SKKN Một số biện pháp giúp trẻ 24-36 tháng ổn định nề nếp sau đợt nghỉ học dài ngày do dịch bệnh Covid-19

Hoạt động lao động sư phạm của cô giáo mầm non có định hướng, có mục đích để giáo dục, phát triển trẻ. Tác động sư phạm của cô giáo phải luôn thay đổi, phù hợp với nhu cầu phát triển của trẻ có cảm tình, có hứng thú. Vì thế nghệ thuật chủ yếu của cô thể hiện ở chỗ biết hòa nhập vào thế giới trẻ, biết quên mình là người lớn để thực sự là người bạn của trẻ. Biết tôn trọng và đồng cảm với trẻ tạo nên không khí cởi mở, lôi cuốn, thu hút trẻ, như thế trẻ dễ nghe theo sự hướng dẫn của cô, biết vâng lời cô một cách thoải mái, vui vẻ. Từ đó giúp trẻ những hiểu biết nhất định, tạo cho trẻ có đầy đủ điều kiện về thể lực, kiến thức đồng thời hình thành và phát triển nhân cách tốt cho trẻ, tạo tiền đề cho trẻ vững vàng và tự tin hơn. Muốn thực hiện những mục tiêu trên thì vấn đề rèn luyện nền nếp thói quen ban đầu cho trẻ mầm non phải được chú trọng thường xuyên liên tục và không ngừng được đổi mới. Đặc biệt là đội ngũ giáo viên phải thường xuyên bồi dưỡng, nâng cao trình độ nghiệp vụ chuyên môn thường xuyên được tiếp thu đầy đủ các chuyên đề, tiếp cận với cái mới một cách kịp thời để thực hiện việc chăm sóc - giáo dục trẻ, đặc biệt là rèn luyện nền nếp thói quen ban đầu cho trẻ đạt kết quả cao.
doc 19 trang thuydung 20/05/2024 960
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp giúp trẻ 24-36 tháng ổn định nề nếp sau đợt nghỉ học dài ngày do dịch bệnh Covid-19", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp giúp trẻ 24-36 tháng ổn định nề nếp sau đợt nghỉ học dài ngày do dịch bệnh Covid-19

SKKN Một số biện pháp giúp trẻ 24-36 tháng ổn định nề nếp sau đợt nghỉ học dài ngày do dịch bệnh Covid-19
 A. ĐẶT VẤN ĐỀ
 Để thực hiện tốt mục tiêu của xã hội và mục đích của Đảng ta là: “Dân 
giàu nước mạnh, xã hội công bằng dân chủ văn minh” thì trước hết nhiệm vụ 
của giáo dục phải đào tạo ra được những con người mới xã hội chủ nghĩa và con 
người đó phải được phát triển toàn diện.
 Chính vì nhiệm vụ nặng nề được đặt ra cho ngành giáo dục mà sự nghiệp 
giáo dục của những năm gần đây đã được Đảng và nhà nước quan tâm và chú 
trọng hơn. Đặc biệt là giáo dục mầm non là hệ thống đầu tiên của giáo dục quốc 
dân, nó là nền tảng đầu tiên trong suốt quá trình giáo dục đào tạo con người mới 
xã hội chủ nghĩa.
 Để thực hiện tốt những mục tiêu cơ bản của mình thì ngành học mầm non 
phải không ngừng đổi mới và phát triển về mọi mặt: Số lượng, chất lượng và cơ 
sở vật chất cũng như nội dung chăm sóc giáo dục trẻ.
 Như chúng ta đã biết, giáo dục là một trong những nhiệm vụ quan trọng và 
cần thiết. Muốn thực hiện được nhiệm vụ to lớn này thì gia đình là sợi dây tình 
yêu, chăm sóc và kích thích đầu tiên của trẻ, cha mẹ là những người thầy đầu 
tiên và quan trọng nhất. Mỗi nhà giáo dục, mỗi một cô giáo, người mẹ thứ hai 
của trẻ, thì phải làm sao hình thành cho các cháu bước đầu có một đức tính tốt 
để sau này trẻ trở thành người công dân tốt.
 Là một giáo viên mầm non được phân công phụ trách trẻ ở độ tuổi 24 - 36 
tháng, ở tuổi này trẻ còn rất bé nhưng đặc điểm sinh lý trẻ phát triển rất mạnh. 
Vì vậy, trẻ dễ bị tổn thương về tâm lý, tôi thấy việc giáo dục đưa các cháu vào 
nền nếp để tham gia mọi hoạt động trong ngày của trẻ là một nhiệm vụ quan 
trọng hàng đầu trong suốt quá trình học của các cháu. Đặc biệt sau đợt nghỉ học 
dài ngày do dịch covid-19, trẻ ở nhà với bố mẹ, gia đình nên khi đi học lại trẻ 
thường có thái độ sợ hãi không muốn đến lớp, không chấp nhận sự giúp đỡ của 
các cô giáo, thậm chí còn la khóc, không ăn, không ngủ, hoặc không tham gia 
vào mọi hoạt động và có thể trẻ dường như không hoà nhập vào tập thể.
 Vậy làm thế nào để nhanh chóng đưa trẻ vào nền nếp, thói quen sinh hoạt 
ngay từ những ngày đầu trẻ đi học lại sau nghỉ dịch. Theo tôi nghĩ đây không 
phải là vấn đề trăn trở của riêng tôi mà là của tất cả các đồng nghiệp dạy lớp nhà 
trẻ nói chung. Nhận thức được tầm quan trọng đó tôi đã chọn đề tài sáng kiến 
kinh nghiệm “Một số biện pháp giúp trẻ nhà trẻ 24 - 36 tháng ổn định nền nếp 
sau đợt nghỉ học dài ngày do dịch bệnh Covid-19”.
 1/13 động, sáng tạo một cách triệt để. Trẻ mầm non nói chung và trẻ nhà trẻ nói riêng 
đặc biệt là trẻ 24 - 36 tháng tuổi. Nếu cô tạo điều kiện cho trẻ được hoạt động 
dưới nhiều hình thức, thông qua mọi hoạt động hàng ngày ở mọi lúc, mọi nơi... 
thì việc rèn luyện nền nếp, thói quen cho trẻ sẽ được thuần thục hơn, kết quả sẽ 
đạt cao hơn.
 II. CƠ SỞ THỰC TIỄN:
 1. Đặc điểm chung:
 Là một giáo viên mầm non đã công tác nhiều năm và được phân công giảng 
dạy ở lớp nhà trẻ 24 - 36 tháng tuổi ở trường mầm non Yên ngưu, xã Tam Hiệp, 
huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội. Tôi nhận thấy việc rèn luyện ổn định nền 
nếp cho trẻ là việc làm rất cần thiết. Do vậy, tôi đã nghiên cứu và thực hiện đề 
tài sáng kiến kinh nghiệm.
 “Một số biện pháp giúp trẻ nhà trẻ 24 - 36 tháng ổn định nền nếp sau đợt 
nghỉ học dài ngày do dịch bệnh Covid-19”
 2. Tình hình thực tế:
 Năm học 2019-2020, tôi được Ban giám hiệu phân công dạy lớp nhà trẻ D2 
của trường mầm non Yên Ngưu, xã Tam Hiệp, huyện Thanh Trì, thành phố Hà 
Nội. Hiện nay, lớp do tôi phụ trách có 20 cháu. Trong đó: 12 nam và 08 nữ.
 - 40% phụ huynh làm nghề nông, 60% phụ huynh là công nhân, viên chức 
và nghề lao động tự do.
 Từ thực tế nêu trên, tôi đã gặp những thuận lợi và khó khăn như sau:
 * Thuận lợi:
 - Cơ sở vật chất:
 + Được sự quan tâm của Ban giám hiệu nhà trường đã đầu tư cơ sở vật 
chất, đồ dùng dạy học, đồ chơi, ti vi, máy tính cài đặt các phần mềm có nội dung 
giáo dục để phục vụ cho việc giảng dạy.
 + Phòng học rộng rãi, thoáng mát.
 + Trường học khang trang có khung cảnh sư phạm đẹp thu hút trẻ.
 - Giáo viên:
 + Lớp có 2 giáo viên: Trong đó có một giáo viên đạt trình độ trên chuẩn, 1 
giáo viên đạt trình độ chuẩn. Cả 2 giáo viên đều năng động, nhiệt tình, nhanh 
nhẹn, yêu nghề, mến trẻ, tâm huyết với nghề và có tinh thần trách nhiệm cao 
trong công việc.
 + Bản thân tôi luôn học hỏi nâng cao hiểu biết nhận thức về kiến thức và 
trao đổi với đồng nghiệp để tìm ra những phương pháp dạy hay trong việc rèn 
luyện ổn định nền nếp cho trẻ trong thời gian nghỉ dài do dịch bệnh.
 3/13 đạt được sau quá trình thực hiện đề tài sáng kiến kinh nghiệm. Trước khi đưa ra 
các biện pháp để ổn định nền nếp cho trẻ thì việc đầu tiên tôi cần làm là khảo 
sát thực tế nền nếp của trẻ để có thể dễ dàng so sánh, đánh giá được chính xác 
kết quả thực hiện các biện pháp trên trẻ. Ngay sau khi trẻ đi học vào tuần 2 
tháng 5. Tôi đã triển khai khảo sát thói quen nền nếp của trẻ dựa trên các nội 
dung. Thói quen nền nếp của trẻ thông qua các hoạt động hàng ngày của trẻ tại 
trường và có nhận định như sau:
 * Thói quen nền nếp của trẻ còn hạn chế
 - Một số trẻ chưa cất đồ chơi, đúng nơi quy định
 - Vào giờ ăn một số trẻ chưa chịu xúc
 - Vào giờ hoạt động học một số trẻ còn chưa chú ý lên cô.
 Bảng khảo sát nền nếp, thói quen cho trẻ khi đi học trở lại sau đợt nghỉ 
học dài ngày.
 Số lượng trẻ Sau khi trẻ đi học 
 STT Nội dung tham gia khảo trở lại
 sát/20 trẻ % Đạt % Chưa đạt
1 Thói quen nền nếp đi học đều 10 50 50
2 Thói quen nền nếp chào hỏi 12 60 40
3 Thói quen cất đồ dùng đồ chơi 11 55 45
4 Thói quen nền nếp giờ ăn 13 65 35
5 Thói quen nền nếp giờ ngủ 12 60 40
6 Thói quen nền nếp giờ vui chơi 14 70 30
7 Thói quen nền nếp học tập 12 65 35
8 Thói quen nền nếp vệ sinh 14 70 30
 * Kết quả: Qua kết quả khảo sát nêu trên, cho thấy: thói quen nền nếp của 
trẻ sau đợt nghỉ học dài ngày do dịch bệnh Covid-19 còn nhiều hạn chế. Từ thực 
trạng trên, bản thân tôi luôn suy nghĩ tìm ra các biện pháp nhằm ổn định nề nếp 
cho trẻ một cách nhanh nhất sau đợt nghỉ học dài ngày là việc làm rất cần thiết.
 2. Lồng ghép hình thành thói quen, nền nếp cho trẻ thông qua các hoạt 
động trong ngày của trẻ tại trường mầm non:
 Với tâm lý của trẻ là dễ nhớ mau quên nên việc tạo nền nếp thói quen cho 
trẻ phải được thường xuyên và lặp đi lặp lại. Hàng ngày trẻ đến lớp với các nội 
dung hoạt động: giờ ăn, giờ ngủ, vệ sinh, học tập, vui chơi, giờ đón, giờ trả... 
mọi sinh hoạt đều là những hình thức để trẻ được rèn luyện. Đối với trẻ độ tuổi 
này để đưa các cháu vào nền nếp thói quen không phải là chuyện dễ và đơn giản. 
Thực tế các cháu còn rất bé, tính tự do của trẻ còn thể hiện nhiều, trẻ chưa có ý 
thức được như các anh chị lớn, điều này cũng là những khó khăn cho các cô 
giáo. Do đó muốn tạo cho trẻ có được thói quen, nền nếp tốt trong mọi hoạt 
 5/13 Bài thơ: “ Ăn”.
 Rửa tay sạch Ngồi vào ghế
 Mặc yếm vào Nhai thật kỹ
 Bé đứng trước Nuốt cho ngon
 Lớn đứng sau Ăn hết cơm
 Dắt tay nhau Không rơi vãi.
 * Qua hoạt động giờ ngủ: 
 Cô rèn trẻ đến giờ đi ngủ không được nói chuyện, nằm ngay ngắn vào gối, 
chân duỗi thẳng, để tay lên bụng, mắt nhắm.
 Qua bài thơ, bài hát cô rèn trẻ: 
 Bài thơ : “ Giờ ngủ”
 Vào giường đi ngủ
 Không nghịch đồ chơi
 Không gọi bạn ơi
 Không cười khúc khích
 Không ai tinh nghịch
 Giơ chân, giơ tay
 Phải nằm cho ngay
 Mắt thì nhắm lại.
 Bài thơ : “ Giờ đi ngủ”
 Giờ đi ngủ
 Em lên giường
 Nằm lặng im
 Hai mắt nhắm
 Ngủ cho ngoan
 Chiều mẹ đón.
 (Ảnh minh họa: Giờ đi ngủ - Phụ lục 3)
 * Rèn thói quen vệ sinh cho trẻ:
 Thời điểm này bé được rèn luyện các kỹ năng vệ sinh cá nhân và lao động 
tự phục vụ như đi vệ sinh đúng nơi quy định, đi vệ sinh xong để dép lên giá, rửa 
tay sạch trước khi ăn cơm hay có mũi phải lấy giấy chùi.
 Ví dụ: Rèn trẻ thói quen vệ sinh cho trẻ qua các bài:
 Bài thơ: “Chùi mũi”
 Mỗi khi có mũi
 Bé nhớ chùi ngay
 Chớ có dùng tay
 Quyệt ngay lên má
 7/13

File đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_giup_tre_24_36_thang_on_dinh_ne_nep_sa.doc