra một số biện pháp giúp trẻ phát triển ngôn ngữ cho trẻ 24- 36 tháng ở 
trường mầm non
 Nghiên cứu đặc điểm phát triển ngôn ngữ của trẻ từ đó tìm ra một số biện 
pháp giúp trẻ 24 - 36 tháng phát triển ngôn ngữ ở trường mầm non, giúp trẻ có vốn 
từ phong phú đa dạng, giúp trẻ phát âm đúng, nói tốt Tiếng Việt, diễn đạt rõ ràng 
mạch lạc là điều kiện tốt để trẻ học đọc học viết sau này.
 Nghiên cứu về thực trạng chất lượng về việc phát triển ngôn ngữ của trẻ
 2 2. Khảo sát thực trạng:
 Ngay từ đầu năm học tôi luôn quan tâm đặc điểm tâm lý cũng như ngôn ngữ giao 
tiếp của từng trẻ, tôi luôn quan sát, tìm hiểu khả năng ngôn ngữ giao tiếp hằng ngày 
của trẻ để kịp thời đưa ra biện pháp giáo dục nâng cao dần ngôn ngữ cho trẻ đó. 
Khi tiếp xúc với trẻ tôi nhận thấy ngôn ngữ của trẻ còn hạn chế về câu từ cách phát 
âm. Khi nói trẻ hầu hết sẽ bớt âm trong các từ, biểu đạt ý không đủ câu cho nên 
nhiều khi giáo viên không hiểu ý của trẻ đang muốn nói gì. Có một số trẻ còn hạn 
chế khi nói, trẻ chỉ lắc đầu, gật đầu chỉ tay vào những thứ trẻ cần khi cô hỏi. Khi ở 
nhà trẻ tiếp xúc nhiều với các thiết bị điện tử thông minh trẻ chỉ tập chung xem chứ 
không giao tiếp với mọi người. Đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến 
cho ngôn ngữ của trẻ còn nghèo nàn hạn chế.
2.1. Thuận lợi
 Luôn luôn được sự quan tâm hướng dẫn , chỉ đạo sát sao về chuyên môn của 
Phòng giáo dục đào tạo huyện và Ban giám hiệu nhà trường
 Phòng giáo dục còn thường xuyên tổ chức các buổi tập huấn chuyên đề giúp 
tôi học hỏi rất nhiều kinh nghiệm từ đồng nghiệp của mình
 Lớp học rộng rãi, thoáng mát có nhiều đồ dùng đồ chơi, tivi, máy tính được 
kết nối internet phục vụ cho các hoạt động
 Lớp có 4 giáo viên, đều là giáo viên trẻ trong độ tuổi thanh niên có lòng nhiệt 
huyết với nghề được nhà trường phân công là lớp điểm môi trường học tập. Các cô 
trong lớp luôn đoàn kết, giúp đỡ, học hỏi lẫn nhau trong công việc.
 Đa số học sinh ngoan, thông minh, ham học hỏi, có khả năng lĩnh hội kiến thức 
tương đối đồng đều.
2.2. Khó khăn
 Trong lớp có nhiều trẻ bố mẹ đi làm ăn xa, trẻ ở nhà với ông bà nên việc 
chăm sóc giáo dục trẻ còn nhiều hạn chế. Phụ huynh hay cho trẻ xem tivi, điện 
thoại, ít quan tâm đến giao tiếp của trẻ, chưa hiểu được tầm quan trọng của ngôn 
ngữ đối với trẻ trong giai đoạn này nên không chú ý đến việc dạy trẻ thêm ở nhà, 
phu huynh còn chưa quan tâm việc dạy và học của cô và trẻ ở trên lớp
 Do 100% trẻ mới đi học còn quấy khóc chưa giao tiếp nhiều với cô, trẻ chưa 
hợp tác với cô
 Trẻ còn nói tiếng địa phương nhiều, nói ngọng, khả năng phát âm còn yếu. 
Đa số trẻ khả năng nói, phát âm còn gặp nhiều khó khăn, nhiều trẻ chỉ nói được từ 
đơn, từ đôi, chưa nói được câu đơn hoàn chỉnh
 Vốn từ ngữ của trẻ còn chưa phong phú
 Từ những hiện trạng trên tôi nghiên cứu và đề xuất một số biện pháp nhằm 
 4 Ví dụ: Tôi thường hỏi trẻ :
 + Con chào bố mẹ, chiều bố mẹ đón con sớm nhé.
 + Hôm nay con mặc áo màu gì ?
 + Ai mua áo cho con? .....
 - Minh chứng 2: Cô giáo trò chuyện với trẻ khi đón trẻ
 Qua giờ ăn
 Khi trẻ ăn cơm tôi thường trò truyện với trẻ về các món ăn mà con được ăn Ví 
 dụ: Tôi thường hỏi trẻ :
 + Hôm nay con được ăn món gì?
 + Các con mời cô và các bạn cùng ăn cơm nào!
 + Con có thấy ngon miệng không? ....
Qua giờ trả trẻ
 Khi trả trẻ tôi thường hướng dẫn trẻ chào các bạn chào bố mẹ, chào cô giáo, 
chào các bạn trước khi trẻ ra về
Ví dụ: Tôi thường hỏi trẻ :
 + Ai đón con?
 + Con chào cô chào các bạn rồi về nhé
 + Con kể cho mẹ nghe hôm nay ở lớp con được các cô dạy con làm gì nhé 
Giao lưu với các anh chị lớp lớn
 Ngoài ra tôi con cho học sinh của mình thường xuyên giao lưu với các anh chị 
lớp lớn. Các anh chị lớp lớn sẽ hát, đọc thơ, kể truyện, trò chuyện với trẻ.
- Minh chứng 3: Trẻ giao lưu với anh chị lớp lớn
 Sau khi trò truyện với trẻ mọi lúc mọi nơi tôi thấy trẻ đã mạnh dạn giao tiếp hơn 
, gần gũi với cô giáo và các anh chị hơn. Những câu hỏi gần gũi quen thuộc với trẻ 
giúp trẻ tự tin vào vốn từ của mình ngôn ngữ của trẻ từ đó được mở rộng và phát 
triển hơn.
4.2. Biện pháp 2: Biện pháp giáo dục phát triển ngôn ngữ cho trẻ thông qua 
hoạt động chơi tập ở các góc
* Thông qua hoạt động chơi tập ở các góc
- Lý do chọn hoạt động:
 Bác Hồ từng nói: “Trẻ em như búp trên cành, biết ăn biết ngủ, biết học hành 
là ngoan”. Trẻ mầm non học mà chơi chơi mà học và hoạt động vui chơi là hoạt 
động chủ đạo của trẻ. Thông qua trò chơi, giúp trẻ hình thành và phát triển cấu 
trúc tâm lý trong nhân cách của trẻ. Trẻ chơi chủ yếu do nhu cầu và khả năng của 
trẻ, nhu cầu muốn bắt chước, muốn làm người lớn, nhưng khả năng và sức lực của 
trẻ chưa đủ để làm người lớn do đó trẻ giải tỏa nhu cầu đó dưới hình thức là hoạt 
 6 để dẫn dắt trẻ tìm hiểu khám phá nội dung hoạt động một các có hiệu quả nhất giúp 
trẻ phát triển ngôn ngữ.
* Thông qua hoạt động học nhận biết tập nói
- Lý do chọn hoạt động :
Đây là môn học quan trọng nhất đối với sự phát triển ngôn ngữ và cung cấp vốn từ 
vựng cho trẻ. Trẻ ở lứa tuổi 24-36 tháng đang bắt đầu học nói, bộ máy phát âm chưa 
hoàn chỉnh, vì vậy trẻ thường nói không đủ từ, nói ngọng, nói lắp. Hoạt động nhận 
biết tập nói là hoạt động quan trọng nhất đối với sự phát triển ngôn ngữ và cung cấp 
vốn từ cho trẻ
- Cách thực hiện:
 Ví dụ 1 : Qua hoạt động nhận biết tập nói “ Con gà trống” tôi cho trẻ quan sát 
con gà trống thật. Tôi chỉ vào từng bộ phận của con gà trống và hỏi trẻ :
 + Đây là bộ phận gì của con gà ( đầu gà, đuôi gà, thân gà....) cho cả lớp phát 
âm cùng cô, sau đó tổ, nhóm, cá nhân trẻ phát âm lại 2,3 lần các bộ phận của con 
gà mà cô hỏi
 + Con gà gáy như thế nào? Cho trẻ bắt chước tiếng kêu con gà 2,3 lần ....
 - Minh chứng 6: Tiết dạy nhận biết cho trẻ
 - Kết quả:
 Sau những tiết học nhận biết tập nói tôi thấy trẻ rất hào hứng, hứng thú tham 
gia tiết học. Trẻ ghi nhớ rất lâu từ mà cô dạy trẻ, vốn từ của trẻ được mở rộng.
* Thông qua hoạt động thơ, truyện
- Lý do chọn hoạt động :
 Thơ, truyện là phương tiện quan trọng để phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm 
non. Không chỉ là rèn luyện cho trẻ phát âm đúng ngữ pháp mà quan trọng hơn cả 
là vốn từ, dạy trẻ nói đúng cấu trúc câu, nói đúng ngữ pháp trọn vẹn và có hiệu 
quả giao tiếp, có vai trò lớn trong việc phát triển ngôn ngữ mạch lạc của trẻ Trên 
tiết học khi cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học là phát triển ngôn ngữ nói cho 
trẻ và còn hình thành phát triển ở trẻ kỹ năng nói mạch lạc mà muốn làm được 
như vậy trẻ phải có vốn từ phong phú hay nói cách khác là trẻ cũng được học 
thêm được các từ mới qua giờ học thơ, truyện.
- Cách thực hiện:
 Để giờ thơ, truyện đạt kết quả cao cũng như hình thành ngôn ngữ cho trẻ thì 
đồ dùng phục vụ cho tiết học phải đảm bảo :
 + Đồ dùng phải đẹp, sáng tạo, màu sắc phù hợp đảm bảo tính an toàn và vệ 
sinh cho trẻ.
 + Nếu là tranh vẽ phải đẹp, phù hợp với câu truyện
 8

File đính kèm:

  • docxskkn_mot_so_bien_phap_giup_tre_24_36_thang_phat_trien_ngon_n.docx
  • pdfSKKN Một số biện pháp giúp trẻ 24-36 tháng phát triển ngôn ngữ ở Trường Mầm non Vạn Thắng.pdf