SKKN Một số biện pháp giúp trẻ 24-36 tháng học tốt môn nhận biết tập nói

Ngôn ngữ giữ vai trò quan trọng như vậy trong cuộc sống, nhưng là thế nào để ngôn ngữ phát triển và muốn có ngôn ngữ phát triển thì chúng ta không thể nói đến việc phát triển vốn từ cho trẻ. Từ là đơn vị có sẵn và cơ bản của ngôn ngữ, là vật liệu chủ yếu tạo nên câu, xây dựng lời nói. Trong cuộc sống không có vốn từ thì không có ngôn ngữ hoặc vốn từ chậm phát triển thì ngôn ngữ cũng chậm phát triển và ngược lại. Vốn từ phát triển phong phú thì ngôn ngữ cũng phát triển phong phú. Khi con người biết sử dụng nhiều loại từ một cách chặt chẽ thì họ sẽ có một cách giao tiếp vững vàng tự tin trong bất kỳ lĩnh vực nào của xã hội. Để có vốn từ phát triển trước tiên ta phải bắt đầu phát triển ngôn ngữ cho rẻ ngay từ lứa tuổi mầm non vì ở lứa tuổi này phát triển vốn từ là giúp trẻ nắm được nhiều từ, hiểu được ý nghĩa của từ, biết sử dụng từ trong giao tiếp. Phát triển từ cho trẻ là quá trình hình thành giúp trẻ làm quen với các từ mới, củng cố vốn từ làm cho vốn từ phong phú tích cực hóa ngôn ngữ cho trẻ.Quá trình này liên quan chặt chẽ với giai đoạn nhận thức tiếp theo của trẻ để hình thành các biểu tượng về thế giới xung quanh..
doc 23 trang thuydung 20/05/2024 1440
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp giúp trẻ 24-36 tháng học tốt môn nhận biết tập nói", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp giúp trẻ 24-36 tháng học tốt môn nhận biết tập nói

SKKN Một số biện pháp giúp trẻ 24-36 tháng học tốt môn nhận biết tập nói
 I. Đặt vấn đề 
1. Lý do chọn đề tài.
 Ngôn ngữ có vai trò rất lớn trong cuộc sống của con người. Nhờ ngôn ngữ mà 
con người có thể trao đổi với nhau những hiểu biết, truyền cho nhau những kinh 
nghiêm, tâm sự với nhau những điều thầm kín. Bác Hồ của chúng ta đã dạy: 
“Tiếng nói là thứ của cải vô cùng lâu đời và vô cùng quý báu của dân tộc chúng 
ta phải giữ gìn, tôn trọng nó”
Như chúng ta đã biết trong cuộc sống của mỗi người ai cũng phải sử dụng ngôn 
ngữ để giao tiếp với mọi người và để nhận thức thế giới xung quanh. Ngôn ngữ 
chính là phương tiện giao tiếp giữa con người với con người là phương tiện cho 
việc dạy và hoc, ngôn ngữ nói đọc viết có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc 
phát triển nhân cách của trẻ mầm non nói riêng của con người và xã hội nói 
chung, lứa tuổi mầm non là thời kì phát triển tốt nhất, là giai đoạn có nhiều thuận 
lợi nhất cho sự lĩnh hội ngôn ngữ nói và các kĩ năng nghe hiểu trả lời các câu hỏi 
của trẻ. Trong công tác giáo dục thế hệ mầm non cho đất nước, chúng ta càng 
thấy rõ vai trò của ngôn ngữ đối với việc giáo dục trẻ thơ.
Dạy tiếng mẹ đẻ cho trẻ lứa tuổi mầm non đặc biệt là lứa tuổi nhà trẻ 24- 36 
tháng tuổi có một ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Ngôn ngữ của trẻ phát triển tốt sẽ 
giúp trẻ nhận thức và giao tiếp tốt góp phần quan trọng vào việc hình thành và 
phát triển nhân cách cho trẻ. Việc phát triển ngôn ngữ mạch lạc trong giao tiếp sẽ 
dễ dàng tiếp cận với các môn khoa học khác ở độ tuổi mẫu giáo: môi trường 
xung quanh, làm quen với toán, âm nhạc, tạo hình Mà điều tôi muốn đề cập ở 
đây là để ngôn ngữ của trẻ phát triển thuận lợi, một trong những điều kiện quan 
trọng là trẻ tích lũy được nhiều vốn từ và trên cơ sở hiểu biết đầy đủ ý nghĩa của 
những từ đó, trẻ biết sử dụng” số vốn” đó một cách thành thạo.
Việc hướng dẫn và dạy cho trẻ ở lứa tuổi (24 – 36 tháng) làm quen và học tốt 
môn nhận biết tập nói, nói chung và ở lứa tuổi nhà trẻ nói riêng là việc vô cùng 
quan trong và cần thiết vì ở lứa tuổi nhà trẻ, trẻ con non nớt, vụng về, trẻ cần 
được chăm sóc về mọi mặt: cả về tinh thần lẫn thể chất. Khi trẻ đến tuổi tới 
trường Mầm non, là lần đầu tiên trong đời trẻ xa bố mẹ, bước vào một môi 
trường hoàn toàn mới mẻ, cô giáo là người đầu tiên trẻ tiếp xúc những cảm giác 
về trường học, về cô giáo, về bạn bè trong giai đoạn này rất quan trọng vì đó là 
ấn tượng ban đầu rất sâu sắc đối với trẻ. Nhưng có lẽ điều mà tất cả giáo viên 
mầm non cũng đều có chung một suy nghĩ là làm thế nào để có thể hiểu hết được 
những suy nghĩ và thấu hiểu mọi tâm tư nguyên vọng của trẻ không chỉ bằng lời 
nói, bằng ánh mắt mà còn bằng chính hành động của mình làm sao để trẻ được 
học được giáo dục tốt nhất, làm sao để phát huy hết những khả năng tiềm ẩm 
trong mỗi cá nhân trẻ và luôn lấy trẻ làm trung tâm để giải quyết mọi vấn đề, để 
trẻ nói lên được suy nghĩ của mình?
 Trẻ 24-36 tháng mới phát âm được một đến 2 từ, lời nói của trẻ còn chưa rõ ràng 
mạch lạc, vốn từ của trẻ còn ít, đa số các cháu còn nói ngọng, nói lắp, nói không II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
 1. Cơ sở lý luận: 
Như chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: "Học ăn, học nói, học gói, học mở". Ngôn ngữ là 
một hiện tượng xã hội đặc biệt vì nó ra đời và tồn tại cùng với sự hình thành và phát 
triển của xã hội loài người, ngôn ngữ dùng để phục vụ ,mọi thành viên trong xã hội 
từ việc học tập, lao động đến việc vui chơi giải trí. Có thể nói rằng trong bất kì lình 
vực hoạt động nào của con người cũng cần đến ngôn ngữ.
Ngôn ngữ giúp cho người trao đổi tư tưởng tình cảm, bộc lộ những cảm xúc và xác 
lập những mối quan hệ giữa thành viên này với thành viên khác trong xã hội.Ngôn 
ngữ có thể nói là một thứ công cụ để tổ chức xã hội,để duy trì mối quan hệ giữa 
người với người trong xã hội. Quá trình phát triển ngôn ngữ là quá trình cung cấp từ 
ngữ cho trẻ, góp phần là phong phú ngôn ngữ đẩy mạnh quá trình phát triển trí tuệ 
và tình cảm đạo đức cho trẻ, Có thể nói rằng rèn luyện và phát triển ngôn ngữ cho 
trẻ mầm non là góp phần tích cực vào việc trang bị cho thế hệ mầm non một 
phương tiện mạnh mẽ để tiếp thu kinh nghiệm quý báu của thế hệ cha anh, đồng thời 
tạo điều kiện cho các cháu lĩnh hội các kiến thức, những hiểu biết mới lạ về thế giới 
xung quanh.
Ngôn ngữ giữ vai trò quan trọng như vậy trong cuộc sống, nhưng là thế nào để ngôn 
ngữ phát triển và muốn có ngôn ngữ phát triển thì chúng ta không thể nói đến việc 
phát triển vốn từ cho trẻ. Từ là đơn vị có sẵn và cơ bản của ngôn ngữ, là vật liệu chủ 
yếu tạo nên câu, xây dựng lời nói. Trong cuộc sống không có vốn từ thì không có 
ngôn ngữ hoặc vốn từ chậm phát triển thì ngôn ngữ cũng chậm phát triển và ngược 
lại. Vốn từ phát triển phong phú thì ngôn ngữ cũng phát triển phong phú. Khi con 
người biết sử dụng nhiều loại từ một cách chặt chẽ thì họ sẽ có một cách giao tiếp 
vững vàng tự tin trong bất kỳ lĩnh vực nào của xã hội. Để có vốn từ phát triển trước 
tiên ta phải bắt đầu phát triển ngôn ngữ cho rẻ ngay từ lứa tuổi mầm non vì ở lứa 
tuổi này phát triển vốn từ là giúp trẻ nắm được nhiều từ, hiểu được ý nghĩa của từ, 
biết sử dụng từ trong giao tiếp. Phát triển từ cho trẻ là quá trình hình thành giúp trẻ 
làm quen với các từ mới, củng cố vốn từ làm cho vốn từ phong phú tích cực hóa 
ngôn ngữ cho trẻ.Quá trình này iên quan chặt chẽ với giai đoạn nhận thức tiếp theo 
của trẻ để hình thành các biểu tượng về thế giới xung quanh..
Vì bộ máy phát âm của trẻ còn yếu ớt rất nhạy cảm và còn tiếp tục hoàn chỉnh cùng 
với sự phát triển chung của cơ thể. Trong chương trình chăm sóc giáo dục trẻ nhà trẻ 
từ 3 đến 36 tháng, hoạt động nhận biết tập nói giúp trẻ nhận biết và tập nói về tên 
gọi và một số đặc điểm nổi bật của các đối tượng gần gũi xung quanh để tăng thêm 
vốn từ và mở rộng hiểu biết về thế giới xung quanh. Những kiến thức mà trẻ nắm 
được ở hoạt động này là một quá trình quan sát, ghi nhớ, tư duy, tưởng tượng. Từ đó 
thấy được ý nghĩa quan trọng của ngôn ngữ và thấy rằng việc phát triển ngôn ngữ 
cho trẻ nhà trẻ thông qua hoạt động nhận biết tập nói là công việc hàng đầu của giáo - Bản thân luôn có tinh thần tự học hỏi đồng nghiệp, sách báo , internet để tìm hiểu 
những vấn đề có liên quan đến phát triển ngôn ngữ thông qua hoạt động nhận biết 
tập nói cho trẻ 24 -36 tháng đạt kết quả cao
- Được sự quan tâm và phối hợp của phụ huynh trong công tác chăm sóc giáo dục 
trẻ.
2. Khó khăn:
- Trẻ 24- 36 tháng tuổi do tôi phụ trách là độ tuổi còn non nớt, các cháu bắt đầu đi 
học còn khóc nhiều, chưa quen với các cô và các bạn, chưa thích nghi với điều kiên 
sinh hoạt và các hoạt động ở lớp, các cháu không cùng tháng tuổi, mỗi cháu đều có 
sở thích và cá tính khác nhau. 
- Do trình độ nhận thức một số cháu lúc đầu đến lớp vẫn chưa phát triển được nhiều 
ngôn ngữ cần thiết mà độ tuổi cần đạt được trẻ mới phát âm được một đến hai từ “ 
Ba ba”, “ bà bà” nhận biết được một số câu hỏi ngắn, đơn giản lời nói chưa rỏ, chưa 
tròn câu. 
- Ngôn ngữ của trẻ phát triển chưa đồng đều, một số trẻ ở đầu độ tuổi còn nói 
ngọng, bập bẹ, nhút nhát, khả năng nhận thức chậm, dùng từ không chính xác.
– Trí nhớ của trẻ còn nhiều hạn chế, trẻ chưa biết hết khối lượng các âm tiếp thu 
cũng như trật tự các từ khi nhắc lại câu của người lớn. Vì thế trẻ thường xuyên bỏ 
bớt từ, bớt âm khi nói.
– 85% kinh nghiệm sống của trẻ còn nghèo nàn, nhận thức còn hạn chế dẫn đến tình 
trạng trẻ thường dùng từ không chính xác.
– 60% trẻ nói phát âm sai do ảnh hưởng ngôn ngữ của người lớn xung quanh
– Ở lớp nhà trẻ, thời gian chăm sóc trẻ chiếm đa số nên việc giáo viên chú ý phát 
triển vốn từ cho trẻ đôi khi còn gặp nhiều khó khăn.
 - Kinh nghiệm sống của trẻ chưa có nhiều nên cũng phần nào ảnh hưởng đến hoạt 
động nhận biết tập nói của trẻ. 
-Phụ huynh coi nhẹ tầm quan trọng của việc cung cấp kiến thức cho trẻ nhất là trẻ 
nhà trẻ, phụ huynh còn hạn chế, ít trò chuyện, giao tiếp với trẻ, thường chiều theo ý 
của trẻ. Đa số phụ huynh đều bận công việc hoặc có những lý do khách quan nào 
đó ít có thời gian trò chuyện với trẻ và nghe trẻ nói. Trẻ được đáp ứng đầy đủ về 
nhu cầu mà trẻ cần.
+ VD: Trẻ chỉ cần chỉ, cần nhìn vào những gì mình thích thì được đáp ứng ngay mà 
không cần phải dùng lời để yêu cầu hoặc xin. Đây cũng là một trong những nguyên 
nhân của việc vốn từ của trẻ rất nghèo nàn.
– Đứng trước một số khó khăn như vậy, tôi đã tìm tòi, suy nghĩ và nghiên cứu tài 
liệu để tìm ra một số biện pháp phát triển vốn từ cho trẻ và qua thực tiễn dạy trẻ 
hàng ngày, trong những năm học vừa qua, tôi đã rút ra một số kinh nghiệm.
III. Giải quyết vấn đề:
1. Đặc điểm tâm sinh lý của trẻ 24 - 36 tháng tuổi:
 Với trẻ mầm non nói chung và lứa tuổi nhà trẻ nói riêng thì nhận thức và phát âm 
 đúng từ ngữ là việc khó khăn vì bản thân trẻ còn nói ngọng, chưa chuẩn cô là người 
 củng cố, uốn nắn trẻ nói từng câu, từng từ, trẻ nói đúng, nói chuẩn, nói đủ câu để 

File đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_giup_tre_24_36_thang_hoc_tot_mon_nhan.doc