SKKN Một số biện pháp giúp trẻ 24-36 tháng học tốt hoạt động Âm nhạc

Âm nhạc là một trong những nghệ thuật giáo dục cái đẹp cho trẻ, lời ca, giai điệu của các bài hát, giúp cho trẻ hình thành trí tưởng tượng, giúp trẻ có thể thấy được mình có thể diễn tả những ý nghĩa, những ước mơ, những cảm xúc mạnh mẽ. Điều quan trọng không phải là dạy trẻ hát chuẩn xác, rõ ràng một cách đơn giản mà trẻ phải được tham gia vào mọi hoạt động âm nhạc. Giáo dục âm nhạc là hoạt động mang tính nghệ thuật. Ở trường mầm non giáo dục âm nhạc được tiến hành qua các hoạt động: Ca hát, vận động theo nhạc, nghe hát, trò chơi âm nhạc. Trong đó việc sử dụng các nhạc cụ được tiến hành ở các hoạt động có chủ đích hoặc ở mọi thời điểm trong ngày của trẻ giúp trẻ có hứng thú hơn với hoạt động âm nhạc. Vì vậy cô giáo cần tận dụng mọi cơ hội để cho trẻ được hứng thú hơn với bộ môn hoạt động với âm nhạc. Âm nhạc ảnh hưởng đến quá trình hoàn thiện cơ thể trẻ. Trước hết âm nhạc được coi là phương tiện hữu hiệu để phát triển tai nghe cho trẻ. Tính chất đa dạng của âm nhạc gợi ra những phản ứng với sự thay đổi của nhịp tim, sự trao đổi máu. Vì vậy giáo dục âm nhạc đối với trẻ mầm non là vô cùng quan trọng đòi hỏi người giáo viên phải có trình độ chuyên môn, yêu nghề, trong quá trình dạy và học cần cho trẻ làm quen với âm nhạc trong tất cả các hoạt động.
docx 18 trang thuydung 15/06/2024 1850
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp giúp trẻ 24-36 tháng học tốt hoạt động Âm nhạc", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp giúp trẻ 24-36 tháng học tốt hoạt động Âm nhạc

SKKN Một số biện pháp giúp trẻ 24-36 tháng học tốt hoạt động Âm nhạc
 2
 b. Cơ sở thực tiễn 
 Vì vậy giáo dục âm nhạc cho trẻ cùng với việc giáo dục lòng nhân ái, tình 
yêu con người, yêu quê hương đất nước, là việc không thể không đưa giáo dục 
âm nhạc vào dạy cho trẻ và việc đưa giáo dục âm nhạc có hệ thống có biện pháp 
giáo viên còn giúp trẻ hiểu thêm về những độ cao, độ ngân, độ vang lên của bản 
nhạc trầm bổng hay tha thiết những cảm nhận về nghệ thuật âm nhạc khi trẻ lớn 
lên. Vậy nhiệm vụ của chúng ta là giúp trẻ hình thành sự cảm thụ âm nhạc sớm 
và có biện pháp để khả năng của trẻ được bộc lộ mỗi ngày.
 Xuất phát từ những lí do trên, tôi lựa chọn đề tài : “Một số biện pháp 
giúp trẻ 24 -36 tháng học tốt hoạt động âm nhạc”.
2. Mục đích của sáng kiến:
- Với vai trò là một người giáo viên dạy trẻ 24-36 tháng, tôi thấy mình có thêm 
kinh nghiệm vững vàng về chuyên môn nghiệp vụ, sáng tạo, nâng cao về tổ chức 
các hoạt động giáo dục âm nhạc cho trẻ. 
- Có thêm kiến thức và quan tâm toàn diện đến giáo dục âm nhạc cho trẻ như 
cho trẻ hát, vận động theo nhạc, nghe hát, trò chơi âm nhạc. Qua đó biết cách 
xây dựng nhiều hình thức tổ chức dạy học phù hợp đối với trẻ 24- 36 tháng.
- Trẻ có những kỹ năng cơ bản về âm nhạc như hát, múa, biết sử dụng dụng cụ 
âm nhạc đơn giản, cảm thụ âm nhạc, chơi trò chơi âm nhạc.
- Giúp trẻ hứng thú với hoạt động âm nhạc.
3. Đối tượng và phạm vi áp dụng sáng kiến.
-Trẻ 24 -36 tháng tuổi D2 trong lớp tôi phụ trách.
4. Đối tượng khảo sát thực nghiệm.
- Trẻ 24 cháu. Giáo viên 3 cô/lớp.
- Cơ sở vật chất.
- Phụ huynh: 24 phụ huynh.
5. Phương pháp nghiên cứu.
a. Phương pháp nghiên cứu lý luận.
b. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn.
c. Phương pháp dạy học thực tiễn.
6. phạm vi và thời gian thực hiện đề tài:
 * Phạm vi thực hiện:
 - Đề tài được thực hiện áp dụng tại lớp nhà trẻ 24 – 36 tháng D2 tại 
trường mầm non - Huyện Ba Vì - Thành Phố Hà Nội.
 * Thời gian thực hiện đề tài:
 Thời gian nghiên cứu từ tháng 9 năm 2022 đến tháng 3 năm 2023 4
 - Phần đa các giáo viên chưa thực sự hiểu sâu, hiểu rõ về đặc điểm tâm sinh lí 
của trẻ. Làm việc thường bị dập khuân máy móc, chưa có nhiều linh hoạt và đổi 
mới trong việc tổ chức các hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ nhất là trong việc 
thiết kế bài giảng.
 + Đối với trẻ:
- Ở lớp đa số trẻ lần đầu đến lớp trẻ còn nhút nhát, dụt dè không thích hát múa 
chưa bạo dạn.
- Trẻ đi học chưa có thói quen nề nếp, hay quấy khóc, không biết làm theo cô.
- Trẻ lần đầu đến lớp còn quấy khóc không hợp tác với cô trong hoạt động âm 
nhạc.
+ Đối với phụ huynh
- Đa số phụ huynh chưa dành thời gian quan tâm đến hoạt động âm nhạc của trẻ 
ở trường Mầm non.
2. Số liệu điều tra trước khi thực hiện:
Đầu năm tôi đã khảo sát về hoạt động âm nhạc của trẻ lớp tôi như sau:
 S Nội dung khảo sát Tốt Khá Trung bình
 STT trên 24 trẻ % %
 Số trẻ % Số trẻ % Số trẻ %
 1Trẻ hứng thú với hoạt 2
 1 động âm nhạc. 5/24 21% 8 33 11 46
 2Trẻ thích nghe hát và 2
 2 có thể hưởng ứng đơn 6/24 25% 6 25 12 50
 giản cùng cô.
 3Trẻ biết vận động đơn 
 3 giản theo một vài bài 5/24 21% 6 25 13 54
 hát bản nhạc quen 
 thuộc.
 4Trẻ biết hát những bài 1
 4 hát quen thuộc. 4/24 17% 6 25 14 58
 - Qua bảng số liệu khảo sát trên, tôi luôn trăn trở là làm sao để cho tất cả 
 các cháu đều có khả năng hứng thú với hoạt động âm nhạc, có kỹ năng thể 
 hiện cảm xúc, hát đùng giai điệu bài hát, chơi các trò chơi âm nhạc âm 
 nhạc. Trước suy nghĩ như vậy nên tôi đã nghiên cứu, tìm tòi một số biện 
 pháp giúp trẻ hứng thú, đam mê với hoạt động âm nhạc.
 3. Những biện pháp chính thực hiện đề tài:
 3.1.Tìm hiểu đặc điểm tâm sinh lý, năng khiếu âm nhạc của trẻ.
 3.2. Lựa chọn bài dạy hát, nghe hát, trò chơi phù hợp với lứa tuổi nhà trẻ. 6
 Đối với sự thành công của các giờ hoạt động âm nhạc thì có rất nhiều yếu 
tố, tuy nhiên thái độ của giáo viên lại đóng một vai trò rất lớn tạo nên sự thành 
công của giờ hoạt động đó, nhất là đối với chương trình giáo dục mầm non mới.
 Do đặc điểm của lứa tuổi mầm non nói chung và trẻ 24- 36 tháng nói 
riêng khi giáo dục, dạy học cho trẻ giáo viên cần tiến hành theo phương trâm 
“Học mà chơi- chơi mà học” theo chương trình giáo dục mầm non mới.
 b. Tìm hiểu năng khiếu của trẻ.
 Ngay từ đầu năm học tôi đã tìm hiểu năng khiếu âm nhạc sự tự tin của trẻ 
thông qua hoạt động cho trẻ hát, nghe hát, cho trẻ vận động theo nhạc, cho trẻ 
chơi trò chơi âm nhạc qua đó tìm ra những trẻ có khả năng hát tốt vào một 
nhóm, những trẻ khá vào một nhóm VD: Những trẻ hát tốt cho vào một nhóm để 
từ đó trẻ phát huy năng khiếu âm nhạc của mình. Vì các bạn trong nhóm sẽ có 
sự cạnh vì vậy năng khiếu âm nhạc của trẻ sẽ được bộc lộ. Từ đó tìm ra những 
phương pháp giáo dục âm nhạc phù hợp với từng trẻ ở trong lớp. 
 Minh chứng1: Hình ảnh trẻ vận động theo nhạc.
 4.2. Lựa chọn bài dạy hát, nghe hát, trò chơi phù hợp với lứa tuổi nhà 
trẻ.
 Ở độ tuổi nhà trẻ, giáo viên chủ yếu dạy cho trẻ những bài hát đơn giản dễ 
thuộc, cho trẻ nghe hát, nghe nhạc. Việc áp dụng các hình thức nghe nhạc phong 
phú sẽ giúp trẻ làm quen dần và yêu thích âm nhạc hơn. 
 Trẻ 24- 36 tháng có những biểu hiện hưởng ứng âm nhạc cụ thể như tươi 
cười, vui vẻ thích thú, ngạc nhiên...Trẻ đã bắt đầu có khả năng phân biệt được 
nhanh, chậm, to, nhỏ của âm thanh. Biết thể hiện cảm xúc âm nhạc bằng những 
vận động đơn giản như vỗ tay, vẫy tay, nhún nhảy, dậm chân theo nhịp điệu âm 
nhạc tuy chưa đúng nhịp. Trẻ có thể hát theo cô những bài hát ngắn, dễ hát, âm 
vực giọng phù hợp với trẻ.
 Tôi đã lựa chọn và sưu tầm các bài hát trên mạng, trên sách báo chủ yếu 
lựa chọn cho trẻ các bài hát đơn giản, ngắn gọn mô tả những đồ dùng, vật dụng, 
môi trường gần gũi với trẻ, những hành động phù hợp với lứa tuổi của trẻ sẽ 
giúp chúng tôi có được hướng lựa chọn bài hát để dạy các cháu phù hợp và tạo 
tiền đề cho sự phát triển khả năng âm nhạc của lứa tuổi và đáp ứng được nhu 
cầu hứng thú âm nhạc của trẻ.
 Về lời ca: Các bài hát có nội dung theo các tháng: bé và các bạn, gia đình, 
giao thông, thế giới động vật, thể giới thực vật Ngôn ngữ bài hát phải đơn 
giản, dễ hiểu chọn những bài hát có một lời như bài đi nhà trẻ, búp bê, lời chào 
buổi sáng, chiếc khăn tay, mẹ yêu không nào...Về âm nhạc cần có hình tượng rõ 
ràng được thể hiện qua lời ca. Âm điệu và nhịp điệu dễ nhớ, dễ hát, hình tượng 8
nhạc: Chuẩn bị các động tác minh họa phù hợp; Phong cách thể hiện bài hát; 
chuẩn bị hệ thống câu hỏi phù hợp để đàm thoại với trẻ về bài hát. Mỗi bài hát, 
giáo viên chuẩn bị một một hình thức giới thiệu hoặc một hình thức học mới 
mang tính sáng tạo phù hợp với yêu cầu của giờ học mà vẫn không lặp lại. Chọn 
tiết tấu trên đàn organ, xác định giọng của trẻ; cách đánh nhịp; dự kiến những 
chỗ khó trong bài để chuẩn bị phương án sai nếu có. Chuẩn bị phương pháp và 
nghệ thuật lên lớp cho tốt. Chuẩn bị giáo án phương tiện đồ dùng dạy học như 
nhạc cụ, máy tính, máy nghe nhạc, nhạc cụ vỗ đệm trẻ vừa hát vừa gõ đệm theo 
nhịp bài hát.
 Dạy hát để đa dạng các cách hát khác nhau, không chỉ đơn thuần là đúng 
nhạc đúng lời, trẻ còn được tiếp cận, thực hành các cách hát khác nhau như: Hát 
với giọng cao - thấp, to - nhỏ, nhanh - chậm.
 Hình thức dạy hát từ đơn giản đến phức tạp: Cho trẻ nghe, đọc lời ca, hát 
theo cô. Trẻ trình bày theo tổ, nhóm
 Nâng cao: Hát nối tiếp, hát nhanh, chậm, đối đáp, kết hợp động tác phù 
hợp nội dung lời ca, hát theo tiết tấu.
 Giáo viên có thể chọn các bài hát, bản nhạc mới để dạy trẻ. Làm quen với 
các nốt Đô ( Mi, La, Sol) học hát hợp xướng, làm quen với làn điệu dân ca
 VD: Gia đình nhỏ- hạnh phúc to; Năm chú gấu con
 Giáo viên có thể chọn các tác phẩm, bài hát mới, thể loại khác nhau phù 
hợp với lứa tuổi cho trẻ nghe, làm quen cảm nhận và nêu cảm xúc của mình 
bằng cách diễn tả bằng lời, vẽ lại theo tưởng tưởng của bản thân như: Hát ru, 
nhạc giao hưởng, nhạc kịch, luyện tai nghe, giai điệu, hòa âm, các tiết tấu, nhịp 
điệuVD: các bài hát thường dùng cho trẻ nghe: Mẹ yêu con, lý cây bông, hát 
ru
 Đổi mới hình thức vận động, ngoài hình thức vỗ tay theo tiết tấu, nhịp, 
phách. Trẻ được khuyến khích phản ứng với nhịp điệu, giai điệu âm thanh qua 
vận động sáng tạo: Sử dụng nhạc cụ, nhảy, khiêu vũ, dân vũ, động tác thể dục 
phù hợp chuyển động từng phần cơ thể theo giai điệu bản nhạc
 Minh chứng 3: Trẻ sử dụng nhạc cụ
 Trẻ cần được lắng nghe âm nhạc trước khi vận động theo nhạc, cảm nhận 
nhịp điệu của nhạc trước khi vận động sáng tạo: Yêu cầu trẻ ngồi hoặc nằm, mắt 
nhắm để tập trung vào nghe. Bật cả bài hoặc một đoạn trong một bài hát, bản 
nhạc và giúp trẻ tập trung vào nghe những gì cần thiết.
 Cho trẻ tự biểu diễn theo cảm nhận của mình, cô góp ý bổ sung động tác 
để tạo thành bài vận động hoàn chỉnh cho trẻ.

File đính kèm:

  • docxskkn_mot_so_bien_phap_giup_tre_24_36_thang_hoc_tot_hoat_dong.docx