SKKN Một số biện pháp giúp trẻ 24-36 tháng có thói quen tốt trong ăn uống

Trẻ 24 - 36 tháng tuổi là giai đoạn khởi điểm của việc hình thành và phát triển nhân cách của con người, các mặt phát triển hòa quyện vào nhau, ảnh hưởng lẫn nhau, không tách bạch rõ nét. Giai đoạn này cơ thể trẻ hoàn toàn còn non nớt, rất nhạy cảm với tác động bên ngoài, đồng thời cũng là lúc trẻ phát triển rất nhanh về mọi mặt, trẻ rất dễ tổn thương về mặt tâm lý, nhu cầu về cảm giác an toàn rất lớn. Do đó, muốn rèn luyện nề nếp thói quen cho trẻ thì ngay từ những ngày đầu trẻ mới vào lớp cô giáo phải làm sao để trẻ cảm nhận được nguồn hạnh phúc, thấy mình được chấp nhận, được yêu mến, cảm giác được an toàn và là thành viên trong cộng đồng mà trẻ đang hòa nhập. Bên cạnh đó, quan hệ của cô giáo đối với trẻ phải giàu cảm xúc thân thiết, yêu thương như quan hệ mẹ - con, là người thay mẹ dạy trẻ. Vậy hoạt động lao động Sư phạm của cô giáo Mầm non đòi hỏi phải rất linh hoạt có sự sáng tạo, nhạy bén, kịp thời để phát hiện và đáp ứng những nhu cầu phát triển của trẻ. Hoạt động lao động Sư phạm của cô giáo Mầm non có định hướng, có mục đích để tác động giáo dục vào sự phát triển của trẻ. Tác động sư phạm của cô giáo phải luôn luôn thay đổi, phù hợp với nhu cầu phát triển của trẻ có cảm tình, có hứng thú. Vì thế, nghệ thuật của cô thể hiện ở chỗ biết hòa nhập vào thế giới trẻ, biết quên mình là người lớn để trở thành người bạn thực sự của trẻ. Biết tôn trọng và đồng cảm với trẻ, tạo nên không khí cởi mở, lôi cuốn, thu hút trẻ như thế trẻ dễ nghe theo sự hướng dẫn của cô, biết vâng lời cô giáo một cách tự nguyện, thoải mái và vui vẻ. Từ đó, giúp trẻ có được những hiểu biết nhất định, tạo cho trẻ có đầy đủ điều kiện về thể lực và kiến thức. Đồng thời, hình thành và phát triển nhân cách tốt nhất cho trẻ, tạo tiền đề cho trẻ vững vàng, tự tin hơn.
docx 16 trang thuydung 08/05/2024 1741
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp giúp trẻ 24-36 tháng có thói quen tốt trong ăn uống", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp giúp trẻ 24-36 tháng có thói quen tốt trong ăn uống

SKKN Một số biện pháp giúp trẻ 24-36 tháng có thói quen tốt trong ăn uống
 lộ năng lực tiềm ẩn này, trẻ cần có một môi trường học tập cho phép chúng được học 
tập mọi lúc, mọi nơi, học theo nhiều cách khác nhau.
Khi trẻ đến lớp, mỗi trẻ là một cơ thể duy nhất, do đó trẻ sẽ hành động trong một môi 
trường theo cách của mình. Chính vì vậy cô giáo cần tạo cho trẻ có một tâm thế tốt khi 
đến lớp, một không khí tình cảm yêu thương, tôn trọng trẻ. Điều này giúp trẻ nghe lời 
cô và phát triển khả năng bẩm sinh sẵn có của mình.
 Trẻ 24 - 36 tháng tuổi là giai đoạn khởi điểm của việc hình thành và phát triển nhân 
cách của con người, các mặt phát triển hoà quyện vào nhau, ảnh hưởng lẫn nhau, không 
tách bạch rõ nét. Giai đoạn này cơ thể trẻ hoàn toàn còn non nớt, rất nhạy cảm với tác 
động bên ngoài, đồng thời cũng là lúc trẻ phát triển rất nhanh về mọi mặt, trẻ rất dễ tổn 
thương về mặt tâm lý, nhu cầu về cảm giác an toàn rất lớn. Do đó, muốn rèn luyện nề 
nếp thói quen cho trẻ thì ngay từ những ngày đầu trẻ mới vào lớp cô giáo phải làm sao 
để trẻ cảm nhận được nguồn hạnh phúc, thấy mình được chấp nhận, được yêu mến, 
cảm giác được an toàn và là thành viên trong cộng đồng mà trẻ đang hoà nhập. 
Bên cạnh đó, quan hệ của cô giáo đối với trẻ phải giàu cảm xúc thân thiết, yêu thương 
như quan hệ mẹ - con, là người thay mẹ dạy trẻ. Vậy hoạt động lao động Sư phạm của 
cô giáo Mầm non đòi hỏi phải rất linh hoạt có sự sáng tạo, nhạy bén, kịp thời để phát 
hiện và đáp ứng những nhu cầu phát triển của trẻ. Hoạt động lao động Sư phạm của cô 
giáo Mầm non có định hướng, có mục đích để tác động giáo dục vào sự phát triển của 
trẻ. Tác động sư phạm của cô giáo phải luôn luôn thay đổi, phù hợp với nhu cầu phát 
triển của trẻ có cảm tình, có hứng thú. Vì thế, nghệ thuật của cô thể hiện ở chỗ biết hoà 
nhập vào thế giới trẻ, biết quên mình là người lớn để trở thành người bạn thực sự của 
trẻ. Biết tôn trọng và đồng cảm với trẻ, tạo nên không khí cởi mở, lôi cuốn, thu hút trẻ 
như thế trẻ dễ nghe theo sự hướng dẫn của cô, biết vâng lời cô giáo một cách tự nguyện, 
thoải mái và vui vẻ. Từ đó, giúp trẻ có được những hiểu biết nhất định, tạo cho trẻ có 
đầy đủ điều kiện về thể lực và kiến thức. Đồng thời, hình thành và phát triển nhân cách 
tốt nhất cho trẻ, tạo tiền đề cho trẻ vững vàng, tự tin hơn. PHẦN II: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1. Cơ sở lý luận
 Trong xu thế hội nhập và phát triển quốc tế, Việt Nam nước ta đang từng bước 
khắc phục những hậu quả của chiến tranh, những tồn tại,hạn chế của nền kinh tế cũ, 
nhằm vươn lên một tầm cao mới, tầm cao của tri thức và khoa học. Do đó, giáo dục là 
quốc sách hàng đầu, giáo dục mầm non là bậc học đầu tiên của các bậc học.Nuôi dưỡng 
và dạy dỗ những ngày mầm non của ngày đầu chập chững thật tốt giữ vai trò quan 
trọng để bước tiếp con đường học tập sau này.
 Vì vậy giáo dục mầm non hiện nay đã và đang tiếp tục tìm ra những phương pháp 
mới để chăm sóc và giáo dục trẻ thật tốt. Thực tế cho thấy , trẻ em ngày nay gặp rất 
nhiều kho khăn trong ăn uống . Nhiều bậc phụ huynh mải mê với việc phát triển kinh 
tế gia đình mà không có thời gian quan tâm chăm sóc bữa ăn cho con họ. Hơn thế nữa, 
trong xu thế kinh tế thị trường, nhiều loại thức ăn nhanh không đảm bảo dinh dưỡng 
cho trẻ lại rất được các bậc phụ huynh ưa chuộng. Họ cho con cái ăn uống không có 
giờ giấc cố định , trẻ ăn vặt nhiều như bim bim, bánh kẹonên khi vào bữa ăn trẻ ăn 
ít, không có hứng thú với việc ăn thậm chí là bỏ bữa. Có nhũng bậc phụ huynh không 
có kiến thức về dinh dưỡng, cứ nghĩ là trẻ ăn được càng nhiều thì càng tốt. Từ những 
quan điểm đó mà ngày nay, tỉ lệ em suy dinh dưỡng và trẻ béo phì ngày càng tăng cao.
 Từ thực tế đó mà không chỉ các giáo viên, các bậc phụ huynh cũng cần nhận thức 
được tầm quan trọng của việc tổ chức ăn uống hợp lý, khoa học, đảm bảo dinh dưỡng 
cho trẻ. Ở trường mầm non, trẻ được ăn uống, ngủ nghỉ, học hành theo đúng giờ giấc. 
Giáo viên tổ chức các hoạt động cho trẻ hợp lý, khoa học phù hợp với lứa tuổi đảm bảo 
cho trẻ phát triển toàn diện trong các lĩnh vực ngôn ngữ, thẩm mỹ, nhận thức, tình cảm 
xã hội đặc biệt là mặt thể chất của trẻ cũng được tăng lên đáng kể.
 Trẻ chỉ có thể phát triển, khỏe mạnh, thông minh có nề nếp, khi được sống trong 
môi trường thật sự yêu thương chăm sóc và chú ý khuyến khích giúp đỡ của người lớn. 
Đúng vậy, trong những năm qua ngành giáo dục thành phố Hà Nội đã có những biện Ngay từ đầu năm học, tôi được Ban giám hiệu nhà trường phân công dạy lớp nhà trẻ 
D3 ( lứa tuổi 24- 36 tháng). Trong quá trình chăm sóc và dạy trẻ chúng tôi đã gặp 
những thuận lợi và khó khăn sau:
* Thuận lợi:
- Nhà trường đầu tư đầy đủ đồ dùng cơ sở vật chất phục vụ cho việc chăm sóc nuôi 
dưỡng trẻ. Ban giám hiệu thường xuyên chỉ đạo sát xao việc tổ chức chăm sóc, thực 
hiện quy chế chuyên môn.
- Được bồi dưỡng kiến thức qua tập huấn, kiến tập, qua các buổi sinh hoạt chuyên môn 
nên bản thân tôi đã tích lũy được nhiều kinh nghiệm về công tác chăm sóc- giáo dục 
trẻ.
- Bản thân tôi là một giáo viên tốt nghiệp Đại học Sư phạm nhà trẻ Mẫu giáo rất yêu 
nghề, mến trẻ, có nhiều kinh nghiệm chăm sóc và giáo dục trẻ.
- Phụ huynh rất nhiệt tình, quan tâm đến trẻ toàn diện, đặc biệt là bữa ăn của trẻ, thói 
quen vệ sinh, giấc ngủ của trẻ.
* Khó khăn:
- Là lớp có lứa tuổi nhỏ nhất trường, trẻ đi học lần đầu chưa có ý thức, vẫn giữ thói 
quen thích gì được nấy như ở nhà, không có nề nếp trong mọi hoạt động.
- Trong giờ ăn trẻ chưa có nề nếp, còn có nhiều thói quen xấu như: Bốc thức ăn, gõ 
bát, uống nước canh  hay còn ngậm cơm, kén chọn thức ăn..
- Một số trẻ vẫn phải ăn cháo, những trẻ nhỏ chưa biết tự xúc ăn.
- Một số phụ huynh sai cho rằng: Trẻ quá nhỏ để đưa vào nề nếp và cần phải cho trẻ ăn 
những thứ trẻ thích miễn sao ăn nhiều. Đặc biệt giữa phụ huynh chưa có sự phối hợp 
cùng giáo viên để dạy trẻ có một thói quen trong ăn uống.
- Vẫn còn một số trẻ không ăn hết suất của mình.
Từ đầu tháng 10 năm 2019 tôi đã thực nghiệm khảo sát theo dõi số trẻ lớp tôi với tổng 
số trẻ là: 25 và được đánh giá theo tiêu trí sau:
 mà còn rèn cho trẻ ý thức tự giác, biết rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh. Đó là 
một thói quen không thể thiếu trong sinh hoạt hàng ngày của trẻ. (Hình ảnh 1)
Trước bữa ăn, tôi cùng với các giáo viên trong lớp đã cho trẻ ngừng mọi hoạt động vui 
chơi và chỉ định chỗ ngồi cho trẻ, không cho trẻ đùa nghịch, chạy nhảy hoặc di chuyển 
từ chỗ này qua chỗ khác. 
Nên cho trẻ chọn một chỗ ngồi cố định. Khi trẻ đã ổn định chỗ ngồi, tôi tiến hành cho 
trẻ trong từng bàn xếp hàng để đi vệ sinh. Khác với các lớp mẫu giáo, trẻ nhà trẻ chưa 
thể tự rửa tay một mình được nên cần có sự giúp đỡ của giáo viên trong lớp. Sau khi 
trẻ đi vệ sinh xong trẻ sẽ được cô giáo lau mặt mũi và rửa tay theo đúng quy trình rửa 
tay cho trẻ mà các cô đã được đào tạo. 
 Khi vệ sinh cho trẻ cũng phải quan tâm đến thời tiết nóng hay lạnh mà giáo viên 
có sự điều chỉnh kịp thời để đảm bảo sức khỏe cho trẻ. Mùa hè thời tiết ấm áp, cô dùng 
khăn mát và nước mát lau mặt, rửa tay cho trẻ. Nhưng khi mùa đông đến, thời tiết lạnh 
giá, nhất thiết giáo viên phải chuẩn bị khăn ấm, nước ấm rửa cho trẻ.
 Vệ sinh sạch sẽ trước khi ăn sẽ giúp trẻ thấy thoải mái, phấn khởi, trẻ tự tin hơn 
khi tham gia vào hoạt động ăn cùng các bạn.
3.2. Biện pháp 2: Rèn trẻ có thói quen ăn uống đúng giờ 
Biện pháp này rất quan trọng vì như thế trẻ sẽ dần dần hình thành phản xạ có điều kiện, 
khi đến giờ ăn nhất định, vị trí môi trường đã định, thì trẻ sẽ làm tốt công việc chuẩn 
bị vào bữa tiếp thu thức ăn.
VD: Tiết nước bọt tăng, đường dạ dày bắt đầu nhu động, các loại men tiêu hoá do 
đường tiêu hoá tiết ra tăng lên, khiến bé tăng cảm giác đói. Có được chuẩn bị về tâm 
lý, sinh lý này thì bé có thể ăn được một cách chủ động ăn chăm chú, ngon miệng.
 Để biện pháp này có hiệu quả, tôi đã phối hợp với giáo viên trong lớp nghiêm túc thực 
hiện chế độ sinh hoạt một ngày của trẻ (không cắt xén, thay đổi tùy tiện) thực hiện 
đúng thời gian ăn theo quy định. Có như thế mới tạo cho trẻ thói quen tốt giờ nào việc 
ấy. 

File đính kèm:

  • docxskkn_mot_so_bien_phap_giup_tre_24_36_thang_co_thoi_quen_tot.docx