SKKN Một số biện pháp giáo dục trẻ 24-36 tháng biết quan tâm, chia sẻ với người thân, bạn bè
Với khả năng tiếp thu, nhận thức của trẻ mầm non, trẻ dễ nhớ mau quên đặc biệt là lứa tuổi trẻ nhà trẻ 24 - 36 tháng tuổi. Để bước đầu trang bị những hành trang, kiến thức về cuộc sống giúp phát triển nhân cách trẻ toàn diện. Chính vì vậy tôi luôn mày mò, ứng dụng các biện pháp, hình thức, tổ chức các hoạt động giúp trẻ trong lớp tôi có cơ hội được thể hiện sự quan tâm, chia sẻ tới cô giáo, bạn bè và mọi người xung quanh. Nắm được tầm quan trọng và tính cấp thiết của việc dạy trẻ biết quan tâm, chia sẻ với người thân và bạn bè trong cuộc sống nên trong năm học này tôi đã mạnh dạn tìm hiểu và chọn đề tài: ‘‘Một số biện pháp giáo dục trẻ 24 - 36 tháng biết quan tâm, chia sẻ với người thân, bạn bè ” làm đề tài sáng kiến kinh nghiệm trong năm học này.
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp giáo dục trẻ 24-36 tháng biết quan tâm, chia sẻ với người thân, bạn bè
Vậy làm thế nào để có thể định hướng và giáo dục các bé biết yêu thương, đoàn kết, quan tâm, chia sẻ với bạn bè và người thân. Về phía các bậc cha mẹ trẻ, còn số đông các gia đình còn chiều chuộng, cung phụng con cái khiến trẻ không biết quan tâm, chia sẻ với mọi người xung quanh, chưa có nề nếp trong sinh hoạt hàng ngày. Một số cha mẹ thì quan tâm đến con cái nhưng chưa chú ý dạy con biết cách quan tâm, chia sẻ với mọi người mà yêu thương chăm sóc con vô điều kiện nên đôi khi có nhiều trẻ coi việc mình được quan tâm, chăm sóc là đương nhiên và không cần đáp trả nên trẻ rất ích kỷ, nhiều lúc cha mẹ còn vô tình hùa theo cái sai của con cái. Với khả năng tiếp thu, nhận thức của trẻ mầm non, trẻ dễ nhớ mau quên đặc biệt là lứa tuổi trẻ nhà trẻ 24 - 36 tháng tuổi. Để bước đầu trang bị những hành trang, kiến thức về cuộc sống giúp phát triển nhân cách trẻ toàn diện. Chính vì vậy tôi luôn mày mò, ứng dụng các biện pháp, hình thức, tổ chức các hoạt động giúp trẻ trong lớp tôi có cơ hội được thể hiện sự quan tâm, chia sẻ tới cô giáo, bạn bè và mọi người xung quanh. Nắm được tầm quan trọng và tính cấp thiết của việc dạy trẻ biết quan tâm, chia sẻ với người thân và bạn bè trong cuộc sống nên trong năm học này tôi đã mạnh dạn tìm hiểu và chọn đề tài: ‘‘Một số biện pháp giáo dục trẻ 24 - 36 tháng biết quan tâm, chia sẻ với người thân, bạn bè ” làm đề tài sáng kiến kinh nghiệm trong năm học này. 2. Cơ sở thực tế: - Tìm và đưa ra những phương pháp, nội dung, hình thức tổ chức với mục đích giáo dục trẻ biết yêu thương và chia sẻ với mọi người. - Dạy cho trẻ biết cách quan tâm chia sẻ ngay từ nhỏ sẽ là những bước nền tảng để đứa trẻ trở thành người có nhân cách tốt trong tương lai vì thái độ của trẻ đối với cuộc sống có ý nghĩa rất quan trọng đối với sự hình thành nhân cách trong những ngày tháng sau này - Xây dựng lòng nhân ái cho trẻ giúp trẻ tránh được nhiều cạm bẫy sau này, biết chia sẻ và thấu hiểu người khác, thuận lợi cho quan hệ giao tiếp cá nhân của trẻ. - Dạy trẻ biết yêu thương những người gần gủi quen thuộc với trẻ như ba mẹ, ông bà, anh chị em, sau đó đến bạn bè cô giáo, những người xung quanh trẻ từ đó trẻ cũng sẽ dễ dàng thể hiện tình cảm yêu thương của mình trước người thân yêu của mình. - Tuyên truyền và giúp phụ huynh nhận thức đúng tầm quan trọng trong việc giáo dục trẻ biết quan tâm, chia sẻ từ đó phối hợp với giáo viên cùng nuôi dưỡng, giáo dục trẻ. của hành vi mang tính đạo đức xã hội, thể hiện ở sự quan tâm của trẻ đối với những người xung quanh, đối với bạn bè. Trong thực tế ở trường mầm non việc dạy trẻ một số kỹ năng sống như biết quan tâm, chia sẻ thực sự chưa được chú trọng phần lớn chỉ tích hợp nội dung qua các hoạt động làm quen với bài thơ, câu chuyện bài thơ có nội dung phù hợp hoặc xử lí một vài tình huống xảy ra khi trẻ tranh giành đồ chơi, đánh bạn. Nguyên nhân chủ yếu là do giáo viên, cha mẹ chưa thấy được việc dạy trẻ biết quan tâm chia sẻ sẽ góp phần quan trọng trong giáo dục hình thành nhân cách trẻ, hơn nữa việc dạy trẻ biết quan tâm chia sẻ là một lĩnh vực rất mới không có nhiều tài liệu để tham khảo đòi hỏi giáo viên phải dành nhiều thời gian tìm tòi để nghiên cứu đưa ra các biện pháp phù hợp, cần có sự phối hợp đồng bộ giữa phụ huynh và nhà trường. Quan tâm chia sẻ là những thái độ và hành động thể hiện sự ân cần, thiện chí và giúp đỡ đối với người khác. Sự quan tâm, chia sẻ có thể được biểu hiện chỉ bằng những cử chỉ, thái độ rất đơn giản và gần gũi trong cuộc sống, giúp chúng ta phát hiện được nhiều điều đáng quí của người khác để trân trọng và học tập. Vì vậy, giáo viên, cha mẹ và những người xung quanh trẻ cần phải làm gì để giáo dục kỹ năng sống cho trẻ như sự quan tâm, chia sẻ những điều nhỏ nhất, đơn giản gần gũi nhất với trẻ như bố mẹ, anh chị em, người thân của trẻ, đồ dùng, đồ chơi, con vật xung quanh trẻ góp phần phát triển toàn diện nhân cách trẻ sau này. II. Khảo sát thực trạng 1. Đặc điểm tình hình nhà trường Trường mầm non Khánh Thượng A là một ngôi trường thuộc 7 xã miền núi gồm 12 lớp học nhà trẻ 3 lớp, mẫu giáo 9 lớp. Là một ngôi trường thân thiện với không gian tràn ngập màu xanh của cây lá, của tiếng chim hót véo von mỗi buổi sớm mai, đội ngũ cán bộ giáo viên nhân viên nhà trường là những người có tâm huyết yêu nghề mến trẻ, chúng tôi luôn mong được cống hiến tâm huyết của mình cho sự nghiệp trồng người. Trường đóng trên địa bàn xã Khánh Thượng – Huyện Ba Vì- Thành Phố Hà Nội, trường được xây dựng kiên cố, cơ sở vật chất tương đối đầy đủ, luôn được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo và chính quyền địa phương. Đặc biệt là sự đồng lòng và đoàn kết của giáo viên trong nhà trường cũng như luôn kịp thời đáp ứng tốt nhu cầu dạy học và chăm sóc trẻ trong tình hình mới như hiện nay. Trong quá trình thực hiện đề tài tôi nhận thấy những thuận lợi và khó khăn sau: 2.1: Thuận lợi: 1.2. Biện pháp 2: Tự học, tự bồi dưỡng, nghiên cứu tài liệu về biện pháp giáo dục trẻ 24 - 36 tháng biết quan tâm, chia sẻ với người thân, bạn bè. 1.3. Biện pháp 3: Xây dựng môi trường góc chơi để tạo tình huống giáo dục trẻ biết quan tâm, chia sẻ với người thân và bạn bè. 1.4. Biện pháp 4: Giáo dục trẻ biết yêu thương và quan tâm trên hoạt động học 1.5. Biện pháp 5: Phối hợp với phụ huynh để giáo dục trẻ biết quan tâm, chia sẻ với người thân và bạn bè. 1.6. Biện pháp 6: Thông qua việc tổ chức các hoạt động ngày hội, ngày lễ. 2. Các biện pháp được thực hiện như sau 2.1. Biện pháp 1: Khảo sát thực tế trẻ và xây dựng kế hoạch giáo dục trẻ biết quan tâm, chia sẻ với người thân, bạn bè theo các sự kiện hàng tháng. *Thực hiện khảo sát trẻ: Như chúng ta đã biết khi muốn làm bất cứ việc gì và đạt được thành công thì việc đầu tiên là cần phải lên kế hoạch chi tiết cho công việc đó. Việc dạy trẻ biết quan tâm, chia sẻ cũng như vậy. Nhưng việc xây dựng kế hoạch cần phải dựa trên tình hình thực tế của trẻ, của trường, của lớp. Một kế hoạch không thể thành công và càng không thể đưa vào thực hiện nếu nó không bắt nguồn từ thực tiễn. Chính vì vậy mà tôi thực hiện phối hợp với giáo viên cùng lớp, bắt tay vào khảo sát thực tế. Thông qua hoạt động vui chơi , chơi ở các góc, tôi bao quát, quan sát trẻ chơi sau đó ghi chép lại một cách cẩn thận,tỉ mỉ xem trong khi chơi trẻ có tranh giành đồ chơi với bạn không, biết nhường bạn hay chưa,trẻ đã biết chơi đoàn kết cùng các bạn chưa, trẻ có biết phối hợp cùng bạn trong lúc chơi không? - Thông qua giờ đón trả trẻ, các giờ hoạt động trong ngày trẻ chơi cùng bạn, tôi quan sát trẻ sau đó ghi chép lại những thái độ, cách bộc lộ cảm xúc của trẻ với bố mẹ, cô giáo và các bạn. - Tôi cho trẻ quan sát một đoạn video về truyện ‘‘Đôi bạn nhỏ” và đàm thoại với trẻ: + Các con vừa xem gì? + Con thấy bạn gà và bạn vịt trong đoạn băng đang làm gì? + Điều gì xảy ra bạn gà bị cáo đuổi bắt? => GD trẻ biết quam tâm, giúp đỡ người khác khi gặp khố khăn - Trong giờ đón trẻ tôi trò chuyện cùng trẻ: + Ở nhà các con biết làm những công việc gì để giúp đỡ bố mẹ? + Để bố mẹ vui lòng thì con thường làm gì? + Con cảm thấy thế nào khi được bố mẹ khen? năm học tôi đã lập kế hoạch lồng ghép việc giáo dục trẻ biết quan tâm, chia sẻ với người thân, bạn bè. Tôi tiến hành như sau: - Xác định các mục tiêu, nội dung giáo dục phù hợp với nhu cầu, khả năng, hứng thú của trẻ theo các sự kiện trong năm. - Xây dựng các chủ đề sự kiện nổi bật, lồng ghép nội dung giáo dục trẻ biết quan tâm, chia sẻ với người thân, bạn bè qua hoạt động ngày hội, ngày lễ. - Thiết kế các nội dung dạy trẻ biết quan tâm, chia sẻ với người thân, bạn bè đưa vào ngân hàng nội dung hoạt động và kế hoạch giáo dục tháng của lớp. Sau khi áp dụng biện pháp này tôi thấy việc chăm sóc và giáo dục trẻ được thuận lợi, dễ dàng hơn, làm việc khoa học hơn, các nội dung giáo dục phù hợp độ tuổi. Các nội dung dạy trẻ biết quan tâm, chia sẻ với người thân, bạn bè nhẹ nhàng, gần gũi với trẻ nên trẻ hào hứng tham gia vào các hoạt động cùng cô và các bạn, tiếp thu tốt hơn và trẻ thích được đi học. (Phụ lục 1: Ngân hàng nội dung hoạt động giáo dục năm học của lớp) 2.2. Biện pháp 2: Tự học, tự bồi dưỡng, nghiên cứu tài liệu về biện pháp giáo dục trẻ 24 - 36 tháng biết quan tâm, chia sẻ với người thân, bạn bè. Để thực hiện tốt các mục tiêu giáo dục đã đề ra thì trước tiên mỗi giáo viên phải trang bị cho mình hệ thống kiến thức phong phú chính xác và trải nghiệm các kỹ năng giáo dục thực tế. Qua một thời gian tự học, tự bồ dưỡng tôi cảm thấy mình đã trang bị được những kiến thức cơ bản về giáo dục kĩ năng sống cho trẻ lứa tuổi mầm non, tôi đã “hiểu” trẻ hơn và có thể thiết kế các hoạt động nhằm giúp các con biết yêu thương chia sẻ với mọi người mọi vật xung quanh. Việc đầu tiên khi có ý tưởng thực hiện đề tài này, tôi đã tìm các tài liệu về dạy trẻ biết quan tâm chia sẻ với người thân và bạn bè để tìm hiểu và nghiên cứu thật kỹ nội dung này. Tôi cần phải nắm rõ hơn từng nội dung cũng như mục đích yêu cầu của việc dạy trẻ biết quan tâm chia sẻ với người thân và bạn bè. Có hiểu rõ điều này mới giúp tôi đưa ra các biện pháp giáo dục trẻ biết quan tâm chia sẻ một cách hiệu quả nhất. Để nắm được chính xác nội dung, mục đích dạy trẻ biết quan tâm, chia sẻ với người thân và bạn bè tôi đã tìm và đọc các tài liệu có liên quan như: - Cuốn những kiến thức ban đầu hình thành kỹ năng sống cho trẻ mầm non (NXB ĐH Quốc gia Hà Nội). - Tài liệu về tâm lý học trẻ em, đặc biệt là tâm lý lứa tuổi của nhà xuất bản Đại học sư phạm Hà Nội. - Qua các buổi họp chuyên môn của khối, tôi thường xuyên xin ý kiến hướng dẫn, chỉ đạo của ban giám hiệu, tổ trưởng chuyên môn và trao đổi, đóng góp ý kiến
File đính kèm:
- skkn_mot_so_bien_phap_giao_duc_tre_24_36_thang_biet_quan_tam.docx