SKKN Một số biện pháp giúp trẻ 24-36 tháng nhận biết và phòng tránh nguy cơ không an toàn ở Trường Mầm non Quỳnh Đô

Phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ em đang là vấn đề được nhiều người quan tâm, nhằm bảo đảm sức khỏe cũng như trang bị ý thức bảo vệ sức khỏe của trẻ em. Nguy cơ không an toàn ở trẻ em có thể phòng tránh nếu được quan tâm và có chiến lược, giải pháp hành động cụ thể. Đối với trẻ em việc giáo dục trẻ nhận biết nguy cơ không an toàn và phòng tránh cho trẻ là trách nhiệm của gia đình, nhà trường, các ban ngành đoàn thể và cả cộng đồng xã hội. Ở trường mầm non cô giáo là người chăm sóc trẻ hàng ngày từng bữa ăn đến giấc ngủ, để trẻ được an toàn tuyệt đối với về tính mạng và tinh thần thì giáo viên phải có sự hiểu biết sâu rộng, nắm chắc các kiến thức và nguyên nhân, cách phòng tránh, cách xử lí một số nguy cơ không an toàn để chăm sóc trẻ. Bên cạnh đó giáo viên phải cung cấp kiến thức về phòng tránh tai nạn thương tích phù hợp với từng lứa tuổi. Với trẻ nhà trẻ 24- 36 tháng, giáo viên cần cung cấp cho trẻ biết: Một số vật dụng gây nguy hiểm, những nơi nguy hiểm không được phép sờ vào hoặc đến gần, biết hành động nguy hiểm và phòng tránh. Muốn thực hiện được tốt điều đó, cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan, tổ chức, đoàn thể và các bậc phụ huynh trong việc tuyên truyền, giáo dục trẻ, nâng cao nhận thức cho trẻ về kiến thức, các kỹ năng giúp trẻ tự bảo vệ mình để trẻ có sức khỏe thật tốt, góp phần phát triển toàn diện cho trẻ.
doc 31 trang thuydung 20/05/2024 2204
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp giúp trẻ 24-36 tháng nhận biết và phòng tránh nguy cơ không an toàn ở Trường Mầm non Quỳnh Đô", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp giúp trẻ 24-36 tháng nhận biết và phòng tránh nguy cơ không an toàn ở Trường Mầm non Quỳnh Đô

SKKN Một số biện pháp giúp trẻ 24-36 tháng nhận biết và phòng tránh nguy cơ không an toàn ở Trường Mầm non Quỳnh Đô
 2
 MỤC LỤC
A. ĐẶT VẤN ĐỀ .................................................................................................1
B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ..................................................................................3
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN..............................................................................................3
II. CƠ SỞ THỰC TIỄN ........................................................................................4
1. Đặc điểm tình hình: ...........................................................................................4
2. Thuận lợi: ..........................................................................................................4
3. Khó khăn: ..........................................................................................................4
III. MỘT SỐ BIỆN PHÁP. ...................................................................................5
1. Biện pháp 1: Tự bồi dưỡng nâng cao hiểu biết về một số nguy cơ không an 
toàn và cách phòng tránh cho trẻ...........................................................................5
2. Biện pháp 2: Sáng tạo trò chơi, sáng tác sưu tầm thơ ca, bài vè có nội dung 
giáo dục trẻ nhận biết và phòng tránh nguy cơ không an toàn:.............................6
3. Biện pháp 3: Lồng ghép nội dung giáo dục trẻ biết một số nguy cơ không an 
toàn và phòng tránh thông qua các hoạt động.......................................................8
4. Biện pháp 4: Ứng dụng công nghệ thông tin thiết kế bài giảng để giúp trẻ 
nhận biết nguy cơ không an toàn và phòng tránh................................................15
5. Biện pháp 5: Nghệ thuật phối hợp cùng phụ huynh giúp trẻ nhận biết nguy cơ 
không an toàn và phòng tránh .............................................................................17
IV. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC................................................................................20
C. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ..............................................................22
I. KẾT LUẬN:.....................................................................................................22
II. KHUYẾN NGHỊ - ĐỀ XUẤT........................................................................22 2
ngã, ngộ độc, động vật cắn, đuối nước, điện giật, thương tích do tai nạn giao 
thông hoặc do vật sắc nhọn gây ra.
 Bản thân tôi là một giáo viên trẻ, với lòng nhiệt tình yêu nghề mến trẻ, 
tinh thần trách nhiệm trong công việc cao. Tôi luôn trăn trở và suy nghĩ làm thế 
nào để đảm bảo an toàn tuyệt đối về tinh thần và thân thể trẻ. Xuất phát từ 
những lý do trên tôi đã tìm tòi, nghiên cứu, học hỏi và áp dụng: “Một số biện 
pháp giúp trẻ 24-36 tháng nhận biết và phòng tránh một số nguy cơ không an 
toàn ở trường mầm non” nhằm góp phần nhỏ bé của mình vào công tác chăm 
sóc giáo dục trẻ trong nhà trường đạt kết quả tốt.
 * Mục đích nghiên cứu đề tài:
 - Bản thân được nâng cao trình độ chuyên môn, tích lũy được kinh nghiệm 
trong việc tổ chức hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ, giúp trẻ lớp mình nhận biết 
và phòng tránh một số nguy cơ không an toàn ở trường mầm non.
 - Chỉ ra các biện pháp nhằm giúp trẻ nhận biết những nguy hiểm và biết 
cách tránh những nguy hiểm đó.
 - Trẻ có kĩ năng nhận biết và phòng tránh nguy cơ không an toàn.
 * Đối tượng nghiên cứu của đề tài:
 - Một số biện pháp giúp trẻ nhà trẻ 24-36 tháng nhận biết và phòng tránh 
một số nguy cơ không an toàn ở trường mầm non.
 * Thời gian nghiên cứu:
 - Từ tháng 9/2022 đến tháng 5/2023.
 * Phạm vi áp dụng:
 - Lớp nhà trẻ 24 - 36 tháng tuổi ở trường mầm non nơi tôi công tác năm 
học 2022 - 2023.
 4
 Muốn thực hiện được tốt điều đó, cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ 
quan, tổ chức, đoàn thể và các bậc phụ huynh trong việc tuyên truyền, giáo dục 
trẻ, nâng cao nhận thức cho trẻ về kiến thức, các kỹ năng giúp trẻ tự bảo vệ mình 
để trẻ có sức khỏe thật tốt, góp phần phát triển toàn diện cho trẻ.
 II. CƠ SỞ THỰC TIỄN
 1. Đặc điểm tình hình:
 Trường mầm non tôi công tác được thành lập từ ngày 7/8/2014. Trường có 
2 cơ sở. Trường đạt kiểm định chất lượng giáo dục mức độ 2 và được công nhận 
lại chuẩn quốc gia mức độ I vào tháng 12/2019.
 Năm học 2022-2023 tôi được nhà trường phân công dạy lớp nhà trẻ 24-36 
tháng tuổi, lớp có 3 cô giáo phụ trách, với tổng số 27 cháu. Trong đó có 16 học 
sinh nữ và 11 học sinh nam.
 2. Thuận lợi:
 - Được ban giám hiệu nhà trường cung cấp đầy đủ tài liệu, và tổ chức tập 
huấn cho 100% cán bộ giáo viên nhân viên về phòng tránh tai nạn thương tích 
cho trẻ trong trường mầm non.
 - Lớp có 3 giáo viên phụ trách trình độ đạt chuẩn, chuyên môn vững vàng, 
nhiệt tình yêu nghề, mến trẻ.
 - Trẻ ngoan, có nề nếp, một số trẻ có khả năng tiếp thu nhanh, nghe lời cô 
giáo.
 Phụ huynh quan tâm phối hợp cùng cô trong công tác chăm sóc giáo dục 
phòng chống tai nạn thương tích trẻ.
 3. Khó khăn: 
 - Giáo viên chưa có nhiều kinh nghiệm về nguy cơ xảy ra tai nạn thương 
tích và cách phòng chống, xử lý cho trẻ. Phần lớn tìm hiểu các tai nạn thương tích 
và cách xử lý chỉ là trên lý thuyết mà chưa được thông qua tập huấn, thực hành.
 - 2/3 giáo viên trong lớp tuổi đời còn trẻ, chưa có nhiều kinh nghiệm chăm 
sóc giáo dục trẻ, chưa linh hoạt lồng ghép tích hợp nội dung phòng chống gây 
tai nạn thương tích cho trẻ.
 - Số học sinh lớp đông. Việc quan sát, bao quát, giám sát trẻ còn chưa chặt chẽ.
 - Trẻ còn bé rất hiếu động, thích làm theo ý của mình. Trẻ chưa nhận thức 
được nguy cơ gây tai nạn thương tích và cách phòng chống để tự bảo vệ mình.
 - Đa số phụ huynh làm nông nghiệp, buôn bán do tính chất công việc 
chiếm nhiều thời gian nên chưa nhận thức đầy đủ về tầm quan trọng về việc dạy 
trẻ nhận biết và phòng tránh các nguy cơ không an toàn cho trẻ.
 - Một số phụ huynh do bận rộn công việc kiếm sống nên chưa thực sự 
quan tâm đến việc dạy dỗ con cái mà giao phó hoàn toàn cho cô giáo ở trường. 6
 2. Biện pháp 2: Sáng tạo trò chơi, sáng tác sưu tầm thơ ca, bài vè có 
nội dung giáo dục trẻ nhận biết và phòng tránh nguy cơ không an toàn:
 a. Sáng tác thơ ca, bài vè có nội dung giáo dục trẻ nhận biết và phòng 
tránh nguy cơ không an toàn:
 Nội dung giáo dục trẻ nhận biết nguy cơ không an toàn là vấn đề rất thiết 
thực. Bên cạnh việc giáo dục lồng ghép trong các giờ hoạt động chăm sóc giáo 
dục trẻ hàng ngày, để có kết quả tốt hơn, tôi đã sáng tác, sưu tầm một số bài thơ, 
bài vè có vần, có điệu, dễ nhớ dễ thuộc để dạy cho trẻ đọc trong các hoạt động. 
Thông qua các thơ, bài vè sẽ trẻ giúp trẻ hiểu rõ kiến thức và nhớ lâu hơn. 
 * Cách thực hiện:
 Tôi đã sáng tác những bài thơ với nội dung giáo dục trẻ kĩ năng nhận biết 
và phòng tránh nguy cơ không an toàn với nội dung về các nguy cơ gây mất an 
toàn và cách phòng tránh nhớ dễ thuộc, câu từ ngắn gọn đơn giản, có vần điệu 
phù hợp với lứa tuổi nhà trẻ. 
 Bài thơ giáo dục trẻ kĩ năng tự bảo vệ mình như: Xuống cầu thang, nhắc 
nhở, bé ơi, cô dạy...(Phụ lục). Thông qua nội dung bài thơ trẻ được nghe, được 
đọc cùng với sự giảng giải của cô trẻ hiểu được ý nghĩa và dần hình thành cho 
trẻ những kĩ năng nhận biết nguy cơ không an toàn và kinh nghiệm phong tránh 
cho bản thân. 
 * Kết quả đạt được:
 Tôi đã sáng tác được 18 bài thơ, 10 bài vè và sưu tầm được nhiều bài với 
nội dung giáo dục trẻ kĩ năng nhận biết và phòng tránh tai nạn thương tích cho 
trẻ. Với những bài thơ này trẻ dễ nhớ dễ thuộc tôi đưa vào dạy trẻ thông qua giờ 
học, giờ chơi, tôi cho trẻ đọc nhiều lần giúp trẻ nhớ được bài thơ bước đầu trẻ 
hiểu và biết cách phòng tránh những nguy cơ gây tai nạn thương tích cho tích 
cho bản thân.
 b. Sáng tạo trò chơi giúp trẻ nhận biết và phòng tránh nguy cơ 
không an toàn:
 Từ thực tiễn tôi nhận thấy nếu dạy trẻ nhận biết và phòng tránh về các nguy 
cơ không an toàn chỉ bằng “thực hành miệng” thì nhiều khi trẻ sẽ không hình 
dung ra được. Và tôi nhận thấy các trò chơi đem lại hiệu quả rất tốt trong việc 
giáo dục trẻ, giúp trẻ nhận biết một cách dễ dàng nhất, dễ hiểu nhất, giáo viên sẽ 
cảm thấy nhẹ nhàng hơn khi truyền đạt kiến thức. Từ đó tôi đã sáng tạo các trò 
chơi để tổ chức các nội dung giáo dục kỹ năng cho trẻ.
* Cách thực hiện: 
Tôi tổ chức các trò chơi này trong phần trò chơi ôn luyện các giờ học nhận biết 
tập nói giờ hoạt động chiều để góp phần giáo dục trẻ một cách hiệu quả nhất.

File đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_giup_tre_24_36_thang_nhan_biet_va_phon.doc