SKKN Một số biện pháp giúp trẻ 24-36 tháng bước đầu hình thành kĩ năng tự phục vụ bản thân trong trường mầm non
Kiến thức là những hiểu biết mà bản thân ta thu thập được thông qua quá trình học tập và rèn luyện. Kỹ năng là năng lực hay khả năng của chủ thể thực hiện thuần thục một hay một chuỗi hành động trên cơ sở hiểu biết (kiến thức hoặc kinh nghiệm) nhằm tạo ra kết quả mong đợi. Kĩ năng tự phục vụ là năng lực hay khả năng chuyên biệt của một cá nhân về một hay nhiều khía cạnh nào đó được sử dụng để giải quyết tình huống hay công việc phục vụ cho chính mình, ví dụ như: tự cầm thìa xúc cơm, lấy nước uống, tự đi và cởi giầy dép cất lên giá…Thiếu kĩ năng tự phục vụ sẽ dẫn đến việc trẻ lười biếng, thụ động và khó khăn khi tham gia vào hoạt động của tập thể. Vì thế, muốn trẻ nên người, chúng ta cần rèn kĩ năng tự phục vụ cho trẻ ngay từ những bậc học nhỏ nhất đặc biệt là với trẻ lứa tuổi nhà trẻ, độ tuổi mà trẻ bắt đầu bước chân vào trường mầm non. Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề, ngay từ đầu năm học tôi đã nghiên cứu và đưa ra nội dung cụ thể, phương thức thực hiện có hiệu quả giúp trẻ có những kiến thức và kỹ năng lao động tự phục vụ một cách thành thạo.
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp giúp trẻ 24-36 tháng bước đầu hình thành kĩ năng tự phục vụ bản thân trong trường mầm non", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp giúp trẻ 24-36 tháng bước đầu hình thành kĩ năng tự phục vụ bản thân trong trường mầm non
Một số biện pháp giúp trẻ 24 – 36 tháng bước đầu hình thành kĩ năng tự phục vụ bản thân trong trường mầm non PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ Bác Hồ kính yêu đã nói: “Tuổi nhỏ làm việc nhỏ,tùy theo sức của mình” Trong xã hội phát triển, ngày nay mỗi gia đình chỉ có một hoặc hai con, mà thường thì bố mẹ ngày xưa đã từng sống vất vả nên muốn cho con sung sướng hơn mình, vì vậy thường làm giúp con mọi việc. Bởi lẽ, các bậc phụ huynh có quan niệm trẻ chỉ cần biết ăn, biết ngủ, biết chơi ngoan là đủ, trẻ chưa làm được gì mà người lớn hoàn toàn phục vụ trẻ, đáp ứng mọi nhu cầu, đòi hỏi của trẻ. Vì vậy, việc cung cấp kiến thức và rèn kĩ năng tự phục vụ cho trẻ ở mọi lứa tuổi, đặc biệt là trẻ lứa tuổi nhà trẻ 24 – 36 tháng có một ý nghĩa vô cùng quan trọng. Ngay từ đầu năm học tôi đã tiến hành khảo sát trẻ lứa tuổi 24 – 36 tháng tại lớp tôi phụ trách về một số mặt như: khả năng thực hiện một số kĩ năng tự phục vụ của trẻ, khả năng tự phục vụ của từng trẻ. (Bảng khảo sát chi tiết về khả năng tự phục vụ của trẻ: Bảng 1, 2 – phụ lục) - Về khả năng tự phục vụ của từng trẻ: 15% trẻ có một số kiến thức và kĩ năng tự phục vụ bản thân. 85% trẻ kĩ năng tự phục vụ đạt mức độ khá và trung bình. - Về khả năng thực hiện một số kĩ năng tự phục vụ của trẻ: Tôi đánh giá theo một số kĩ năng tự phục vụ phù hợp với lứa tuổi nhà trẻ 24 – 36 tháng: + Biết tự cất ba lô, giày dép vào đúng nơi quy định: 75% + Biết đi và cởi giày dép; lấy và cất đồ dùng, đồ chơi đúng nơi quy định: 50% + Biết tự lấy và cất cốc uống nước; bê ghế và cất ghế về bàn: 40% + Biết tự cầm bát, cầm thìa xúc cơm ăn; lấy và cất gối; tự đi lên, xuống cầu thang; đi vệ sinh khi có nhu cầu và đúng nơi quy định: 60% Từ kết quả khảo sát, tôi nhận thấy việc cung cấp kiến thức và rèn kĩ năng tự phục vụ cho trẻ đặc biệt ở lứa tuổi tôi đang giảng dạy nhà trẻ 24 -36 tháng là rất cần thiết. Vì thế, tôi luôn băn khoăn, suy nghĩ xem phải làm gì, làm như thế nào để có thể có một phương pháp hướng dẫn trẻ những kĩ năng tự phục vụ tốt nhất? Và dạy dưới hình thức nào? Qua tìm hiểu kế hoạch nhiệm vụ năm học của phòng giáo dục, nhà trường và các nhu cầu xã hội qua các phương tiện truyền thông, tư liệu nuôi dạy trẻ và trên thực tế tôi nhận thức sâu sắc ý nghĩa vai trò quan trọng của các kĩ năng tự phục vụ đối với sự phát triển của trẻ. Xuất phát từ thực trạng trên tôi đã mạnh dạn đưa ra: “Một số biện pháp giúp trẻ 24-36 tháng bước đầu hình thành kĩ năng tự phục vụ bản thân trong trường mầm non”. Phạm vi nghiên cứu : Nghiên cứu việc cung cấp kiến thức và rèn kĩ năng tự phục vụ bản thân cho trẻ nhà trẻ 24 - 36 tháng tuổi. 1/20 Một số biện pháp giúp trẻ 24 – 36 tháng bước đầu hình thành kĩ năng tự phục vụ bản thân trong trường mầm non - Năm học 2018-2019 tôi được phân công giảng dạy tại lớp nhà trẻ 24-36 tháng D3, lớp có 2 cô. 2.2. Thuận lợi: - Ban giám hiệu nhà trường trang bị đầy đủ đồ dùng và trang thiết bị của lớp, có nhiều tài liệu, sách báo, tạp chí liên quan đến vấn đề giáo dục kĩ năng lao động tự phục vụ cho trẻ mầm non. Nhà trường thường xuyên tổ chức kiến tập các tiết học lao động tự phục vụ tại các lớp. - Giáo viên: Lớp có 2 giáo viên, đều có trình độ đạt chuẩn trở lên, có lòng nhiệt tình, yêu nghề, mến trẻ. Nắm vững phương pháp chăm sóc giáo dục trẻ. Bản thân tôi luôn có tinh thần tự học hỏi đồng nghiệp, sách báo, internet để tìm hiểu những vấn đề có liên quan đến giáo dục kĩ năng lao động tự phục vụ cho trẻ mầm non. - Học sinh: Trẻ ngoan, có nề nếp, đi học đầy đủ, đúng giờ và rất hào hứng khi tham gia các hoạt động kĩ năng tự phục vụ. - Cơ sở vật chất: Phòng học đã được xây dựng kiên cố nên rất thuận lợi cho việc dạy và học của cô và trẻ. Lớp học có đầy đủ cơ sở vật chất và các trang thiết bị. - Phụ huynh: Rất tin tưởng và nhiệt tình giúp đỡ giáo viên, có tinh thần phối hợp với giáo viên trong việc giáo dục trẻ. 2.3. Khó khăn: - Giáo viên: Bản thân tôi chưa có nhiều kiến thức chuyên sâu về dạy và rèn kĩ năng tự phục vụ cho trẻ. - Học sinh: Đa số trẻ chưa có nề nếp kĩ năng trong học tập và tự phục vụ. Trẻ không cùng độ tuổi nên 100% trẻ khả năng tiếp nhận kiến thức và thực hành kĩ năng tự phục vụ không đồng đều. - Cơ sở vật chất: Tài liệu về việc dạy và rèn kĩ năng tự phục vụ cho trẻ còn hạn chế. - Phụ huynh: Đa số phụ huynh học sinh làm việc hộ con, yêu chiều con, chưa nhận thức được tầm quan trọng của việc dạy trẻ kĩ năng tự phục vụ bản thân. Đa số phụ huynh vẫn muốn tự tay phục vụ con mình, luôn đáp ứng những nhu cầu đòi hỏi cá nhân của trẻ khi trẻ ở nhà. Xuất phát từ thực tế, thuận lợi, khó khăn của trường, lớp như trên, tôi xin trình bày : “Một số biện pháp giúp trẻ 24 – 36 tháng bước đầu hình thành kĩ năng tự phục vụ bản thân trong trường mầm non”. 3/20 Một số biện pháp giúp trẻ 24 – 36 tháng bước đầu hình thành kĩ năng tự phục vụ bản thân trong trường mầm non PHẦN III. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. HIỆU QUẢ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM. Qua một thời gian áp dụng những biện pháp dạy kĩ năng tự phục vụ cho trẻ lứa tuổi nhà trẻ, lứa tuổi tôi đang phụ trách vào trong quá trình chăm sóc giáo dục trẻ hàng ngày trên lớp và phối hợp cùng phụ huynh rèn thêm kĩ năng tự phục vụ bản thân trẻ khi ở nhà, bằng những việc làm vừa sức với trẻ, phù hợp với trẻ lứa tuổi nhà trẻ, tôi thấy được kết quả sau: * Đối với trẻ: - Về kiến thức: Trẻ đã nắm được một số kĩ năng tự phục vụ bản thân, trẻ nhớ cách tự làm các công việc đơn giản, vừa sức, phù hợp với lứa tuổi như: Cất dép, cất ba lô lên giá, lấy và cất đồ dùng, đồ chơi đúng nơi qui định, tự đi vệ sinh khi có nhu cầu, tự đi lên đi xuống cầu thang, tự đi và cởi dép, xúc cơm ăn, lấy gối khi đi ngủ và cất gối sau khi ngủ dậy - Về kĩ năng: Trong quá trình cho trẻ làm quen với việc tự phục vụ bản thân đã hình thành và rèn luyện ở trẻ một số kĩ năng như khả năng quan sát, khả năng diễn đạt, khả năng ghi nhớ, chú ý có chủ định, khả năng tập trung, khả năng làm việc nhóm, khả năng tự phục vụ bản thân mà không nhờ đến sự giúp đỡ của người lớn. - Về thái độ: Trong quá trình dạy trẻ các kĩ năng tự phục vụ bản thân đã hình thành ở trẻ ý thức kỉ luật, ý thức làm việc độc lập, tự giác, trẻ được củng cố sự tự tin, trẻ hăng hái tham gia vào các hoạt động của lớp, đặc biệt là hoạt động nhóm, trẻ luôn có sự phối hợp với nhau, tích cực chủ động tìm tòi để khám phá kiến thức. * Đối với giáo viên tại lớp: Sau khi nghiên cứu đề tài và thực hành với trẻ lứa tuổi nhà trẻ 24 – 36 tháng tại lớp tôi phụ trách, bản thân tôi đã thu được kết quả sau: - Giáo viên trong lớp đã phối kết hợp với nhau chặt chẽ hơn, linh hoạt chủ động hơn trong mọi hoạt động, có nhiều phương pháp hình thức tổ chức rèn các kĩ năng tự phục vụ cho trẻ một cách hiệu quả. - Biết sưu tầm, lựa chọn các thời điểm như: Đón trẻ, hoạt động ngoài trời, hoạt động học, hoạt động góc.khả năng sáng tạo và khả năng làm đồ dùng rèn kĩ năng cho trẻ được tăng lên rõ rệt. - Biết thêm nhiều hình thức rèn kĩ năng tự phục vụ cho trẻ, tạo cho trẻ có tính tự lập cao trong sinh hoạt cũng như trong các hoạt động hàng ngày. 5/20 Một số biện pháp giúp trẻ 24 – 36 tháng bước đầu hình thành kĩ năng tự phục vụ bản thân trong trường mầm non giáo dục trẻ một cách toàn diện. Chính vì vậy, tôi mạnh dạn đưa ra một số kiến nghị sau: * Phòng giáo dục: - Đề xuất đào tạo cho giáo viên mầm non về môn học kĩ năng sống - Tham mưu ủy ban nhân dân huyện xây dựng sửa chữa cho điểm lẻ để có cơ sở vật chất khang trang hơn. - Tổ chức kiến tập điểm cho giáo viên dạy trẻ nhà trẻ về kĩ năng tự phục vụ bản thân. * Nhà trường: - Có những hình thức động viên, thi đua khen thưởng đối với giáo viên dạy trẻ kĩ năng sống, kĩ năng tự phục vụ đạt kết quả cao. Trên đây là “Một số biện pháp giúp trẻ 24 – 36 tháng bước đầu hình thành kĩ năng tự phục vụ bản thân trong trường mầm non” của tôi, rất mong được sự quan tâm, giúp đỡ và tham gia đóng góp ý kiến của các cấp lãnh đạo và đồng nghiệp bổ sung cho bản sáng kiến kinh nghiệm của tôi đạt kết quả cao hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày tháng năm 2019 Người viết Nguyễn Thị Thu Trang 7/20
File đính kèm:
- skkn_mot_so_bien_phap_giup_tre_24_36_thang_buoc_dau_hinh_tha.doc