SKKN Một số biện pháp giúp trẻ 24-36 tháng nhận biết, phân biệt tốt 3 màu xanh - đỏ - Vàng ở trường mầm non

Nhờ có màu sắc con người nhìn nhận cuộc sống, sự vật hiện tượng thêm phong phú và đa dạng. Trong những bài thơ, câu chuyên màu sắc của sự vật cũng là một trong những yếu tố thúc đẩy trẻ hứng thú. Giúp trẻ nhận biết tốt 3 màu xanh- đỏ- vàng sẻ giúp trẻ nhận biết và phân biệt màu sắc của các đồ dùng, đồ chơi một cách tự tin hơn…Việc giúp trẻ nhận biết phân biệt tốt 3 màu cơ bản xanh- đỏ- vàng còn là bước đầu giúp trẻ phát triển lĩnh vực thẩm mĩ, là nền tảng vững chắc để sau này trẻ còn nhận biết, phân biệt được nhiều màu sắc khác ở nhiều độ tuổi khác nhau.

Để làm tốt công việc giúp trẻ nắm được những kiến thức cũng như trả lời chính xác các câu hỏi của cô về màu sắc thì trước hết cô phải trau dồi kiến thức hiểu biết để dạy trẻ có đủ kĩ năng cũng như tạo tình huống, gây hứng thú cho trẻ tới các hình thức, để giúp trẻ nhận biết, phân biệt tốt 3 màu xanh- đỏ- vàng. Xuất phát từ những lí do trên mà tôi chọn và nghiên cứu “ Một số biện pháp giúp trẻ 24-36 tháng nhận biết, phân biệt tốt 3 màu xanh- đỏ- vàng ở trường mầm non.”

docx 24 trang thuydung 27/07/2024 1351
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp giúp trẻ 24-36 tháng nhận biết, phân biệt tốt 3 màu xanh - đỏ - Vàng ở trường mầm non", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp giúp trẻ 24-36 tháng nhận biết, phân biệt tốt 3 màu xanh - đỏ - Vàng ở trường mầm non

SKKN Một số biện pháp giúp trẻ 24-36 tháng nhận biết, phân biệt tốt 3 màu xanh - đỏ - Vàng ở trường mầm non
 dạy trẻ có đủ kĩ năng cũng như tạo tình huống, gây hứng thú cho trẻ tới các hình 
thức, để giúp trẻ nhận biết, phân biệt tốt 3 màu xanh- đỏ- vàng. Xuất phát từ những 
lí do trên mà tôi chọn và nghiên cứu “ Một số biện pháp giúp trẻ 24-36 tháng nhận 
biết, phân biệt tốt 3 màu xanh- đỏ- vàng ở trường mầm non.”
2.2 Cơ sở thực tiễn:
Để giúp trẻ 24- 36 tháng tuổi nhận biết, phân biệt tốt 3 màu xanh- đỏ- vàng tôi đã 
mạnh dạn áp dụng nhiều hình thức khác nhau để thu hút trẻ tham gia vào bài. Trẻ 
được học hỏi từ cô, từ bạn, học ở mọi lúc mọi nơi. Được thể hiện hết tài năng của 
mình. Là một giáo viên hàng ngày được gần gũi, chăm sóc và giáo dục trẻ tôi nhận 
thấy việc giúp trẻ nhận biết, phân biệt màu là một hoạt động vô cùng quan trọng và 
ý nghĩa đối với trẻ nên tôi chọn đề tài này để nghiên cứu.
 - Mục đích nghiên cứu:
 - Khi nghiên cứu đề tài này mục đích của tôi là giúp cho nhóm trẻ 24- 36 tháng 
 tư duy tốt nhận biết, phân biệt chính xác màu cơ bản xanh- đỏ- vàng trong 
 các hoạt động học, hoạt động góc và hoạt động dạo chơi tham quan.
Thời gian nghiên cứu:
Tôi quan sát và thực hiện nghiên cứu từ tháng 9/2015 đến tháng 5/2016
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu trẻ 24- 36 tháng tuổi ở trường Mầm Non
Phạm vi nghiên cứu:
Tại nhóm lớp nhà trẻ 24- 36 tháng tuổi ở trường mầm non –Ba vì – Hà Nội
Phương pháp nghiên cứu: 
Phương pháp nghiên cứu lý thuyết
Phương pháp nghiên cứu thực tiễn trên trẻ
Phương pháp nghiên cứu tài liệu, sách báo có liên quan đến đề tài.
Phương pháp quan sát các hoạt động trong ngày của trẻ 
Phương pháp khảo sát số liệu.
 2/21 Là một giáo viên chủ nhiệm lớp ngay từ đầu năm học tôi luôn quan tâm đến lĩnh 
vực thẩm mĩ của trẻ. Khả năng nhận biết của trẻ về màu sắc từ đó giúp tôi mở rộng 
vốn hiểu biết và nâng cao trình độ chuyên môn bên cạnh đó cũng là việc để cho tôi 
tiếp xúc trao đổi với các bạn đồng nghiệp.Từ đó tôi có thêm nhiều hiểu biết mới để 
dạy trẻ hơn.
Trong năm học tôi đã cố gắng rất nhiều trong công việc dạy trẻ nhận biết phân biệt 
3 màu cơ bản xanh- đỏ- vàng thông qua các bộ môn “Hoạt động với đồ vật” “nhận 
biết tập nói” “ nhận biết phân biệt”qua các hoạt động ngoai trời “thể dục” tôi luôn 
rèn cho trẻ kỹ năng nhận biết phân biệt màu chủ yếu tích hợp lồng ghép trong các 
giờ học. Ngoài ra tôi còn dạy trẻ nhận biết phân biệt màu xanh- đỏ- vàng thông qua 
các hoạt động ngoài trời. Nhưng do sự nhận biết phân biệt màu của trẻ không đồng 
đều, cô sử dụng đồ dùng trực quan chưa phong phú, trẻ chỉ thích những đồ dùng có 
màu sắc đẹp nhưng chưa gọi tên đúng màu của đồ vật đồ chơi, trẻ chỉ biết chỉ tay 
vào những đồ chơi trẻ thích khi cô nói con hãy gọi màu sắc của đồ vật thì trẻ không 
biết hoặc màu vàng thi gọi màu xanh, đỏ .
Qúa trình tiếp xúc với trẻ bản thân tôi thấy rất lo lắng về vấn đề này và tôi nghĩ 
rằng mình phải tìm tòi nghiên cứu tài liệu để tìm ra biện pháp tốt nhất giúp trẻ phân 
biệt màu cơ bản xanh- đỏ- vàng mà không bị nhầm lẫn để giúp trẻ tự tin hơn trong 
khi học cũng như trong vui chơi.
2.1/ Thuận lợi.
Bài dạy được rút ra từ lớp nhà trẻ D1
-Lớp học được chia theo đúng độ tuổi quy định 24- 36 tháng
-Số lượng trẻ 33 cháu
-Nam 24 cháu
-Nữ 9 cháu.
-100% số trẻ ăn ở bán trú tại trường.
 4/21 -Sự quan tâm của các bậc phụ huynh về vấn đề nhận biết phân biệt màu của con 
em mình trong độ tuổi nhà trẻ là không cần thiết. Đối với họ khi con đến lớp được 
cô giáo chăm sóc yêu thương, đi học về biết chào hỏi ông, bà, bố, mẹ và biết hát 
một vài bài hát, biết đọc một vài câu thơ như vậy là họ đã vui và phấn khởi lắm rồi. 
Họ không nghĩ rằng việc giúp con mình nhận biết phân biệt màu cũng rất quan 
trọng và cần thiết.
-Việc nhận biết và phân biệt 3 màu xanh- đỏ- vàng của trẻ là không đồng đều, đặc 
điểm tâm sinh lí của mỗi trẻ lại khác nhau, nhận thức của mỗi trẻ khác nhau nên 
trong quá trình dạy và học của trẻ cũng rất khó đòi hỏi giáo viên phải tìm tòi 
nghiên cứu để tìm ra biện pháp tốt nhất có hiệu quả cao giúp trẻ nhận biết màu một 
cách chính xác.
-Đứng trước một số khó khăn như vậy, tôi đã tìm tòi và khảo sát trên trẻ qua các 
hoạt động có chủ đích, hoạt động ngoài tiết học, hoạt động quan sát trẻ hàng ngày 
kết quả của việc điều tra đầu năm như sau:
Bảng khảo sát chất lượng đầu năm học 2015- 2016:
 Bảng Đánh Giá
 STT Nội Dung Đạt Chưa Đạt
 Tốt Khá Trung Bình
 Số Tỉ lệ Số Tỉ Số Tỉ lệ Số Tỉ 
 trẻ % trẻ lệ trẻ % trẻ lệ 
 % %
 1, Trẻ nhận biết –
 phân biệt màu 9 27,3 10 30,3 11 33,3 3 9,1
 thông qua hoạt 
 động có chủ đích
 2, Trẻ nhận biết –
 6/21 Trẻ càng chú ý đến hình ảnh trực quan thì việc dạy trẻ nhận biết phân biệt 3 màu 
xanh- đỏ- vàng càng dễ dàng và hiểu quả hơn.
3.1.1/ Thông qua giờ nhận biết tập nói.
- Theo từng chủ đề, chủ điểm tôi lựa chọn sử dụng các đồ dùng, đồ chơi, tranh ảnh 
hoặc vật thật có màu xanh, màu đỏ, hoặc màu vàng để trẻ gọi tên đồ vật kèm theo 
màu sắc
Ví dụ:
Ở chủ điểm” Đồ dùng đồ chơi của bé”
Cô đưa chùm bóng có 3 màu xanh- đỏ- vàng ra cho trẻ quan sát sau đó đặt câu hỏi 
đàm thoại cùng với trẻ.
 8/21 Cô chuẩn bị đầy đủ các loại quả thật, dễ sử dụng các giác quan sờ, nhìn, nếm, ngửi 
nhằm phát huy được tính tích cực của tư duy rèn khả năng ghi nhớ có chủ đích.
-Để giúp trẻ hứng thú tập trung vào đối tượng quan sát, cô cần đưa ra một hệ thống 
câu hỏi nhằn giúp trẻ củng cố màu sắc một cách tốt nhất.
-Đây là quả gì?( Quả dưa chuột ạ)
-Qủa dưa chuột có màu gì đây con? ( Màu xanh ạ)
-Sau đó cô đưa tiếp quả cà chua ra và hỏi trẻ
-Qủa cà chua có màu gì đâycon? (Màu đỏ ạ)
-Con hãy chỉ cho cả lớp cùng xem quả cà chua nào?(Trẻ lên chỉ)
-Trẻ gọi tên nhiều lần quả dưa chuột màu xanh, quả cà chua màu đỏ.
Sau đó cô cho trẻ chơi trò chơi” Thi xem ai chọn đúng” Cô nói tên quả hoặc nói 
tên màu sắc trẻ giơ quả lên và phát âm nhiều lần. Để củng cố nhận biết màu xanh 
và màu đỏ cô lại cho các con chơi tiếp trò chơi “Quả rơi” cô chuẩn bị các quả nhựa 
có màu xanh, đỏ sau đó cô và trẻ cùng đọc.
 “ Qủa rơi quả rơi
 Qủa rơi ở đâu?
 Qủa rơi ở đây?
 10/21 - cho trẻ gọi tên nhiều lần lợn con màu xanh, lợn con màu vàng, lợn con màu đỏ.
Ví dụ
Khi cô kể chuyện “ Vịt con lông vàng” cô có thể cho trẻ xem tranh , mô hình và 
giải thích cho trẻ những từ khó. Bên cạnh đó cô cũng chuẩn bị một số hệ thống câu 
hỏi ngắn gọn, dễ hiểu để đàm thoại với trẻ.
Cô vừa kể cho các con nghe câu chuyện gì?
Bạn nào giỏi trả lời cho cô và cả lớp cùng nghe nào
Trong câu chuyện vịt con lông màu gì?
Các con cùng nhắc lại cho cô nào” Vịt con lông vàng”
Ngoài việc dạy trẻ cô còn phải kết hợp hỏi màu sắc để trẻ nhớ
3.2/ Thông qua giờ phát triển vận động.
- Ví dụ:
Khi cô cho học sinh tập thể dục buổi sáng cô có thể lồng ghép tích hợp cho trẻ 
nhân biết màu sắc như: Hàng thứ nhất lên lấy cho cô chiếc gậy màu đỏ, hàng thứ 
hai lấy cho cô chiếc gậy màu xanh, hàng thư ba lên lấy cho cô chiếc gậy màu vàng
 12/21 Như vậy phát triển vận động không những phát triển thể lực cho trẻ mà còn kích 
thích nhận thức có hình ảnh của trẻ về màu sắc của các vật xung quanh .
3.3 Thông qua hoạt động góc hoạt động với đồ vật.
Trong giờ hoạt động góc chủ đề: “ Mẹ và những người thân yêu của bé”
Tôi cho trẻ xâu vòng xanh- đỏ- để tặng mẹ trong quá trình trẻ xâu cô đứng bên 
cạnh và đặt câu hỏi gợi mở như: Con chọn hạt màu gì để xâu? Màu đỏ đâu con?
-Con hãy chọn hạt vòng màu xanh- đỏ để xâu thành chiếc vòng nào.
- Con xâu vòng để tặng ai?
- Con chọn cho cô hạt vòng màu đỏ nào. Trẻ chọn hạt vòng màu đỏ và gọi tên
- Sau đó cô cho các con gọi tên hạt vòng màu đỏ, hạt vòng màu xanh.
- Qua tiết xếp hình tôi không chỉ rèn trẻ về kĩ năng xếp chồng, xếp cạnh mà còn 
tích hợp để dạy trẻ nhận biết màu thông qua đồ dùng bằng cách đặt các câu hỏi gợi 
mở” Khối gỗ màu gì?” Khối gỗ dùng để làm gì?
- Viên gạch màu gì? Viên gạch dùng để làm gì?
 14/21

File đính kèm:

  • docxskkn_mot_so_bien_phap_giup_tre_24_36_thang_nhan_biet_phan_bi.docx