SKKN Một số biện pháp giúp trẻ 24-36 tháng hứng thú tham gia hoạt động Âm nhạc

Giáo dục âm nhạc trong trường mầm non là hoạt động nghệ thuật có tác dụng giáo dục thẩm mỹ ngoài ra nó còn giúp trẻ phát triển trí tuệ, giúp trẻ có khả năng trải nghiệm những cảm xúc trong quá trình cảm thụ và thể hiện âm nhạc. Âm nhạc còn giúp trẻ phát triển ngôn ngữ, phát triển tai nghe và khả năng phát triển cảm xúc. Khi nghe nhạc, trẻ cảm nhận được tính chất, tình cảm của âm nhạc, ảnh hưởng những trạng thái cảm xúc có trong tác phẩm. Đồng thời âm nhạc cũng dẫn dắt trẻ đến với những hiện tượng sống động của đời sống, giúp trẻ hình thành sự liên tưởng. Nhịp điệu rắn rỏi của bản hành khúc gợi cho trẻ niềm vui, hào hứng phấn khởi. Từng câu nhạc có giai điệu liền bậc lên xuống liên tiếp theo ngữ điệu nói tự nhiên của trẻ sẽ như những lời thủ thỉ nhắc nhở trẻ một hành vi lễ giáo phù hợp.

Khi trẻ còn nhỏ đặc biệt là ở lứa tuổi nhà trẻ 24-36 tháng trẻ đã biết thể hiển hứng thú với âm nhạc qua những vận động đơn giản có khi chỉ là sự lắng nghe, dậm chân,vỗ tay, trẻ hát được một vài câu hát trong một bài hát quen thuộc nào đó mà trẻ từng nghe.

Do hoàn cảnh sống có những điều kiện tiếp xúc với âm nhạc và khả năng bẩm sinh của từng trẻ mà có sự phân hóa rất rõ nét về khả năng âm nhạc của trẻ, lòng yêu thích âm nhạc của các cháu ở mức độ khác nhau có trẻ yêu nhạc đến say mê, lại có trẻ rất thờ ơ mỗi khi tiếng nhạc vang lên. Vì thế cho nên giáo dục âm nhạc là phương tiện giáo dục thẩm mỹ, giáo dục đạo đức, góp phần phát triển trí tuệ và có sự tác động lớn đến sự phát triển tâm sinh lí của trẻ.

docx 15 trang thuydung 02/08/2024 670
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp giúp trẻ 24-36 tháng hứng thú tham gia hoạt động Âm nhạc", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp giúp trẻ 24-36 tháng hứng thú tham gia hoạt động Âm nhạc

SKKN Một số biện pháp giúp trẻ 24-36 tháng hứng thú tham gia hoạt động Âm nhạc
 2
 PHẦN THỨ NHẤT: ĐẶT VẤN ĐỀ
 1. Lý do chọn đề tài:
 Âm nhạc là nhu cầu cuộc sống, là món ăn tinh thần không thể thiếu được 
đối với đời sống con người, những giai điệu mượt mà vui tươi, những bài hát trong 
trẻo của các nhạc sỹ như là dòng sữa ngọt ngào nuôi dưỡng cho tâm hồn trẻ thơ. 
Theo các nhà nghiên cứu trẻ được nghe nhạc cổ điển từ trong bào thai sẽ kích 
thích sóng điện não giúp não phát triển tăng trí thông minh sau này.
 Âm nhạc đối với trẻ là một thế giới kỳ diệu đầy cảm xúc. Như chúng ta đã 
biết âm nhạc tác động vào con người ngay từ khi còn nằm trong nôi khi được nghe 
tiếng ru à ơi của mẹ. Tâm hồn trẻ ngây thơ trong sáng, luôn luôn vui vẻ cho nên 
tiếp xúc với âm nhạc là nhu cầu không thể thiếu với trẻ. Bởi chính ở đây âm nhạc 
được coi như 1 phương tiện giáo dục toàn diện nhân cách trẻ.
 Giáo dục âm nhạc trong trường mầm non là giáo dục cho trẻ lòng yêu âm 
nhạc, biết cảm thụ âm nhạc thông qua các hoạt động âm nhạc phong phú như: Ca 
hát, vận động, nghe hát, múa trẻ chơi âm nhạc. Đặc biệt đối với trẻ 24-36 tháng 
tuổi, giáo dục âm nhạc đã đem lại cho trẻ những ấn tượng, những khái niệm âm 
nhạc, dần hình thành trong tâm hồn trẻ, tạo điều kiện phát triển thị hiếu âm nhạc. 
Đây là bước khởi đầu giúp trẻ biết lựa chọn và biết cách biểu diễn ở mức độ đơn 
giản.
 Chính vì vậy tôi đã suy nghĩ và đưa ra đề tài: "Một số biện pháp giúp trẻ 
24-36 tháng hứng thú tham gia hoạt động Âm nhạc” làm đề tài nghiên cứu 
của mình.
 2. Mục đích nghiên cứu:
 - Giúp bản thân nâng cao chuyên môn và các kinh nghiệm trong phương pháp 
giảng dạy hoạt động âm nhạc.
 - Giúp trẻ hứng thú, yêu thích tham gia các hoạt động âm nhạc.
 - Gây hứng thú để trẻ học tốt môn âm nhạc góp phần nâng cao chất lượng giờ 
hoạt động âm nhạc
 3. Đối tượng khảo sát, nghiên cứu:
 - "Một số biện pháp giúp trẻ 24-36 tháng hứng thú tham gia hoạt động 
âm nhạc”
 - Đối tượng nghiên cứu: 25 cháu. Lớp 24-36 tháng tuổi D2, Trường Mầm 
Non Phú Cường
 4. Biện pháp nghiên cứu:
 - Thầy cô thay đổi vì một ngôi trường hạnh phúc
 - Lựa chọn đề tài khi tổ chức hoạt động âm nhạc 4
 PHẦN THỨ HAI: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1. Cơ sở lý luận để giải quyết vấn đề:
 Giáo dục âm nhạc trong trường mầm non là hoạt động nghệ thuật có tác 
dụng giáo dục thẩm mỹ ngoài ra nó còn giúp trẻ phát triển trí tuệ, giúp trẻ có khả 
năng trải nghiệm những cảm xúc trong quá tŕnh cảm thụ và thể hiện âm nhạc. Âm 
nhạc còn giúp trẻ phát triển ngôn ngữ, phát triển tai nghe và khả năng phát triển 
cảm xúc. Khi nghe nhạc, trẻ cảm nhận được tính chất, tình cảm của âm nhạc, ảnh 
hưởng những trạng thái cảm xúc có trong tác phẩm. Đồng thời âm nhạc cũng dẫn 
dắt trẻ đến với những hiện tượng sống động của đời sống, giúp trẻ hình thành sự 
liên tưởng. Nhịp điệu rắn rỏi của bản hành khúc gợi cho trẻ niềm vui, hào hứng 
phấn khởi. Từng câu nhạc có giai điệu liền bậc lên xuống liên tiếp theo ngữ điệu 
nói tự nhiên của trẻ sẽ như những lời thủ thỉ nhắc nhở trẻ một hành vi lễ giáo phù 
hợp.
 Khi trẻ còn nhỏ đặc biệt là ở lứa tuổi nhà trẻ 24-36 tháng trẻ đã biết thể hiển 
hứng thú với âm nhạc qua những vận động đơn giản có khi chỉ là sự lắng nghe, 
dậm chân,vỗ tay, trẻ hát được một vài câu hát trong một bài hát quen thuộc nào 
đó mà trẻ từng nghe. 
 Do hoàn cảnh sống có những điều kiện tiếp xúc với âm nhạc và khả năng bẩm 
sinh của từng trẻ mà có sự phân hoá rất rõ nét về khả năng âm nhạc của trẻ, lòng 
yêu thích âm nhạc của các cháu ở mức độ khác nhau có trẻ yêu nhạc đến say mê, 
lại có trẻ rất thờ ơ mỗi khi tiếng nhạc vang lên. Vì thế cho nên giáo dục âm nhạc 
là phương tiện giáo dục thẩm mỹ, giáo dục đạo đức, góp phần phát triển trí tuệ và 
có sự tác động lớn đến sự phát triển tâm sinh lí của trẻ. 
2. Khảo sát thực trạng:
- Từ đầu năm học, tôi được nhà trường phân công chủ nhiệm lớp nhà trẻ D2, với 
sĩ số là 25 cháu trong đó: nam 12 cháu, nữ 13 cháu.
- Lớp có 4 cô đều đạt trình độ chuẩn và trên chuẩn.
2.1. Thuận lợi
Được sự quan tâm, giúp đỡ của Phòng giáo dục đào tạo huyện Ba Vì , UBND xã 
Phú Cường, Ban giám hiệu và đồng nghiệp trong trường; với trường lớp sạch sẽ, 
thoáng mát, đầy đủ đồ dùng dạy học, rất thuận lợi cho việc nâng cao trình độ 
chuyên môn cũng như phương pháp, kỹ năng giảng dạy
 Giáo viên nắm được chương trình giáo dục mầm non. Là một giáo viên trẻ 
có trình độ chuyên môn vững vàng, trình độ tin học, nhiệt tình trong công việc, 
hết lòng thương yêu trẻ, có tinh thần trách nhiệm cao trong việc chăm sóc giáo 6
3. Các biện pháp thực hiện:
 3.1. Biện pháp 1: Thầy cô thay đổi vì một môi trường hạnh phúc.
 Trong thời gian gần đây, từ khóa “Trường mầm non hạnh phúc” được quan 
tâm hơn bao giờ hết. Những động thái này cho thấy xã hội đang ngày càng nhận 
thức được tầm quan trọng của “trường học hạnh phúc” trong việc giáo dục trẻ toàn 
diện về cả trí tuệ, thể chất và nhân cách. Liệu trẻ có thực sự được yêu thương, 
được giáo dục một cách chuẩn mực khi đến trường? Liệu trẻ có được thoải mái, 
vui vẻ, hòa đồng cùng giáo viên và các bạn khi đến lớp? Làm sao để có môi trường 
học tập, vui chơi đủ tốt giúp trẻ phát triển toàn diện?
 Để học sinh hạnh phúc thì việc đầu tiên cần làm đó chính là thầy cô chúng ta 
phải thay đổi, tại sao tôi lại nói như vậy vì từ trước tới giờ chúng ta vẫn đang sống 
và làm việc theo lối mòn cũ, theo những nguyên tắc cứng nhắc mà chưa có sự 
lắng nghe, thấu hiểu, đồng cảm ở trong những tiết học nói chung và trong lớp học 
nói riêng. Chính vì vậy Thầy cô chúng ta phải thay đổi, thay đổi ngay trong cách 
ứng sử, cách giao tiếp với học sinh, tiếp đến là phải thay đổi trong cách nhìn nhận 
sự việc, phải biết bình tĩnh lắng nghe, đặt mình vào vị trí của trẻ thơ để đưa ra 
cách giải quyết vấn đề. Khiến cho trẻ cảm thấy niềm tin của trẻ được đặt đúng 
chỗ. 
 Theo quan điểm của riêng tôi thì thầy cô chúng ta nên: Học tập và hiểu biết 
sâu hơn về tâm lý học sinh của mình, luôn thấu hiểu,gần gũi, tôn trọng trẻ và từ 
đó yêu thương trẻ hơn, biết chuyển hóa cảm xúc từ tiêu cực thành tích cực, hãy 
cho trẻ cơ hội sửa sai, không áp đặt trẻ. Như vậy chắc chắn chúng ta sẽ có được 
một môi trường giáo dục hạnh phúc dành cho trẻ. Trẻ hạnh phúc cô nhất định sẽ 
hạnh phúc.
 (Minh chứng 2: Hình ảnh trẻ biểu diễn cùng cô)
3.2. Biện pháp 2: Lựa chọn đề tài khi tổ chức hoạt động âm nhạc
 Để nâng cao chất lượng giúp trẻ cảm thụ và học tốt Hoạt động âm nhạc thì 
mỗi giáo viên nắm chắc các phương pháp giảng dạy của từng loại tiết xác định 
đứng nội dung trọng tâm từng loại tiết của hoạt động mà còn cần vận dụng một 
cách linh hoạt sáng tạo để giờ học đạt kết quả cao.Trong khi tổ chức hoạt động 
âm nhạc cho trẻ tôi đã tìm ra một số biện pháp, hình thức để giúp trẻ hứng thú khi 
hoạt động âm nhạc. 
 Là người giáo viên cần luôn cập nhật các định hướng đổi mới trong việc tổ 
chức các hoạt động âm nhạc cho trẻ theo nguyên tắc đồng tâm phát triển và định 
hướng “ Lấy trẻ làm trung tâm”. Giáo viên cần có khả năng quan sát và đánh giá 
để giúp trẻ phát triển khả năng của mình. 8
Có thể nói kích thích đầu tiên để trẻ tích cực tham gia một hoạt động nào đó, 
không chỉ nói riêng đến hoạt động âm nhạc thì môi trường hoạt động, các trò 
chơi, đồ dùng được đặt lên hàng đầu. Bởi vì trẻ có một đặc điểm đặc trưng là 
“Học mà chơi, chơi mà học”.
 Ví dụ 1: Khi thực hiện các hoạt động Âm nhạc nói riêng hay các hoạt động khác 
theo một chủ đề nhất định. Chẳng hạn, chủ đề “ Tết và mùa xuân” cần chú ý trang 
trí lớp học cho thật sinh động theo chủ đề giáo dục
 (Minh chứng 4: Hình ảnh trang trí khung cảnh, sự kiện Tết và mùa xuân)
 Tôi luôn bố trí sắp xếp, tạo khung cảnh hấp dẫn như: xếp dán hình ảnh trẻ 
hát múa, nốt nhạc, sân khấu đẹp mắt, rồi tạo ra nhiều đồ dùng âm nhạc phong 
phú với nhiều nguyên vật liệu khác nhau( song loan, tre, chai lọ, hộp sữa 
chua, vải): trống, thanh gõ, kèn, đàn organ, trang phục múa, gùi bông, hoa múa, 
mũ chóp, mũ âm nhạc .Bố trí sắp xếp đồ dùng gọn gàng sao cho phù hợp. Không 
những vậy tôi còn làm góc mở âm nhạc cho trẻ hoạt động trong giờ hoạt động 
góc. Làm những dụng cụ âm nhạc bằng xốp để cho trẻ gắn lên khi trẻ chơi.
*Sử dụng các phương tiện mạng internet, đàn organ, ti vi, loa đài, công nghệ 
thông tin
 Việc sử dụng các phương tiện công nghệ hiện đại, công nghệ thông tin trong 
giờ hoạt động âm nhạc rất cần thiết. Trong bất cứ một loại tiết nào của hoạt động 
âm nhạc mà không sử dụng các phương tiện truyền thông thì tiết học đó đạt kết 
không cao như giờ dạy hát cho trẻ mà không có nhạc đệm thì trẻ sẽ không cảm 
nhận được hết giai diệu, tính chất, sắc tháicủa bài hát. Khi cho trẻ nghe hát tôi 
sử dụng các đĩa nhạc ghi lại bài hát để cho trẻ nghe tạo cho trẻ hứng thú khi nghe 
bài hát mà không bị lặp lại nhiều lần khi chỉ nghe cô hát.
 Ví dụ 2: Khi cho trẻ nghe bài hát “ Bánh chưng xanh” của tác giả Vũ Hoàng. 
Cô kết hợp cho trẻ nghe qua video nhạc trẻ chăm chú lắng nghe và trẻ còn thích 
thú minh hoạ bài hát.
 Ví dụ 3: Sử dụng đàn organ để dạy trẻ hát. Trẻ sẽ hứng thú lắng nghe giai 
điệu của bái hát để hát sao cho đúng nhạc. Với mỗi lần trẻ hát theo cả lớp, tổ, 
nhóm, cá nhân trẻ giáo viên mở đàn cho trẻ hát theo nhạc.
 (Minh chứng 5: Hình ảnh giáo viên sử dụng đàn organ trong giờ dạy hát)
 Ngoài ra tôi còn vận dụng những ưu điểm của công nghệ thông tin để đưa 
vào hoạt động âm nhạc như soạn bài bằng phần mềm PowerPoint vừa kết hợp 
được những hình ảnh minh hoạ cho bài hát mà mình dạy hát hoặc nghe hát vừa 
lồng được những bài hát mà trẻ nghe hát, vận động theo nhạc chỉ trong một bài 
soạn sử dụng phần mềm PowerPoint.

File đính kèm:

  • docxskkn_mot_so_bien_phap_giup_tre_24_36_thang_hung_thu_tham_gia.docx