SKKN Một số biện pháp giúp trẻ 24-36 tháng nhận biết phân biệt 3 màu xanh, đỏ, vàng trong Trường Mầm non Hoa Thủy Tiên
Giai đoạn trẻ 24- 36 tháng là giai đoạn khởi điểm của việc hình thành và phát triển nhân cách trẻ về mọi mặt..Khi trực tiếp chăm sóc trẻ ở lứa tuổi này tôi nhận thấy thực tế là việc nhận biết phân biệt màu sắc của trẻ còn gặp nhiều hạn chế, có những trẻ đến cuối tuổi nhà trẻ đầu tuổi mẫu giáo vẫn chưa phân biệt được ba màu cơ bản nói trên. Trẻ 24 – 36 tháng tuổi lại rất thích những đồ vật mang màu sắc xanh, đỏ, vàng. Trẻ thường chọn những đồ dùng, đồ chơi mang những màu sắc đặc trưng đó để chơi nhưng trẻ lại không biết được đồ vật đó là màu gì chỉ biết rằng nó đẹp nên chọn để chơi. Mặc dù chưa đi vào dạy lĩnh vực phát triển thẩm mỹ cho trẻ 24 – 36 tháng nhưng qua việc trẻ biết chọn đồ chơi có màu sắc nổi bật (xanh, đỏ, vàng) có nghĩa là trẻ đã nhận ra cái đẹp, đây chính là nền tảng để dạy trẻ phát triển lĩnh vực thẩm mỹ ở độ tuổi tiếp theo.
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp giúp trẻ 24-36 tháng nhận biết phân biệt 3 màu xanh, đỏ, vàng trong Trường Mầm non Hoa Thủy Tiên", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp giúp trẻ 24-36 tháng nhận biết phân biệt 3 màu xanh, đỏ, vàng trong Trường Mầm non Hoa Thủy Tiên
A.ĐẶT VẤN ĐỀ I. Lý do chọn đề tài Giáo dục mầm non là khâu đầu tiên quan trọng của quá trình đào tạo nhân cách con người mới Việt Nam. Mục tiêu chung là phát triển tất cả các khả năng của trẻ( trí, đức, thể, mỹ) hình thành cho trẻ những cơ sở ban đầu của nhân cách tạo điều kiện thuận lợi cho bước phát triển sau này của trẻ sống và làm việc phù hợp với xã hội mới. Nhận biết- phân biệt về màu sắc là một trong những bước khởi đấu giúp trẻ cảm nhận về cái đẹp. Nhờ có màu sắc mà con người nhìn nhận cuộc sống, sự vật hiện tương thêm phong phú và đa dạng. Màu sắc trong tự nhiên rất quan trọng đối với cuộc sống con người và đặc biệt quan trọng với trẻ nhỏ. Theo nhiều nghiên cứu cho thấy màu sắc là yếu tố quan trọng tác động trực tiếp tới thị giác. Thông tin sẽ được chuyển từ các dây thần kinh ở mắt tới não bộ, sẽ kích thích não bộ phát triển tư duy, tâm trạng, hành vi, cảm xúc.. Đặc biệt, lứa tuổi nhà trẻ 24 – 36 tháng, trẻ dễ bị lôi cuốn bởi những sự vật, hiện tượng hoặc đồ dùng đồ chơi có màu sắc sặc sỡ. Vì vậy, việc giúp trẻ nhà trẻ 24 – 36 tháng tuổi nhận biết, phân biệt được ba màu cơ bản là rất quan trọng. Nhận thức được vấn đề đó, là một giáo viên phụ trách nhóm trẻ 24 – 36 tháng tuổi tôi luôn trăn trở, băn khoăn làm sao để giúp trẻ lớp mình nhận biết, phân biệt được 3 màu sắc: xanh, đỏ, vàng không bị nhầm lẫn vì tôi thấy ở lớp tôi việc nhận biết và phân biệt ba màu trên của trẻ còn nhiều hạn chế, trẻ hay bị nhầm giữa màu nọ với màu kia. Thêm vào đó sự quan tâm của các bậc phụ huynh về vấn đề nhận biết phân biệt màu của con em mình trong độ tuổi nhà trẻ chưa cao. Vì vậy việc giúp trẻ nhận biết, phân biệt ba màu: xanh, đỏ, vàng sẽ giúp trẻ nhận biết và phân biệt đúng màu xanh, đỏ, vàng của đồ dùng, đồ chơi và những màu sắc của các đồ dùng thân thuộc với trẻ bước đầu giúp trẻ phát triển nhiều mặt về lĩnh vực thẩm mỹ, nhận thức, là nền tảng vững chắc để sau này trẻ sẽ nhận biết, phân biệt được nhiều màu sắc khác ở các độ tuổi tiếp theo. Việc giúp trẻ nhà trẻ 24 – 36 tháng biết nhận biết, phân biệt ba màu cơ bản: xanh, đỏ, vàng là rất cần thiết và đó cũng là lý do tôi chọn đề tài: “Một số biện pháp giúp trẻ nhà trẻ 24 – 36 tháng nhận biết- phân biệt 3 màu: xanh, đỏ, vàng trong trường mầm non” làm sáng kiến kinh nghiệm của mình PHẦN II: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 1. Cơ sở lí luận: Giai đoạn trẻ 24- 36 tháng là giai đoạn khởi điểm của việc hình thành và phát triển nhân cách trẻ về mọi mặt..Khi trực tiếp chăm sóc trẻ ở lứa tuổi này tôi nhận thấy thực tế là việc nhận biết phân biệt màu sắc của trẻ còn gặp nhiều hạn 1/9 Xuất phát từ thực trạng trên, một lần nữa tôi khẳng định rằng việc dạy trẻ 24- 36 nhận biết phân biệt 3 màu trên là rất cần thiết. 3. Các giải pháp thực hiện. 3.1 Khảo sát học sinh đầu năm. Nhận thức được tầm quan trọng của việc dạy trẻ nhận biết, phân biệt được 3 màu cơ bản và để đáp ứng nhu cầu về khả năng nhận biết của trẻ về màu sắc trong chương trình giáo dục hiện nay đồng thời nâng cao sự hiểu biết, sự sáng tạo khám phá về thế giới xung quanh bằng các giác quan của trẻ, tôi mạnh dạn đưa ra một số biện pháp giúp trẻ nhà trẻ 24 – 36 tháng tuổi phân biệt 3 màu: xanh, đỏ, vàng thông qua hoạt động một ngày của trẻ trong trường mầm non. Vì vậy, việc khảo sát học sinh đầu năm học là biện pháp rất quan trọng giúp giáo viên đánh giá và phân nhóm đối tượng học sinh để đề ra các biện pháp, hình thức giáo dục phù hợp với trẻ giúp giáo viên chủ động trong công tác chăm sóc, giáo dục trẻ. Qua khảo sát, tôi nhận thấy hầu hết trẻ chưa có khả năng nhận biết và gọi tên màu sắc. Trẻ hay nhầm lẫn giữa màu nọ với màu kia. Chỉ có một số ít trẻ đã được cha mẹ dạy nên có thể nhận biết chính xác và gọi tên được ba màu xanh, đỏ, vàng. Bảng khảo sát trẻ đầu năm Đạt Chưa đạt Nội dung khảo sát SL % SL % Trẻ nhận biết, phân biệt, gọi tên màu xanh 8 17 40 83 Trẻ nhận biết, phân biệt, gọi tên màu đỏ 9 19 39 81 Trẻ nhận biết, phân biệt, gọi tên màu vàng 8 17 40 83 Nhờ thực hiện tốt kết quả khảo sát nên tôi đã thống kê được chính xác con số học sinh chưa có nhận thức về màu sắc đồng thời giúp tôi có hướng lên kế hoạch giáo dục trẻ mang lại hiệu quả cao hơn. 3.2 Tạo môi trường lớp học gần gũi, thân thiện phù hợp với lứa tuổi nhà trẻ Môi trường lớp học gần gũi và thẩm mỹ sẽ gây hứng thú cho bản thân đứa trẻ kích thích tính tò mò, thích khám phá của trẻ. Với quan điểm dạy học lấy trẻ làm trung tâm, tôi đã trao đổi và cùng thống nhất với giáo viên trong lớp về kế hoạch trang trí sắp xếp tạo môi trường các góc hoạt động phù hợp với diện tích lớp cũng như các đồ dùng- đồ chơi trong lớp phù hợp với tâm sinh lý trẻ. Đặc biệt là góc “ Hoạt động với đồ vật và góc bé chơi với hình và màu” tôi chú trọng trang trí và làm rất nhiều đồ dùng đồ chơi tự tạo có tính thẩm mỹ và tích cực đối 3/9 Hình 2: Một số hình ảnh tiết học nhận biết, phân biệt màu đỏ, màu vàng Ví dụ 2: Ở tiết hoạt động với đồ vật đề tài: “Xâu vòng tặng mẹ”, tôi đã chuẩn bị các rổ hoa và hạt với nhiều màu sắc, nguyên vật liệu khác nhau cho trẻ được thoải mái chọn lựa theo ý thích của mình. Trong quá trình đàm thoại, tôi đã đặt ra những câu hỏi gợi mởi óc quan sát của trẻ đồng thời đặt câu hỏi để giúp trẻ nhận biết màu sắc của những đồ vật đó. Hình 3: Bé chơi xâu vòng 3.4 Thông qua hoạt động vui chơi. a. Hoạt động với đồ vật. Hoạt động với đồ vật là hoạt động chủ đạo của lứa tuổi nhà trẻ 24 – 36 tháng. Nhận thức được tầm quan trọng của hoạt động này, tôi đã xây dựng môi trường các góc chơi cho trẻ hoạt động theo hướng mở, tạo nhiều diện tích cho trẻ chơi ở góc này. Trong quá trình chơi cùng trẻ, tôi vừa hướng dẫn, vừa gợi mở cho trẻ để trẻ có hứng thú chơi đồng thời tiếp nhận kiến thức trong khi chơi. 5/9 Hình 5: Một số hình ảnh trẻ quan sát vườn trường. 3.5 Tạo môi trường ngoài lớp học. Phối hợp với nhà trường, tôi và các cô giáo trong trường đã tạo một sân chơi thoáng mát sạch sẽ gọn gàng, có vườn hoa cây cảnh xanh tốt rực rỡ màu sắc, có góc thiên nhiên ngoài lớp để trẻ tìm hiểu khám phá trải nghiệm các sự vật hiện tượng Môi trường “xanh, sạch, đẹp, văn minh” là điều kiện rất tốt để tận dụng dạy trẻ nhận biết phân biệt màu một cách nhanh, chính xác. Hình 6: Góc thiên nhiên trong và ngoài lớp học 3.6 Phối hợp với phụ huynh học sinh. Để trẻ được tiếp thu kiến thức một cách trọn vẹn và đầy đủ tôi thường xuyên trao đổi với phụ huynh để họ biết ở lớp con học những gì để cùng phối hợp với giáo viên dạy trẻ thêm ở nhà để trẻ đạt được kết quả tốt nhất. Ngoài ra tôi còn hướng dẫn giúp phụ huynh sưu tầm các mẫu đồ chơi đơn giản dễ làm để họ có thể tận dụng những phế liệu có màu sắc xanh, đỏ vàng sẵn có ở trong nhà 7/9 C. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ Việc dạy trẻ nhận biết phân biệt màu sắc trong những năm tháng đầu đời là vô cùng quan trọng là một trong những nhân tố góp phần kích thích tư duy về nhận thức cũng như thẩm mỹ cho trẻ. Do vậy, giáo viên cần có những biện pháp giáo dục phù hợp để thúc đẩy quá trình tư duy cũng như khơi dậy tiềm năng vốn có của bản thân trẻ không chỉ ở lĩnh vực nhận thức, thẩm mỹ mà còn ở các lĩnh vực giáo dục khác nhằm phát triển toàn diện cho trẻ. Trên đây là một số kinh nghiệm được rút ra trong quá trình học tập và công tác của bản thân tôi. Tôi xin mạnh dạn trình bày với các bạn đồng nghiệp mong được sự đóng góp của các đồng chí trong Ban giám hiệu và các bạn. Để từ đó bản thân tôi rút ra được các kinh nghiệm sâu sắc hơn khi tổ chức dạy trẻ nhận biết, phân biệt ba màu xanh, đỏ, vàng qua các hoạt động trong ngày của trẻ ở trường mầm non. Tôi xin trân trọng cảm ơn! Người viết Trương Thị Huệ 9/9
File đính kèm:
- skkn_mot_so_bien_phap_giup_tre_nha_tre_24_36_thang_nhan_biet.doc