SKKN Một số biện pháp giúp trẻ 24-36 tháng hứng thú với hoạt động làm quen với văn học

Đối với trẻ 24 – 36 tháng tuổi, thông qua nội dung các tác phẩm văn học giáo dục trẻ biết yêu quý người hiền lành, biết ơn và kính yêu ông bà, bố mẹ, cô giáo, anh chị em, bạn bè, biết nhường nhịn em nhỏ. Để gây hứng thú với trẻ trong những tiết thơ hay câu truyện tôi xây dựng môi trường lớp phong phú, trang trí góc văn học thẩm mĩ, thân thiện, phù hợp với nội dung kế hoạch đã đề ra. Có các đồ dùng đồ chơi, làm rối tay hấp dẫn trẻ tạo môi trường văn học cho trẻ. Bên cạnh đó cho trẻ tiếp xúc với văn ở mọi hoạt động khác nhau.

Nhờ được nghe đọc, kể lại những bài thơ câu chuyện mà trẻ có thể diễn tả về cuộc xung quanh một cách phong phú bằng các hình thức khác nhau. Thông qua thơ truyện giúp trẻ bộc lộ những cảm xúc, giúp trẻ thể hiện được những gì đã được nghe và bộc lộ những suy nghĩ , cảm xúc phát triển tinh thần cho trẻ.

doc 16 trang thuydung 02/08/2024 1210
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp giúp trẻ 24-36 tháng hứng thú với hoạt động làm quen với văn học", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp giúp trẻ 24-36 tháng hứng thú với hoạt động làm quen với văn học

SKKN Một số biện pháp giúp trẻ 24-36 tháng hứng thú với hoạt động làm quen với văn học
 “Một số biện pháp giúp trẻ 24 – 36 tháng hứng thú với hoạt động làm quen với văn học”
 PHẦN A: ĐẶT VẤN ĐỀ
 I. Lý do chọn đề tài:
 Văn học đối với trẻ là một thế giới kỳ diệu đầy cảm xúc. Trẻ tiếp xúc với 
văn học sớm sẽ hình thành ở trẻ những tình cảm tốt đẹp. Qua tác phẩm văn học 
giúp trẻ thêm yêu quê hương đất nước, yêu những người xung quanh, biết đâu là 
cái thiện, đâu là cái áccho trẻ làm quen với văn học là mở rộng tâm hồn, nhận 
thức, tình cảm của trẻ đối với thế giới xung quanh . Văn học còn nuôi dưỡng và 
phát triển ở trẻ trí tưởng tượng, sáng tạo nghệ thuật, óc phân tích và khả năng 
cảm thụ văn học. Đặc biệt trẻ ở độ tuổi nhà trẻ thì làm quen với các tác phẩm 
văn học là hết sức quan trọng và cần thiết bởi vì: Thông qua văn học giúp cho 
trẻ mở rộng vốn hiểu biết của mình đối với thiên nhiên và cuộc sống xung 
quanh thông qua đó trẻ biết tích lũy được những kinh nghiệm sống. Đặc biệt 
thông qua việc làm quen với văn học giúp cho ngôn ngữ của trẻ phát triển, làm 
phong phú thêm vốn từ của trẻ, trẻ biết dùng từ chính xác biểu cảm. 
 Là một giáo phụ trách lớp 24 – 36 tháng tuổi (lớp D2), tôi nhận thấy việc 
làm quen văn học của trẻ còn hạn chế, trẻ chưa hứng thú khi làm quen các tác 
phẩm văn học do ở độ tuổi này trẻ chưa tự mình tiếp xúc với tác phẩm văn học, 
trẻ chưa tự hiểu được giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật của tác phẩm văn học. 
Các hoạt động làm quen văn học còn dập khuôn, chưa linh hoạt, sáng tạo, đồ 
dùng dạy học chưa phong phú. Chính vì vậy mà chưa thu hút trẻ say mê với tác 
phẩm văn học. Từ những hạn chế trên mà bản thân tôi trăn trở, suy nghĩ cần có 
biện pháp nào đó để giúp trẻ hứng thú, say mê với tác phẩm văn học. Vì vậy tôi 
chọn đề tài “Một số biện pháp giúp trẻ 24 – 36 tháng hứng thú với hoạt động 
làm quen với văn học”.
 II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
 Mục đích để tôi chọn đề tài này là nhằm nâng cao chất lượng tiết dạy văn 
học giúp trẻ hiểu về nội dung câu chuyện, bài thơ, ca dao, đồng dao, trẻ có thể 
cảm nhận được nội dung câu chuyện một cách tự nhiên, bằng biểu cảm cử chỉ 
điệu bộ và thể hiện tính cách của nhân vật qua việc kể cùng cô những lời thoại 
câu chuyện, đọc thuộc những câu thơ,
 III. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI & THỜI GIAN NGHIÊN CỨU
1. Đối tượng nghiên cứu: Trẻ nhà trẻ 24 – 36 tháng tuổi 
2. Phạm vi thực hiện: Lớp NT D2
3. Thời gian thực hiện: Đề tài được thực hiện từ T9/2019 đến T 4/2020.
 PHẦN B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ (NỘI DUNG SKKN)
 I. CƠ SỞ KHOA HỌC
 1. Cơ sở lí luận
 Trang 1/15 “Một số biện pháp giúp trẻ 24 – 36 tháng hứng thú với hoạt động làm quen với văn học”
- Trẻ đi lớp đều, đạt tỉ lệ chuyên cần cao
- Được sự tin yêu và tín nhiệm của phụ huynh học sinh
 b. Khó khăn
- Đồ dùng đồ chơi còn ít,chưa có nhiều đồ dùng tự tạo nên chưa thu hút trẻ
- Khả năng hứng thú của trẻ về thơ truyện còn hạn chế
- Một số phụ huynh chưa hiểu rõ về tầm quan trọng cuả việc cho trẻ “Làm quen 
với văn học” nên chưa phối hợp thường xuyên với nhà trường.
- Giáo viên chưa chú ý dạy trẻ mọi lúc mọi nơi chưa linh hoạt khi sử dụng đồ 
dùng
- Trẻ chưa mạnh dạn và tự tin trong hoạt động
 2. Số liệu khảo sát trước khi thực hiện giải pháp
 Số liệu điều tra trước khi thực hiện
 Ngay từ đầu năm học tôi đã dạy 4 tiết truyện, mời Ban giám hiệu nhà 
trường dự giờ và đánh giá kết quả như sau:
 * Đối với cô:
 KẾT QUẢ
 Phân loại
 Số lượng Tỉ lệ %
 Tiết tốt 1/4 25%
 Tiết khá 3/4 75%
 Tiết TB 0 0%
 Tiết yếu 0 0%
 * Đối với trẻ: Tôi đã tiến hành khảo sát chất lượng đầu năm kết quả như sau:
 Số trẻ Đạt Chưa đạt
 Nội dung
 khảo Số cháu Tỷ lệ % Số cháu Tỷ lệ %
 Đánh giá
 sát
 Số trẻ nhớ tên truyện, 
 20 tên các nhân vật trong 15 75 5 25
 chuyện.
 Nghe và hiểu nội dung 
 20 10 50 10 50
 bài thơ, câu chuyện
 Khả năng đọc thuộc 
 20 15 75 6 25
 thơ, đồng dao, ca dao
 20 Trả lời và đặt câu hỏi 13 65 7 35
 Trẻ tham gia tích cực , 
 20 hứng thú với tác phẩm 12 60 8 40
 văn học
 *Nguyên nhân dẫn đến thực trạng:
 Trang 3/15 “Một số biện pháp giúp trẻ 24 – 36 tháng hứng thú với hoạt động làm quen với văn học”
 Không chỉ xây dựng môi trường trong lớp học, tôi còn chú trọng đến 
xây dựng môi trường ở ngoài lớp học. Ở bảng tuyên truyền với các bậc phụ 
huynh tôi trưng bày các bài thơ, câu truyện, ca dao, đồng dao, các tranh ảnh tài 
liệu liên quan đến việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ thông qua hoạt động làm 
quen văn học. Góc tuyên truyền được tôi thay đổi theo từng tuần, tháng chủ đề 
sự kiện mà trẻ đang học và khám phá giúp phụ huynh nắm được nội dung hoạt 
động của trẻ hằng ngày. (Hình ảnh 3) 
 * Biện pháp 2: Làm đồ dùng tự tạo gây hứng thú cho trẻ 
 - Để gây hứng thú cho trẻ và tăng tính hấp dẫn của các tác phẩm văn học 
thì trẻ phải được nhìn thấy các hình ảnh, tranh minh họa tuy nhiên trẻ mầm non 
thích cái lạ. Nếu trong tiết học chỉ sử dụng bộ tranh có sẵn thì hiệu quả sẽ không 
cao. 
 - Một trong những thành công của giờ học là đồ dùng trực quan vì ở lứa 
tuổi này trẻ mau nhớ chóng quên, thích đồ chơi mới lạ, đẹp mắt, trẻ phải được 
quan sát mắt thấy tai nghe và tay được sờ khiến cho trẻ có sự tò mò kích thích sự 
phát huy tri tuệ của trẻ, phát huy sự suy nghĩ tìm hiểu thêm của trẻ, để trẻ có thể 
khám phá được những điều mới lạ xung quanh. 
 - Đối với trẻ ở lứa tuổi này thì đồ dùng đồ chơi cho trẻ phải to đẹp, rõ 
ràng, nhiều màu sắc, các đồ dùng đồ chơi phải phù hợp với từng bài dạy. 
 - Hiểu được tầm quan trọng của đồ dùng đồ chơi tôi đã sưu tầm nguyên 
vật liệu, phế liệu, các loại vỏ hộp, chai nước rửa bát, dầu gội đầu bìa lịch, vải 
vụn ..để làm đồ dùng phục vụ cho hoạt động học. 
 - Với chuyện: “ Chú vịt xám” Tôi dùng xốp phế thải cắt gọt thành nhân 
vật : vịt mẹ, vịt con, con cáo, sau đó sơn màu sắc các nhân vật khác nhau tôi sử 
dụng mô hình đặt các nhân vật theo trình tự câu chuyện. Tôi thấy trẻ rất hứng 
thú.
 VD: Chuyện “Nhổ củ cải ” Từ những mảnh xốp màu tôi đã cắt dán tạo lên 
các nhân vật rối dời với nhiều màu sắc đẹp, ngoài ra tôi còn dùng vải vụn khâu 
thành rối dùng bằng tay,với các nhân vật trong câu chuyện như: ông lão,bà 
lão,cô cháu gái, các con vật : con chó, con mèo, con chuột nhắt để diễn cho trẻ 
xem. Tôi thấy trẻ rất hứng thú và nhớ tên các nhân vật nhanh hơn, hiểu nội dung 
câu chuyện không gò bó. 
 VD: Chuyện “Thỏ con không vâng lời” Từ những mảnh xốp màu tôi đã cắt 
dán tạo lên các nhân vật rối dời với nhiều màu sắc đẹp. ( Hình ảnh 4)
 Hay: với câu chuyện “ Bác gấu đen và hai chú Thỏ” từ những bìa đốc 
lịch tôi làm thành quyển chuyện tranh với nhiều màu sắc các hình ảnh nội dung 
giống trong chuyện trẻ rất thích, trẻ được tận mắt nhìn thấy các nhân vật trong 
 Trang 5/15 “Một số biện pháp giúp trẻ 24 – 36 tháng hứng thú với hoạt động làm quen với văn học”
 VD: khi kể chuyện : “ Thỏ ngoan” các đồ dùng trực quan là tranh lật, đèn 
chiếu, rối dẹt, mô hình được tôi sắp xếp và sử dung theo trình tự của câu 
chuyện. Khi kể chuyện tôi dùng rối dẹt dẫn dắt vào câu chuyện :
 Tôi kể lần 1: kết hợp tranh minh họa 
 Tôi kể lần 2: Kết hợp mô hình ( Hình ảnh 7)
 Tôi kể lần 3: Kết hợp đèn chiếu
 Với câu chuyện : “ Đôi bạn nhỏ” đồ dùng trực quan là: sa bàn, dèn chiếu, 
tranh, rối dẹt Trước khi kể tôi dùng đèn chiếu để dẫn dắt vào câu chuyện:
 Tôi kể lần 1: kết hợp sa bàn ( Hình ảnh 8)
 Tôi kể lần 2: Kết hợp với tranh 
 Tôi kể lần 3: kết hợp rối dẹt 
 Phương pháp trực quan được tôi áp dụng vào các hoạt động cho trẻ làm 
quen với văn học thể loại kể chuyện tất linh hoạt và hợp lý mang lại hiệu quả 
cao cho trẻ, trẻ hứng thú tìm tòi phám phá và tích cực hoạt động 
 Với bài thơ “ gà gáy” tôi kết hợp hình ảnh để hỏi trẻ: (Hình ảnh 9)
 + Con gì đây các con?
 + Khi trời sáng con gà làm gì?
 + Gà gáy như thế nào? ( Cho trẻ làm tiếng gà gáy cùng cô)
 Bài thơ yêu mẹ khi đàm thoại tôi đã sử dụng mô hình để đàm thoại cùng 
với trẻ. Trẻ rất hứng thú trả lời những câu hỏi của cô. (Hình ảnh 10)
 Ngoài ra còn yếu tố quan trọng để thu hút và gây hứng thú cho trẻ nữa 
đó chính là giọng điệu. Cô giáo phải có giọng kể nhẹ nhàng, êm dịu, phù hợp 
với từng tình tiết của nội dung tác phẩm nhằm làm tăng sự hấp dẫn, tính biểu 
cảm của tác phẩm và nó trở thành mẫu mực về ngôn ngữ để trẻ bắt chước khi kể 
chuyện. Chính vì thế, trước mỗi tiết học tôi luôn nghiên cứu tài liệu, tập đọc và 
kể nhiều lần để được một số kỹ năng cơ bản: thuộc nhuần nhuyễn, không bị va 
vấp, biết trước giọng điệu của tác phẩm, biết cách ngắt nhịp. Để khi đứng trước 
trẻ thể hiện và trình bày tác phẩm một cách sinh động và hấp dẫn. Vì vậy tôi xác 
định đúng giọng điệu và ngữ điệu phù hợp với từng nhân vật.
 VD: Chuyện “Thỏ ngoan “ Bác gấu giọng ồm ồm run lẩy bẩy, giọng cáo 
thì gắt gỏng không muốn cho Bác gấu vào nhà, giọng thỏ thì nhí nhảnh nhanh 
nhẹn ân cần 
 Hay truyện “Đôi bạn nhỏ” Gà con thì thất thanh sợ hãi, vịt vội vã gọi bạn 
Với mỗi bài trong một chủ đề khác nhau tôi phải tìm tòi các nội dung tích hợp 
khác nhau sao cho phù hợp với mỗi bài dạy 
 Chuyện “Gấu con bị sâu răng” trong những lần chuyển tiếp tôi đã cho trẻ chơi 
các thao tác : Đánh răng, rửa mặt, chải đầu, ăn sáng, tới trường
 Trang 7/15

File đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_giup_tre_24_36_thang_hung_thu_voi_hoat.doc