SKKN Một số biện pháp giúp trẻ 24-36 tháng hứng thú với môn nhận biết phân biệt

Phát triển khả năng nhận biết phân biệt chính là việc trẻ tham gia vào các hoạt động trong trường mầm non một cách tích cực nhất, sử dụng những khả năng nhận biết và phân biệt để khám phá thế giới xung quanh…Nhận biết phân biệt giúp trẻ phát triển trí nhớ, tư duy…và cả ngôn ngữ nữa. Nhận biết phân biệt còn vô cùng quan trọng đối với sự phát triển của não bộ . Đó cũng là yếu tố vô cùng quan trọng giúp trẻ phát triển cao về nhận thức, góp phần phát triển toàn diện cho trẻ.

Môn nhận biết phân biệt là một môn quan trọng thể hiện sự nhận thức của trẻ và tri thức của nhân loại. Giúp phát triển tư duy, trí nhớ…Đó chính là phát triển khả năng nhận thức của con người. nhận biết phân biệt giúp trẻ đi vào con đường lĩnh hội tri thức, khám phá thế giới xung quanh 1 cách tốt nhất. Cũng là tiền đề đẻ phát triển các môn học khác ở các lứa tuổi cao hơn như: toán học, khám phá khoa họa, khám phá xã hội. Trẻ mầm non đặc biệt là trẻ nhà trẻ 24-36 tháng tuổi, nhận thức và ngôn ngữ của trẻ còn rất non nớt. Tất cả với trẻ mọi thứ mói chỉ là bắt đầu. nhận biết thế giới xung quanh còn mờ nhạt, chưa rõ rang. Trẻ dễ nhớ nhưng nhanh quên. Đó chính là đặc điểm của trẻ.

doc 29 trang thuydung 15/07/2024 1280
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp giúp trẻ 24-36 tháng hứng thú với môn nhận biết phân biệt", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp giúp trẻ 24-36 tháng hứng thú với môn nhận biết phân biệt

SKKN Một số biện pháp giúp trẻ 24-36 tháng hứng thú với môn nhận biết phân biệt
 Một số biện pháp giúp trẻ 24-36 tháng hứng thú với môn nhận biết phân biệt
 PHẦN A: ĐẶT VẤN ĐỀ
Lý do lựa chọn đề tài:
 Trẻ em là mầm non tương lai của đất nước nên việc day trẻ từ khi còn nhỏ
là rất quan trọng. Từ ngày xưa đã có câu: 
 “ Uốn cây từ thuở còn non
Dạy con từ thuở con còn ngây thơ ”.
 Giáo dục mầm non là ngành học mở đầu trong hệ thống giáo dục quốc 
dân, nó chiếm một vị trí rất quan trọng. Giáo dục mầm non có nhiệm vụ xây 
dựng những cơ sở ban đầu, đặt nền móng cho việc hình thành nhân cách và phát 
triển toàn diện con người. Đây là thời điểm mấu chốt và quan trọng nhất, thời 
điểm này tất cả mọi việc đều bắt đầu. Trẻ bắt đầu học ăn - học nói, bắt đầu nghe 
– nhìn, bắt đầu nhận biết phân biệt, nhận biết, cảm nhận và vận động bằng đôi 
tay – đôi chân của chính mình.
 Trong những năm gần đây bậc học mầm non đang tiến hành đổi mới. 
Chương trình giáo dục mầm non trong đó đặc biệt coi trọng việc tổ chức các 
hoạt động phù hợp với cá nhân trẻ, khuyến khích trẻ hoạt động một cách chủ 
động tích cực, hồn nhiên vui tươi để trẻ phát triển một cách tốt nhất. Đồng thời 
tạo cho giáo viên phát huy khả năng sáng tạo trong việc lựa chọn và tổ chức các 
hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ một cách linh hoạt thực hiện phương châm: “ 
Học mà chơi – chơi mà học”. Đáp ứng mục tiêu phát triển của trẻ một cách toàn 
diện về mọi mặt.
 Trong quá trình phát triển toàn diện nhân cách con người nói chung và trẻ 
mầm non nói riêng. Đặc biệt là lứa tuổi nhà trẻ 24-36 tháng tuổi thì ngoài những 
môn học như: văn học, âm nhạc, tạo hình, vận động, nhận biết tập nói, hoạt động 
với đồ vật thì nhận biết phân biệt có một vai trò rất quan trọng không thể thiếu 
được trong quá trình giúp trẻ phát triển toàn diện.
 Trong quá trình phát triển toàn diện nhân cách, trí tuệ thì hoạt động nhận 
biết phân biệt có vai trò là một phương tiện hình thành và phát triển nhận thức 
về thế giới xung quanh.
 Theo nghiên cứu của các nhà khoa học thì việc cho trẻ được tiếp xúc với 
thế giới xung quanh sẽ tạo cho sự nhận thức của trẻ được hình thành và phát 
triển. Điều đó sẽ giúp cho trí nhớ, tư duy, ngôn ngữ sẽ đồng thời hình thành, 
phát triển và ngày càng hoàn thiện hơn. Mà hoạt động nhận biết phân biệt là con 
đường giúp trẻ đạt được những điều đó góp phần phát triển toàn diện cho trẻ.
 Bản thân tôi đã thấy được tầm quan trọng của nhận biết phân biệt đối với 
trẻ lứa tuổi nhà trẻ, chúng tôi đã đầu tư vào bài dạy và các hoạt động rất nhiệt 
 1 Một số biện pháp giúp trẻ 24-36 tháng hứng thú với môn nhận biết phân biệt
 PHẦN B: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
 I. NỘI DUNG LÝ LUẬN:
 Phát triển nhận thức cho trẻ là mục tiêu quan trọng trong chương trình 
chăm sóc giáo dục trẻ mầm non.
 Phát triển khả năng nhận biết phân biệt chính là việc trẻ tham gia vào các 
hoạt động trong trường mầm non một cách tích cực nhất, sử dụng những khả 
năng nhận biết và phân biệt để khám phá thế giới xung quanhNhận biết phân 
biệt giúp trẻ phát triển trí nhớ, tư duyvà cả ngôn ngữ nữa. Nhận biết phân biệt 
còn vô cùng quan trọng đối với sự phát triển của não bộ . Đó cũng là yếu tố vô 
cùng quan trọng giúp trẻ phát triển cao về nhận thức, góp phần phát triển toàn 
diện cho trẻ.
 Môn nhận biết phân biệt là một môn quan trọng thể hiện sự nhận thức của 
trẻ và tri thức của nhân loại. Giúp phát triển tư duy, trí nhớĐó chính là phát 
triển khả năng nhận thức của con người. nhận biết phân biệt giúp trẻ đi vào con 
đường lĩnh hội tri thức, khám phá thế giới xunh quanh 1 cách tốt nhất. Cũng là 
tiền đề đẻ phát triển các môn học khác ở các lứa tuổi cao hơn như: toán học, 
khám phá khoa họa, khám phá xã hội
 Trẻ mầm non đặc biệt là trẻ nhà trẻ 24-36 tháng tuổi, nhận thức và ngôn 
ngữ của trẻ còn rất non nớt. Tất cả với trẻ mọi thứ mói chỉ là bắt đầu. nhận biết 
thế giới xung quanh còn mờ nhạt, chưa rõ rang. Trẻ dễ nhớ nhưng nhanh quên. 
Đó chính là đặc điểm của trẻ.
 Thực tế trẻ lớp tôi phụ trách về nhận thức của các trẻ là không đồng đều, 
đặc điểm phát triển tâm sinh lý ở mỗi trẻ lại khác nhau. Có trẻ có khả năng nhận 
biết phân biệt tốt, khi tôi đưa ra bất cứ đối tượng nào ra hướng dẫn thì trẻ cũng 
nhận biết phân biết khá tốt. Cô yêu càu gọi tên hay chỉ, cầm giơ lênvà nói đặc 
điểm của các đối tượng trẻ đều trả lời và chọn chính xác theo yêu cầu. nhưng 
cũng còn nhiều trẻ khả năng nhận biết phân biệt còn nhiều hạn chế như: Khi cô 
hỏi quả bóng đỏ đâu thì lại chỉ quả bóng xanh hoặc bóng vàng, hay khi cô yêu 
cầu chọn đồ chơi có màu xanh lại chọn đồ chơi có màu đỏ 
 Khi tổ chức các hoạt động nhận biết phân biệt cho trẻ lớp tôi, tôi thấy các 
cháu cũng hứng thú tham gia. Xong do các cháu còn quá nhỏ, bên cạnh đó còn 
nhiều cháu nhút nhát, nhiều cháu nhận thức còn chậm, ngôn ngữ của trẻ chưa 
tốtvà các kỹ năng nhận biết phân biệt của các con còn rất yếu nên chỉ có một 
số cháu có thể thực hiện được những yêu cầu đơn giản theo mục đích yêu cầu đề 
ra. Trong quá trình dạy tôi cùng các đồng nghiệp cũng đã rất cố gắng nhưng do 
khả năng nhận biết phân biệt của trẻ và đặc điểm nhận thức ở mỗi trẻ lại khác 
 3 Một số biện pháp giúp trẻ 24-36 tháng hứng thú với môn nhận biết phân biệt
 - Năm học 2016-2017 tôi được nhà trường phân công chăm sóc, nuôi dạy 
trẻ 24-36 tháng tuổi các cháu trong lớp là đồng đều cùng một độ tuổi nên việc 
chăm sóc giáo dục trẻ cũng có phần thuận lợi. 
 Hơn nữa lớp tôi là lớp có độ tuổi nhỏ nhất trường, lại là độ tuổi mới học 
ăn, học nói, học những bước cơ bản của nhiều môn học nên được ban giám hiệu 
nhà trường quan tâm tạo điều kiện để cho trẻ được phát triển tốt nhất.
 b. Khó khăn: 
 Bên canh những thuận lợi trên thì cũng còn không ít những khó khăn mà 
cô, trò, ban giám hiệu, cùng các bậc phụ huynh chúng tôi cần phải vượt qua 
trong năm học này.
 - Lứa tuổi 24-36 tháng tuổi là lứa tuổi trẻ đang trên đà hình thành, phát 
triển và hoàn thiện mạnh mẽ về thể chất, cũng như các chức năng của cơ thể kéo 
theo đó là sự hình thành, phát triển và hoàn thiện về mọi mặt: Đạo đức, thẩm mỹ 
và trí tuệ. Nhưng do đặc điểm của lứa tuổi nên sự tập trung chú ý quan sát, ghi 
nhớ và tư duy của trẻ là chưa cao còn nhiều những hạn chế.
 - 100% trẻ tới lớp là trẻ mới đi học nên việc đưa trẻ vào nề nếp và cung 
cấp những kiến thức và rèn luyện các kỹ năng nhận biết phân biệt của trẻ mất 
nhiều thời gian. Do độ tuổi còn nhỏ nên khả năng nhận biết phân biệt của trẻ còn 
nhiều hạn chế.
 - Nhận thức của trẻ không đồng đều, một số trẻ còn chậm tiếp thu.
 - Trong lớp còn nhiều trẻ chậm, yếu, nhút nhát và lười tham gia vào các 
hoạt động.
 - Trẻ còn quá nhỏ, chưa biết tự làm một số việc, kể cả những việc đơn 
giản, hầu hết trẻ chưa có ý thức, nề nếp, còn thụ động nên cô gặp nhiều khó 
khăn khi cho trẻ hoạt động, cũng như truyền thụ kiến thức cho trẻ.
 - Đồ dùng trực quan trong khi hoạt động còn chưa hấp dẫn trẻ nên các 
hoạt động nhận biết phân biệt cho trẻ còn gặp nhiều khó khăn. Bản thân tôi chưa 
có nhiều thời gian để đầu tư làm đồ dùng, đồ chơi cho trẻ.
 - Một số trò chơi cũ còn cứng nhắc chưa lôi cuốn trẻ.
 - Nhận thức của phụ huynh về lứa tuổi chưa đúng mực vẫn còn xem nhẹ 
cho rằng các con đến lớp chỉ là để chơi và ăn thôi, đưa các con đến lớp cốt là 
nhờ các cô trông nom chứ việc học thì các cháu còn bé nên không quan trọng, 
chỉ cần các cô trông và chăm cho các con ăn, ngủ tốt là được.
 - Phụ huynh chủ yếu làm nghề nông và buôn bán. Nhiều gia đình vì quá 
bận rộn nên giao phó hoàn toàn việc đưa đón chăm sóc con cho các cô và người 
giúp việc nên công tác tuyên truyền của tôi còn gặp nhiều khó khăn.
 - Khả năng ứng dụng công nghệ thông tin của bản thân tôi còn hạn chế.
 5

File đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_giup_tre_24_36_thang_hung_thu_voi_mon.doc