SKKN Một số biện pháp gây hứng thú cho trẻ 24-36 tháng tích cực tham gia hoạt động Âm nhạc trong Trường Mầm non Hoa Sữa

Âm nhạc và vận động sáng tạo khi được giáo viên mầm non sử dụng một cách có có mục đích, phù hợp sáng tạo sẽ hỗ trợ trẻ thu nhận kinh nghiệm tích cực và tạo cảm giác hưng phấn, vui tươi. Giáo viên có thể chơi đàn Yamaha, organ hay bật nhạc không lời êm dịu làm nhạc nền trong khi đang diễn ra các hoạt động khác của trẻ (giờ ăn, chơi ở các góc chơi, chơi ngoài trời, trẻ làm bài tập theo nhóm, giờ tạo hình...). Ca hát và nghe nhạc giúp trẻ duy trì tập trung, phấn khởi trong khi hoạt động. Trẻ mầm non đặc biệt là lứa tuổi nhà trẻ thích hát theo lời bài hát, hay đung đưa người theo tiếng nhạc có giai điệu êm dịu, vui tươi, nhộn nhịp. Ngoài ra, giáo viên Mầm non còn sử dụng âm nhạc để ổn định lớp, nhóm, vào bài, chuyển tiếp các phần trong giờ học hoặc chuyển từ hoạt động này sang hoạt động khác để tạo sự hứng thú, thư giãn, gây sự chú ý cho trẻ. Đối với trẻ mầm non thì âm nhạc là môn học giúp trẻ phát triển một cách toàn diện nhất. Thông qua âm nhạc trẻ sẽ linh hoạt hơn, mạnh dạn hơn, thông minh hơn qua việc tự sáng tạo ra các động tác minh họa cho các bài hát. Khi trẻ vận động theo nhạc sẽ thúc đẩy sự vận động cơ thể, sự nhanh nhẹn khéo léo qua các động tác. Là một giáo viên mầm non, ý thức được rõ vai trò của giáo dục âm nhạc đối với trẻ. Tôi luôn mong muốn truyền đạt thật nhiều kiến thức cho trẻ, giúp trẻ phát triển hết khả năng âm nhạc vốn có của mình. Chính vì điều đó tôi đã luôn cố gắng tìm tòi, sáng tạo và học hỏi để tìm ra những cách thức hay, những phương pháp tốt nhất nhằm tìm ra “Một số biện pháp gây hứng thú cho trẻ nhà trẻ (24­36 tháng) tích cực tham gia hoạt động âm nhạc”
docx 17 trang thuydung 09/05/2024 1120
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp gây hứng thú cho trẻ 24-36 tháng tích cực tham gia hoạt động Âm nhạc trong Trường Mầm non Hoa Sữa", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp gây hứng thú cho trẻ 24-36 tháng tích cực tham gia hoạt động Âm nhạc trong Trường Mầm non Hoa Sữa

SKKN Một số biện pháp gây hứng thú cho trẻ 24-36 tháng tích cực tham gia hoạt động Âm nhạc trong Trường Mầm non Hoa Sữa
 MỤC LỤC
 NỘI DUNG Trang
I . ĐẶT VẤN ĐỀ 1
II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 1
1. Cơ sở lý luận 1
2. Thực trạng vấn đề 2
2.1.Thuận lợi 2
2.2. Khó khăn 2
2.3. Kết quả khảo sát 3
3. Các biện pháp đã tiến hành: 3
3.1 Biện pháp 1: Lựa chọn các hình thức phù hợp tổ chức các tiết học 3
nhẹ nhàng, linh hoạt nhằm gây hứng thú cho trẻ tích cực tham gia vào 
các hoạt động âm nhạc
3.2 Biện pháp 2: Lồng ghép tích hợp nội dung giáo dục âm nhạc trong 5
các hoạt động giáo dục khác
3.3. Biện pháp 3: Luôn cập nhật các định hướng đổi mới trong việc tổ 6
chức các hoạt động âm nhạc cho trẻ theo nguyên tắc đồng tâm phát triển 
và định hướng “Lấy trẻ làm trung tâm”
3.4. Biện pháp 4: Phối kết hợp với phụ huynh 8
4. Hiệu quả sáng kiến 8
III. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ 9
1. Kết luận 9
2. Kiến nghị 9
IV. PHỤ LỤC Trẻ có khả năng chú ý nghe hơn và có thể phân biệt độ cao, thấp, to, nhỏ của âm 
thanh. Trẻ có thể hát theo người lớn những bài hát ngắn đơn giản, biết thể hiện cảm 
xúc âm nhạc bằng những vận động đơn giản như: Vỗ tay, giậm chân, vẫy tay, nhún 
nhảy theo nhịp điệu âm nhạc, chạy vòng quanh theo tiếng nhạc.
2. Thực trạng hoạt động âm nhạc cho trẻ trong trường mầm non:
2.1. Thuận lợi:
 Trường mầm non Hoa Sữa - nơi tôi đang công tác là trường có có đội ngũ 
giáo viên nhiều kinh nghiệm. BGH có trình độ chuyên môn cao và có nhiều kinh 
nghiệm quản lý, luôn đi sâu đi sát tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên có đủ 
phương tiện để chăm sóc và dạy trẻ như: Mở lớp bồi dưỡng CNTT cho giáo viên, 
bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ...
 Ngoài ra, trường, lớp được đầu tư đầy đủ trang thiết bị điện tử, CNTT, giúp 
giáo viên dễ dàng hơn trong việc truyền tải kiến thức, tiết học cũng trở nên sinh 
động, và dễ quấn hút.
 Năm học 2022 - 2023 tôi được phân công dạy lớp nhà trẻ D2 (24- 36 tháng), 
đa số trẻ của lớp nhanh nhẹn, có sức khoẻ tốt để tham gia vào các hoạt động. Phụ 
huynh luôn quan tâm, ủng hộ cho các phong trào văn nghệ, hay hoạt động chung 
ở lớp. Bên cạnh đó các cô trong lớp đều có kinh nghiệm chăm sóc, giáo dục trẻ, 
nhiệt tình, yêu nghề, mến trẻ, có khả năng sáng tạo, tổ chức nhiều hình thức trò 
chơi phong phú, thường xuyên thay đổi các hình thức dạy linh hoạt, hấp dẫn, mới 
lạ đối với trẻ
2.2. Khó khăn:
 Một số giáo viên tổ chức hoạt động âm nhạc còn thiếu sáng tạo, chưa thành 
thạo đàn, nhạc, có giọng hát không tốt (hát sai nhạc) và chưa thể hiện hết khả năng, 
phong cách nghệ thuật trong các hoạt động âm nhạc
 Công việc chăm sóc- giáo dục trẻ ở lớp chiếm nhiều thời gian nên việc tìm 
hiểu, nghiên cứu của giáo viên còn hạn chế. Bên cạnh đó giáo viên không phải là 
người chuyên nghiệp chỉ chuyên về giảng dạy âm nhạc nên không có sự đầu tư và 
lĩnh hỗi những kiến thức và cách sử dụng các dụng cụ âm nhạc một cách thành 
thạo đó cũng là một hạn chế khi cô cần truyền đạt cho trẻ làn điệu: dân ca Băc Bộ, 
Nam Bộ, hát đối, hát sẩm .... hay giai điệu nào cần sử dụng kết hợp với cả những 
đạo cụ âm nhạc khó như: Đàn ghi ta, trống, kèn....
 Trong lớp có nhiều trẻ còn hay nghỉ học nên khả năng tiếp thu bài còn chậm. 
Ngoài ra còn có những trẻ mới bắt đầu đi học nên còn nhút nhát, ngôn ngữ chậm 
phát triển và hát chưa rõ lời. Khả năng sáng tạo động tác minh hoạ cho bài hát của 
trẻ, kiến thức của nhiều trẻ trong lớp không đồng đều.
 2/10 Để gây hứng thú cho trẻ trước khi vào giờ học tôi luôn tìm cách giới thiệu 
bài sinh động gây bất ngờ cho trẻ bằng các hình thức như: Sử dụng các trò chơi 
hay đóng vai thành các nhân vật mà trẻ yêu thích
 Ví dụ: Khi dạy trẻ bài “ Cái mũi”, tôi cho trẻ chơi trò chơi: “Tai mắt mũi 
mồm” để trẻ liên tưởng đến bài hát và đồng thời trẻ khắc sâu hơn nữa các bộ phận 
trên cơ thể của mình.
 Ngoài ra, tôi còn ứng dụng công nghệ thông tin vào các tiết học âm nhạc, 
bằng cách quay những đoạn clip mô phỏng cho bài hát tôi dạy, những hình ảnh 
được làm trên chính trẻ của tôi.
 Ví dụ: Khi dạy trẻ bài hát “Bà còng đi chợ”, tôi phối kết hợp cùng phụ huynh 
trong lớp quay những đoạn video clip hay những đoạn phim khi trẻ hoạt động ở 
nhà, trẻ chơi với ông bà, đi chơi, đi chợ với bà để thu hút sự tập chung chú ý của 
trẻ vào giờ học
 Hoặc tôi hoá trang đóng vai các nhân vật trong bài hát. Ngoài ra cô có thể 
đóng vai nhân vật đến tham dự tiết học cùng lớp lớp để thu hút sự chú ý của trẻ
 Ví dụ: Khi dạy trẻ cảm thụ âm nhạc qua tiết tấu nhanh- chậm, cô phụ đóng 
vai bạn Thỏ trắng đến tham dự tiết học cùng với lớp. Khi Thỏ trắng xuất hiện trẻ 
rất ngạc nhiên, háo hứng, hứng thú tham gia vào giờ học
 Phụ lục 2: Ảnh cô đóng làm bạn Thỏ trắng Irong hoạt động âm nhạc
 Những cách vào bài nêu trên vừa mới lạ lại vừa gần gũi với trẻ. Tôi thật sự 
vui mừng khi trẻ cười ồ vui sướng khi tôi trong vai bà còng bê mẹt đựng đầy tôm 
tép, hay trẻ vỗ tay thích thú chào bạn Thỏ trắng đến tham gia lớp học. Những điều 
đó chứng tỏ trẻ rất hào hứng, sẵn sàng tham gia hoạt động mà tôi tổ chức
 Trong một giờ hoạt động âm nhạc nội dung góp phần không nhỏ tạo nên sự 
hứng thú của trẻ vào giờ học đó chính là sự chuyển tiếp các nội dung. Cách chuyển 
tiếp các nội dung từ dạy hát sang nghe hát... cũng cần những hình thức để thu hút 
trẻ.
 Ví dụ: Sau khi dạy trẻ hát bài “Cây gia đình” tôi chuyển sang nội dung nghe 
hát bài “Tôi là bình trà nhỏ” tôi mặc trang phục bình trà chạy ra chào các bạn nhỏ 
và trò chuyện về tác dụng của bình trà sau đó tôi dẫn dắt vào bài hát nghe trẻ sẽ rất 
thích và háo hức đoán xem đó là bài hát gì?
 Để lôi cuốn trẻ vào góc chơi âm nhạc, ngoài những dụng cụ âm nhạc được 
trang bị ở lớp tôi luôn tìm tòi, thu thập, huy động sự đóng góp các nguyên vật liệu 
để làm như: Hộp sữa, vỏ hộp bánh bằng sắt, thanh tre, nắp thiếc....để làm các nhạc 
cụ cho trẻ. Sau đây tôi xin trình bày một số cách làm đồ dùng đồ chơi âm nhạc mà 
tôi đã thực hiện và thu được kết quả rất cao:
 Nguyên liệu: Hạt sỏi, lon bia hoặc vỏ hộp sữa chua , hạt ngô, đề can, dây 
trang kim, bìa giấy, nắp chai bia Hà Nội, vỏ hộp sữa su su, hộp váng sữa, hộp sữa 
ông thọ, que gỗ, vải, dây dù, vỏ hộp bánh, kéo, keo nến
 Cách làm: Để làm những chiếc lục lạc đáng yêu cho trẻ tôi sử dụng vỏ non 
bia, cắt đôi hoặc dùng 2 vỏ hộp sữa chua cho hạt sỏi vào sẽ cho âm thanh cao, còn 
nếu tôi cho hạt ngô vào sẽ tạo âm thanh thấp, trầm. Với mỗi loại vật liệu khác nhau 
vỏ lon bia hoặc vỏ hộp sữa chua sẽ tạo ra âm thanh khác nhau. Sau đó tôi dùng đề 
can, xốp mầu, dây trang kim trang trí hình ả nh ngộ nghĩnh theo ý thích của mình
 Từ vỏ lon bia tôi cũng có thể làm những chiếc trống lắc đáng yêu cho trẻ. 
 4/10 thạo bài hát, vì ở lứa tuổi này trẻ rất dễ nhớ nhưng mau quên. Cần cho trẻ làm quen 
âm nhạc mọi lúc, mọi nơi đặc biệt là hoạt động ở góc. Trong giờ hoạt động góc, 
trẻ chơi rất hồn nhiên, mạnh dạn, thích hát múa lại những bài đã học và thích phản 
ảnh lại những việc làm của người lớn.
 Ví dụ: Sau giờ âm nhạc học hát “Cô và mẹ”, ở giờ hoạt động góc tôi cho trẻ 
vừa hát vừa đóng làm cô và mẹ.
 Cho trẻ ôn luyện ở mọi lúc mọi nơi, chính ôn luyện cũng là một biện pháp 
giúp trẻ có thói quen tự tin hơn, mạnh dạn hơn khi tham gia biểu diễn: Giờ hoạt 
động ngoài trời, giờ hoạt động góc, hoạt động vui chơi, giờ đón và trả trẻ..
3.3. Biện pháp 3: Luôn cập nhật các định hướng đổi mới trong việc tổ chức các 
hoạt động âm nhạc cho trẻ theo nguyên tắc đồng tâm phát triển và định hướng 
“Lấy trẻ làm trung tâm”
 Việc tổ chức các hoạt động giáo dục âm nhạc cho trẻ cũng phải dựa trên sự 
hứng thú nhận thức của trẻ. Đảm bảo nguyên tắc “Lấy trẻ làm trung tâm”, mỗi trẻ 
là một sự khác biệt. Vì vậy khi xác định mục tiêu (mục đích- yêu cầu) của tiết học 
ngoài việc dựa trên kết quả mong đợi của chương trình, tôi còn dựa vào nhu cầu, 
khả năng của trẻ trong lớp, khả năng và năng khiếu của từng cá nhân trẻ. Nhờ đó 
trẻ lớp tôi thật sự yêu quý âm nhạc hơn, sẵn sàng tâm thế đón nhận mọi hình thức 
thể loại âm nhạc khác nhau mà tôi lựa chọn để dạy trẻ. Trẻ tự tin thể hiện năng lực 
của mình (như hát, nhảy, chơi nhạc cụ.), tự tin bộc lộ cảm xúc của mình. Qua đó 
khả năng cảm thụ âm nhạc của trẻ được phát triển, trí tưởng tượng sáng tạo của trẻ 
được dựa trên những kinh nghiệm và cảm xúc của cá nhân
 Cái mới trong việc lựa chọn nội dung hoạt động âm nhạc là nó không phụ 
thuộc hoàn toàn vào nội dung chủ đề mà căn cứ vào khả năng âm nhạc của giáo 
viên, của trẻ, điều kiện của lớp, của trường. Giáo viên có thể lựa chọn các bài hát, 
bản nhạc để tổ chức hoạt động dạy hát, nghe nhạc, nghe hát, dạy vận động trong 
giờ học hay ngoài giờ học. Luôn tạo cơ hội cho trẻ tiếp xúc trực tiếp với các thể 
loại, tác phẩm âm nhạc, nhạc sĩ nổi tiếng: Nghe, xem video, thử nghiệm với tiết 
tấu, hát, vận động theo nhạc, sử dụng nhạc cụ. Vì vậy khi lựa chọn nội dung hoạt 
động âm nhạc, tôi lựa chọn nội dung phù hợp với độ tuổi, với khả năng nhu cầu 
hứng thú của trẻ (Bài hát, bản nhạc, trò chơi, làm quen với nhạc cụ.) nhằm khích 
lệ trẻ cảm nhận, bộc lộ cảm xúc với các tác phẩm: Chăm chú lắng nghe, biểu cảm 
nét mặt, cử chỉ, hành động, ngôn ngữ, muốn được thử nghiệm.
 Việc tổ chức hoạt động âm nhạc cho trẻ cũng linh hoạt hơn, giáo viên không 
nhất thiết phải lựa chọn một nội dung chính và hai nội dung kết hợp như trước mà 
tùy vào mục tiêu của hoạt động và độ khó dễ của tác phẩm và nhu cầu, khả năng 
của trẻ giáo viên có thể quyết định nội dung và thời lượng tổ chức cho một hoạt 
động
 Ví dụ: Một nội dung “Cho trẻ làm quen với dụng cụ trống” giáo viên có thể 
tổ chức 3 hoạt động”
 - Nhận biết khám phá về trống: Nguồn gốc, đặc điểm, tính chất, chất liệu 
(Hoạt động học)
 - Tìm hiểu ý nghĩa, cách sử dụng trống trong âm nhạc (âm thanh, tiết tấu) 
(Hoạt động học)
 - Tạo ra nhạc cụ trống, thử nghiệm với sản phẩm tạo ra
 6/10

File đính kèm:

  • docxskkn_mot_so_bien_phap_gay_hung_thu_cho_tre_24_36_thang_tich.docx
  • pdfSKKN Một số biện pháp gây hứng thú cho trẻ 24-36 tháng tích cực tham gia hoạt động Âm nhạc trong Trư.pdf