SKKN Một số biện pháp giúp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 24-36 tháng ở trường mầm non
Để thực hiện tốt lời dạy của ông cha , là một giáo viên mầm non tôi không ngừng học tập nâng cao trình độ, tu dưỡng và rèn luyện để trang bị cho bản thân mình những kiến thức cơ bản, nhằm chăm sóc giáo dục trẻ phát triển một cách toàn diện. Đồng thời thực hiện chương trình giáo dục "Lấy trẻ làm trung tâm" Tôi thấy mình cần phải đi sâu tìm hiểu kỹ vấn đề này để từ đó rút ra nhiệm vụ giáo dục cho phù hợp với yêu cầu phát triển của trẻ. Năm học 2020 - 2021 này, tôi chọn đề tài: “Một số biện pháp giúp phát triển ngôn ngữ cho trẻ nhà trẻ 24 - 36 tháng ở trường mầm non” làm đề tài nghiên cứu , nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc - giáo dục trẻ đối với chương trình GDMN mới hiện nay.
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp giúp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 24-36 tháng ở trường mầm non", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp giúp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 24-36 tháng ở trường mầm non
- Đồng thời thực hiện chương trình giáo dục "Lấy trẻ làm trung tâm" Tôi thấy mình cần phải đi sâu tìm hiểu kỹ vấn đề này để từ đó rút ra nhiệm vụ giáo dục cho phù hợp với yêu cầu phát triển của trẻ. Năm học 2020 - 2021 này, tôi chọn đề tài: “Một số biện pháp giúp phát triển ngôn ngữ cho trẻ nhà trẻ 24 - 36 tháng ở trường mầm non” làm đề tài nghiên cứu , nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc - giáo dục trẻ đối với chương trình GDMN mới hiện nay. 1. Cơ sở lý luận. - Ngôn ngữ đóng vai trò hết sức quan trọng, ngôn ngữ là phương tiện để giao tiếp của con người. Chính vì vậy, phát triển ngôn ngữ cho trẻ và rèn luyện khả năng diễn đạt mạch lạc, biểu cảm qua việc dạy trẻ là rất cần thiết và quan trọng. - Ngôn ngữ phát triển thì trẻ mới thấy hết được vẻ đẹp đa dạng của cuộc sống và thế giới xung quanh, hơn thế nữa nó góp phần hoàn thiện ngôn ngữ cho trẻ tạo nền tảng vững chắc cho hoạt động nhận thức sau này. Bởi khi trẻ được thể hiện, tiếp xúc với người lớn qua đối thoại giúp trẻ mở rộng hiểu biết về ngôn ngữ giúp trẻ có khả năng diễn đạt rõ ràng, mạch lạc hơn. 2. Cơ sở thực tiễn: - Năm học 2020 – 2021 Tôi được nhà trường phân công phụ trách lớp nhà trẻ D2, 24-36 tháng tuổi tại khu Đông Viên. Lớp Tôi phụ trách có 21 trẻ, trong đó có 11 trẻ nữ và 10 trẻ nam, đạt 100% trẻ ăn bán trú tại trường. - Là một giáo viên chủ nhiệm lớp, ngay từ đầu năm học tôi luôn quan tâm đến đặc điểm tâm sinh lý cũng như ngôn ngữ giao tiếp của từng trẻ nhằm khám phá, tìm hiểu khả năng giao tiếp bằng ngôn ngữ để kịp thời có những biện pháp giáo dục và nâng cao dần về ngôn ngữ cho trẻ. Khi tiếp xúc với trẻ tôi nhận thấy rằng ngôn ngữ của trẻ còn nhiều hạn chế về câu từ, về cách phát âm. Khi trẻ nói hầu hết toàn bớt âm trong các từ, giao tiếp không đủ câu, không nói cho nên nhiều khi giáo viên không hiểu trẻ đang nói về cái gì? Cũng có một số trẻ còn hạn chế khi nói, trẻ chỉ - Năm học 2020- 2021, tôi được phân công dạy lớp nhà trẻ D2, 24-36 tháng tuổi, với số lượng trẻ là 21 cháu. Tôi nhận thấy có một số thuận lợi và khó khăn sau: 1. Thuận lợi: - Được sự quan tâm giúp đỡ của Đảng ủy-UBND xã và ban giám hiệu, nhà trường đã đầu tư cơ sở vật chất phục vụ tốt cho các hoạt động của trẻ. - Học sinh: 100% trẻ trong lớp cùng độ tuổi nên mức độ phát tiển và nhận thức của trẻ đồng đều. - Trong lớp bố trí 3 giáo viên phối hợp công việc với nhau rất tốt. Nhà trường thường xuyên tổ chức các buổi chuyên đề đã giúp cho tôi học hỏi được ở đồng nghiệp về phương pháp giáo dục phù hợp với lứa tuổi của mình đang trực tiếp giảng dạy. Qua đó nâng cao được nhận thức cũng như chuyên môn cho bản thân. - Phụ huynh: Luôn tín nhiệm và tin cậy cô giáo vì vậy ai cũng đều an tâm khi đưa con đến lớp cho cô giáo dạy dỗ, chăm sóc. 2. Khó khăn: - Tổng số trẻ trong lớp là 21 cháu mới bắt đầu đi học Mầm Non nên các con còn quấy khóc, chưa thích nghi với điều kiện sinh hoạt của lớp vì vậy trẻ còn bỡ ngỡ, sợ sệt, ít nói. - Đa số phụ huynh làm nông nhiệp, buôn bán nhỏ, chưa thực sự quan tâm đến con trẻ, còn phó mặc cho cô giáo. - Trẻ đông mỗi cháu lại có những sở thích và cá tính khác nhau. - Trí nhớ của trẻ còn nhiều hạn chế, trẻ chưa nhớ hết trật tự của các âm khi sắp xếp thành câu vì thế trẻ thường xuyên bỏ bớt từ, bớt âm khi nói. - Ngôn ngữ của trẻ chưa đồng đều, khi giao tiếp trẻ chưa thể hiện được đúng ngữ điệu, cử chỉ của lời nói, phát âm còn ngọng, dùng từ chưa chính xác, diễn đạt chưa logic, câu từ chưa lưu loát, trẻ hay nói lắp. 3. Số liệu điều tra trước khi thực hiện. PHẦN II: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ I. Tên đề tài: Một số biện pháp giúp phát triển ngôn ngữ cho trẻ nhà trẻ 24 - 36 tháng ở trường Mầm Non” II. Các biện pháp chính của đề tài: - Biện pháp 1: Sưu tầm ,làm đồ dùng đồ chơi tự tạo đẹp, sáng tạo, lồng ghép những đồ chơi dân gian để thu hút sự chú ý của trẻ như: Hình ảnh, mô hình, trang phục, các loại rối. - Biện pháp 2: Lồng ghép, tích hợp vào các hoạt động và dạy trẻ ở mọi lúc, mọi nơi. - Biện pháp 3: Sử dụng trò chơi để phát triển ngôn ngữ cho trẻ: - Biện pháp 4: Tạo tình huống nhận thức. - Biện pháp 5: Hoạt động nhóm và cá biệt hoá đối tượng. III. Biện pháp thực hiện từng phần. 1. Biện pháp 1: Sưu tầm ,làm đồ dùng đồ chơi tự tạo đẹp, sáng tạo, lồng ghép những đồ chơi dân gian để thu hút sự chú ý của trẻ như: Hình ảnh, mô hình, trang phục, các loại rối. (Hình ảnh 1) - Với trẻ mầm non trẻ luôn ưa thích cái đẹp và hấp dẫn. Vì vậy trong quá trình tổ chức các hoạt động trong trường mầm non chúng ta cần biết tận dụng những đặc điểm đó để tạo hứng thú cho trẻ. Sử dụng đồ dùng trực quan: Tranh hình ảnh, các loại rối, mô hìnhTrong quá trình dạy trẻ làm quen với tác phẩm văn học thể loại truyện kể nhằm mục đích tạo không khí vui tươi, phấn khởi thu hút đựơc sự chú ý của trẻ để trẻ phát triển ngôn ngữ một cách tốt nhất, đạt hiệu quả nhất. Trong quá trình tổ chức chúng tôi đã tận dụng những đồ dùng đã qua sử dụng để làm những bức tranh ,con rối , mô hình để thu hút trẻ , giúp trẻ tiếp thu một cách thoải mái nhất nhưng vẫn mang lại hiệu quả cao. Ví dụ: Kể truyện: ‘‘ Thỏ con ăn gì ” - Không những dạy trẻ trên tiết học mà tôi còn dạy trẻ ở mọi lúc mọi nơi vào mọi thời điểm nhằm phát huy tối đa hiệu quả phát triển ngôn ngữ cho trẻ. 2.1 .Giáo dục ngôn ngữ thông qua hoạt động học: * Thông qua hoạt động học nhận biết: - Đây là môn học thuộc lĩnh vực phát triển nhận thức rất quan trọng đối với sự phát triển ngôn ngữ và cung cấp vốn từ cho trẻ. Ví dụ: Trong bài nhận biết "Con gà" - Cô muốn cung cấp về đặc điểm của con gà cho trẻ biết, cụ thể là phần “Đầu gà, thân gà và Đuôi gà” Tôi cần chuẩn bị một con gà thật và một con gà giả (Được làm bằng xốp) để cho trẻ dễ quan sát, trẻ sẽ được sử dụng các giác quan như: Sờ, nhìn, bắt chước Nhằm phát huy tính tích cực của tư duy, rèn khả năng ghi nhớ có chủ đích. - Để giúp trẻ hứng thú tập trung vào đối tượng quan sát cô cần đưa ra hệ thống câu hỏi mở cho trẻ: + Đây là con gì? (Con gà ạ) + Các con nhìn xem con gà có những bộ phận nào? + Buổi sáng thức giấc con nghe thấy tiếng gáy của con gì, và gáy như thế nào? (Ò ó o) Cho trẻ bắt chước tiếng gáy của con gà. Trong khi trẻ trả lời cô phải chú ý đến câu trả lời của trẻ. Trẻ phải nói được cả câu theo yêu cầu câu hỏi của cô. Nếu trẻ không nói được đủ câu hoặc trả lời nhỏ, tôi sẽ dùng cử chỉ thân thiện, ánh mắt âu yếm để khuyến khích trẻ nói, khi câu trả lời cộc lốc, thiếu từ kịp thời tôi sẽ sửa ngay cho trẻ. * Thông qua hoạt động học làm quen văn học: - Trên tiết học khi cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học là phát triển ngôn ngữ, muốn làm được như vậy trẻ phải có vốn từ phong phú hay nói cách khác là trẻ cũng được học thêm được các từ mới qua giờ học thơ, truyện. Ví dụ : Trong câu truyện “Chuyến du lịch của chú gà Trống Choai” Khi vào bài tôi đặt câu đố: “Con gì tai thính mắt tinh Nấp trong bóng tôi ngồi rình chuột qua” ( Là con gì?) - Trẻ trả lời đó là "Con mèo" Tôi cho trẻ quan sát con mèo trên màn hình tivi và hỏi: + Đây là con gì? (Con mèo ạ) + Con mèo có màu gì? (Màu vàng ạ) + Con mèo sống ở đâu? (Sống trong gia đình ạ) (Cô hỏi cơ bản về con mèo và yêu cầu trẻ trả lời) - Cứ như vậy tôi đặt hệ thống câu hỏi từ tổng thể đến chi tiết để trẻ trả lời nhằm kích thích phát triển tư duy và ngôn ngữ cho trẻ, qua đó lồng liên hệ thực tế giáo dục trẻ về yêu quý, chăm sóc bảo vệ con vật nuôi trong gia đình. 2.2. Phát triển ngôn ngữ thông qua trò chuyện đầu giờ: - Trò chuyện với trẻ là lúc cần tạo không khí vui vẻ, lôi cuốn trẻ tới trường, tới lớp. Bởi qua cách trò chuyện với trẻ cô mới có thể biết khả năng nói của từng cháu, rồi sau đó giúp giáo viên có hướng giải quyết và cung cấp, mở rộng vốn từ cho trẻ. Ví dụ: Cô trò chuyện với trẻ về gia đình của trẻ: + Gia đình con có những ai? + Bố, mẹ con làm nghề gì? + Trong gia đình ai yêu con nhất? + Mẹ yêu con như thế nào? + Buổi sáng ai đưa con đến lớp? + Bố con đưa đi bằng phương tiện gì? - Như vậy khi trò chuyện với cô, trẻ tự tin vào vốn từ của mình, ngôn ngữ của trẻ nhờ đó mà được mở rộng và phát triển hơn 2.3. Thông qua các hoạt động góc:
File đính kèm:
- skkn_mot_so_bien_phap_giup_phat_trien_ngon_ngu_cho_tre_nha_t.docx