SKKN Một số biện pháp giáo dục thói quen sinh hoạt hàng ngày cho trẻ 24-36 tháng

Việc giáo dục một số thói quen trong sinh hoạt hàng ngày cho trẻ 24 - 36 tháng có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với độ tuổi này, giúp trẻ có thói quen trong học, chơi, ăn, ngủ, vệ sinh, lễ giáo nhằm hình thành cho trẻ một số thói quen ban đầu như: Đi vệ sinh đúng nơi quy định, ngủ đúng giờ, đủ giấc, khi ăn biết mời cô, mời bạn, biết nhặt cơm rơi bỏ vào dĩa, lấy khăn lau tay, khi chơi không tranh giành đồ chơi của bạn, ngồi học ngay ngắn, không nói quá to, biết chào cô, chào bạn, biết xin lỗi khi có lỗi ...vv… Điều đó góp phần trang bị cho trẻ một số kinh nghiệm quý báu đồng thời hình thành ở trẻ một số thói quen cơ bản ban đầu, tạo tiền đề cho trẻ phát triển một cách toàn diện sau này. Đặc biệt ở lứa tuổi này, trẻ chưa tách rời vòng tay bố mẹ, gia đình nên khi nhập lớp, nhập trường trẻ thường có thái độ sợ hãi, mọi thứ đều lạ lẫm. Trẻ không chấp nhận sự giúp đỡ của cô giáo như: Khóc nhè, không ăn, không ngủ, không tham gia vào các hoạt động. Vậy làm thế nào để sớm đưa trẻ vào nề nếp thói quen của lớp.
doc 15 trang thuydung 08/05/2024 1301
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp giáo dục thói quen sinh hoạt hàng ngày cho trẻ 24-36 tháng", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp giáo dục thói quen sinh hoạt hàng ngày cho trẻ 24-36 tháng

SKKN Một số biện pháp giáo dục thói quen sinh hoạt hàng ngày cho trẻ 24-36 tháng
 và tìm ra "Một số biện pháp giáo dục thói quen sinh hoạt hàng ngày cho trẻ 24 -
36 tháng". Đây cũng là lý do để tôi lựa chọn đề tài này.
 * Điểm mới của đề tài:
 Giáo dục thói quen sinh hoạt hàng ngày cho trẻ là khâu đầu tiên hình thành 
nhân cách cho trẻ đặc biệt là tuổi mầm non, vì vậy hình thành hành vi và thói quen 
ban đầu đối với trẻ ở độ tuổi nhà trẻ giúp trẻ phát triển toàn diện về mọi mặt là 
hành trang khi đến trường nhằm giáo dục trẻ thích nghi dần với môi trường sống, 
môi trường học tập ở Trường mầm non.
 1.2. Phạm vi áp dụng đề tài:
 Đề tài "Một số biện pháp giáo dục thói quen sinh hoạt hàng ngày cho trẻ 
24 -36 tháng" được áp dụng đối với lớp nhà trẻ 24 - 36 tháng tôi phụ trách và áp 
dụng với các lớp nhà trẻ ở trường mầm non.
 2. PHẦN NỘI DUNG
 2.1. Thực trạng thói quen sinh hoạt của nhà trẻ 24- 36 tháng ở lớp tôi 
phụ trách cũng như các lớp nhà trẻ ở trong toàn trường.
 Giai đoạn trẻ 24 - 36 tháng là giai đoạn của việc hình thành và phát triển nhân 
cách. Các mặt của trẻ hòa quyện với nhau, ảnh hưởng lẫn nhau không tách bạch 
nhau rõ nét. Trẻ rất nhạy cảm với tác động bên ngoài, đồng thời trẻ cũng phát triển 
rất mạnh về mọi mặt, trẻ rất dễ bị tổn thương về tâm lý. Bởi vậy muốn rèn luyện nề 
nếp thói quen ngay từ những ngày đầu cho trẻ, cô giáo phải làm sao để trẻ cảm 
nhận được tình thương, thấy mình được chấp nhận, được an toàn, được yêu mến là 
thành viên trong cộng đồng mà trẻ đang hòa nhập. Quan hệ của cô và trẻ thân thiết 
yêu thương như quan hệ mẹ con. Vậy hoạt động lao động sư phạm của cô giáo 
mầm non đòi hỏi phải rất linh hoạt, nhạy bén, kịp thời phải có sự sáng tạo để phát 
hiện và đáp ứng những nhu cầu phát triển của trẻ. Hoạt động sư phạm của cô giáo 
mầm non có định hướng, có mục đích để giáo dục trẻ phát triển. Vì thế nghệ thuật 
chủ yếu của cô thể hiện ở chỗ biết hòa nhập vào thế giới trẻ thơ, biết quên mình là 
người lớn để thực sự là người bạn của trẻ. Biết tôn trọng và đồng cảm với trẻ tạo 
nên không khí cởi mở, lôi cuốn, thu hút trẻ. Từ đó giúp trẻ có những hiểu biết nhất 
định, hình thành và phát triển nhân cách tốt cho trẻ tạo tiền đề vững vàng thực hiện 
 2 Đầu năm học tôi đã khảo sát thực tế nhóm trẻ của tôi về thói quen sinh hoạt 
hàng ngày của trẻ, kết quả nhận được như sau:
 - 70% trẻ chưa có thói quen trong sinh hoạt như đi vệ sinh, trong giờ ăn, giờ 
ngủ, giờ học.
 - 20% trẻ có thói quen tiểu tiện, biết xúc cơm ăn, biết đi ngủ
 - 10% trẻ có thói quen tiểu tiện, vệ sinh, biết xúc cơm ăn, lấy gối đi ngủ, thích 
tham gia vào các hoạt động của lớp, biết chào cô chào bạn.
 - 80% trẻ tiếp xúc với người lạ chưa mạnh dạn.
 - Với điều kiện ở vùng nông thôn nên phụ huynh chưa nhận thức được tầm 
quan trọng của việc rèn nề nếp thói quen trong sinh hoạt hàng ngày cho trẻ ở nhà.
 Khi tôi nhận lớp, các cháu vừa mới vào lớp nhà trẻ 24-26 tháng. Các thói 
quen sinh hoạt hàng ngày của các cháu hầu như là chưa có hoặc có thì cũng là 
bước hình thành ban đầu và còn nhiều hạn chế. Theo như khảo sát đầu năm thì có 
đến 70% trẻ chưa có thói quen trong sinh hoạt như đi vệ sinh, trong giờ ăn, giờ ngủ, 
giờ học vv Cũng có đến 80% trẻ không tự xúc cơm ăn cần có sự giúp đỡ của 
cô giáo làm cho bữa ăn diễn ra chậm. Cô phải thay nhau phụ xúc, bón cơm cho 
từng trẻ. 
 Từ thực tế trên tôi nhận thấy rằng việc làm phụ giúp trẻ chỉ mang tính chất 
tạm thời còn về lâu về dài thì điều đó là không thể. Bản thân tôi không thể làm thay 
trẻ mãi được, mà việc làm thay trẻ của tôi sẽ dẫn đến việc trẻ sẽ ỷ có cô giáo làm 
giúp mà không phát huy tính tự lập của mình làm cho các thói quen trong sinh hoạt 
của trẻ sẽ dần mất đi theo năm tháng. Từ đó chúng sẽ dựa dẫm người lớn gây nên 
sự lười biếng về sau này.
 Vậy làm thế nào để cải thiện tình trạng trên của lớp mình đây? Đó là một sự 
trăn trở của bản thân tôi. Để có những biện pháp hay và thiết thực nhằm hình thành 
cho trẻ có thói quen trong sinh hoạt hàng ngày thì trước tiên tôi tìm hiểu nguyên 
nhân xuất phát từ đâu?
 4 - Bản thân tôi đã tự nghiên cứu tìm kiếm tài liệu và tự học, tự bồi dưỡng kiến 
thức giáo dục thói quen trong sinh hoạt cho trẻ.
 - Bản thân nhận thức rằng muốn trẻ có thói quen tốt trong sinh hoạt cô giáo 
phải là người có thói quen tốt, mẫu mực và luôn gần gũi, yêu thương trẻ giúp trẻ tự 
tin khi đến lớp cùng cô.
 - Thường xuyên nắm bắt đặc điểm tâm sinh lý của từng trẻ và tổ chức các 
hoạt động cho trẻ. Đặc biệt là việc tích hợp lồng ghép giáo dục trẻ các thói quen ở 
mọi lúc, mọi nơi nhằm mục đích hình thành thói quen trong sinh hoạt hàng ngày 
cho trẻ.
 * Giải pháp 2: Giáo dục thói quen phù hợp đặc điểm tâm lý của từng trẻ.
 Bên cạnh việc thực hiện chương trình chăm sóc - giáo dục trẻ là vấn đề quan 
trọng. Ngoài ra việc tiến hành tổ chức để các cháu vào thói quen trong sinh hoạt 
hàng ngày, tôi phải nghiên cứu lập ra kế hoạch bồi dưỡng đối tượng theo sự phân 
nhóm và sắp xếp chỗ ngồi cho từng cháu một cách hợp lý như:
 - Những trẻ nhút nhát tôi cho ngồi cạnh trẻ nhanh nhẹn, mạnh dạn. Trẻ cá biệt 
hay nói chuyện ngồi cạnh trẻ ngoan, ngồi cạnh cô để dễ quan sát, trẻ khá ngồi cạnh 
trẻ trung bình để trẻ học từ bạn.
 - Tôi động viên khích lệ sự tiến bộ đối với những trẻ hiếu động hay khóc nhè 
khi thấy trẻ ngoan hơn. Đặc biệt tôi thường uốn nắn và tập cho trẻ cách đi, đứng, 
xưng hô, cách trả lời cô khi cần thiết...v v. Bằng những hình thức trên tôi đã dần ổn 
định đưa trẻ vào nề nếp thói quen trong mọi hoạt động.
 * Giải pháp 3: Giáo dục thói quen cho trẻ thông qua các thời điểm và hoạt 
động trong ngày.
 Giáo dục thói quen cho trẻ thông qua các thời điểm và hoạt động trong ngày 
nhằm trau dồi cho trẻ những tri thức cần thiết về cuộc sống xung quanh mà giúp trẻ 
gắn bó với quê hương, biết yêu quý người lao động, có ý thức bảo vệ thiên nhiên, 
có những hành vi văn minh, làm giàu vốn tri thức về cuộc sống của trẻ, thông qua 
các hình tượng nghệ thuật giáo dục tình cảm về đất nước, con người, thiên nhiên, 
 6 Hoạt động với đồ vật đóng vai trò chủ đạo trong việc hình thành thói quen 
đạo đức cho trẻ ở lứa tuổi 24 - 36 tháng. Thông qua hoạt động vui chơi trẻ thường 
bộc lộ hành vi thói quen như thích chơi một mình, thường tranh giành đồ chơi của 
bạn và khi chơi xong thường vứt bừa bãi. Chính vì thế giáo viên phải kịp thời giáo 
dục trẻ và cùng chơi với trẻ. 
 Ví dụ: Khi trẻ chơi thường xảy ra hiện tượng tranh giành đồ chơi hoặc vứt đồ 
chơi bừa bãi. Cô nhẹ nhàng nói với trẻ “Con phải ngoan, khi chơi con phải biết 
nhường bạn, con và bạn cùng được chơi đồ chơi đó như vậy mới vui”. Khi chơi 
xong con phải cất đồ chơi ở nơi quy định như vậy mới ngoan và cô nhắc trẻ cùng 
cô đưa đồ chơi đến góc chơi để cất, cô nói “Hôm sau chơi xong con đến chỗ này 
cất đồ chơi vào góc cho gọn gàng nhé”.
 + Qua giờ hoạt động học:
 Tập cho trẻ nề nếp học tập, tập trung vào giờ học, biết ghi nhớ có chủ định.
 - Khi tổ chức hoạt động học các cháu ngồi nghiêng qua, nghiêng lại không 
chú ý tôi nhắc nhở trẻ các con ngồi giống cô mới ngoan. Khi trẻ trả lời tôi nhắc 
nhở trẻ con muốn nói phải giơ tay xin phép cô, trong giờ học các con không được 
la hét, nói quá to.
 Ví dụ: Trẻ mới nhập lớp còn khóc vì nhớ bố mẹ, ông bà không chịu ngồi vào 
ghế. Tôi có thể bế cháu lại các góc chơi, xem tranh ảnh, xem đồ chơi, búp bê 
những đồ dùng nấu ăn. Để trẻ tập trung vào các đồ chơi và quên đi nổi nhớ mẹ. 
Sau đó tôi dắt trẻ ngồi vào ghế cạnh tôi để cho trẻ ngoan dần. Khi trẻ đã quen 
không còn khóc nữa tôi cho trẻ ngồi xuống cạnh các bạn.
 + Qua giờ vệ sinh:
 Đây là quá trình quan trọng trong việc nuôi dạy trẻ trong trường mầm non. Vì 
trẻ có giữ gìn vệ sinh thân thể tốt thì trẻ mới có một cơ thể khỏe mạnh để tham gia 
tích cực các hoạt động do cô tổ chức. Tôi tập cho trẻ đi vệ sinh đúng nơi quy định, 
không đi bừa bãi, biết nói với cô, người lớn khi có nhu cầu vệ sinh.
 8

File đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_giao_duc_thoi_quen_sinh_hoat_hang_ngay.doc