SKKN Một số biện pháp để phát triển ngôn ngữ cho trẻ 24-36 tháng
Sử dụng đồ chơi để dạy học là phù hợp với đặc điểm tâm lí và nhận thức của trẻ, giúp cho giáo viên có cơ sở tốt để thực hiện chương trình giáo dục mầm non. Có thể nói lớp học mầm non không thể không có đồ chơi cũng như giáo viên mầm non không thể không có đồ dùng dạy học. Vì vậy ngay từ đầu các năm học, chúng tôi đã lên kế hoạch tham mưu với Ban giám hiệu nhà trường mua sắm đầy đủ các trang thiết bị, đồ dùng để phục vụ cho các hoạt động của trẻ trong đó không thể thiếu đồ chơi ngoài trời được bố trí ở sân trường. Trường có diện tích rộng, khuôn viên khang trang sạch đẹp, sân trường chia thành các khu vui chơi như khu vườn cổ tích, khu vườn hoa, khu vườn rau của bé, khu chơi các đồ chơi vận động ….. các khu vui chơi được trang bị đầy đủ các đồ dùng đồ chơi mới cho trẻ.
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp để phát triển ngôn ngữ cho trẻ 24-36 tháng", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp để phát triển ngôn ngữ cho trẻ 24-36 tháng
2 mầm non hạnh phúc nói chung và lớp chúng tôi thành một lớp mầm non hạnh phúc nói riêng. Với suy nghĩ đó, đầu năm học 2021-2022 chúng tôi đã lên kế hoạch chia sẻ ý tưởng với cô giáo tại lớp, với phụ huynh và đặc biệt là với trẻ của mình để thực hiện xây dựng “Lớp học hạnh phúc”. Chúng tôi đã đưa ra và thực hiện một số các biện pháp cũng chính là đề tài “Một số giải pháp xây dựng Lớp học hạnh phúc cho trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi tại trường mầm non” . Chúng tôi hy vọng qua đề tài này sẽ góp một phần công sức nhỏ bé của mình để nhằm tạo ra lớp học hạnh phúc là nơi mang lại môi trường phát triển toàn diện, kích thích hứng thú học tập – vui chơi của trẻ, tạo dựng niềm tin và sự hài lòng cho phụ huynh. Đồng thời xây dựng được đội ngũ giáo viên nhiệt huyết, yêu nghề, yêu trẻ. 1. Giải pháp cũ thường làm 1.1. Giải pháp 1: Tham mưu mua sắm đầy đủ trang thiết bị đồ dùng, đồ chơi trong, ngoài lớp học Sử dụng đồ chơi để dạy học là phù hợp với đặc điểm tâm lí và nhận thức của trẻ, giúp cho giáo viên có cơ sở tốt để thực hiện chương trình giáo dục mầm non. Có thể nói lớp học mầm non không thể không có đồ chơi cũng như giáo viên mầm non không thể không có đồ dùng dạy học. Vì vậy ngay từ đầu các năm học, chúng tôi đã lên kế hoạch tham mưu với Ban giám hiệu nhà trường mua sắm đầy đủ các trang thiết bị, đồ dùng để phục vụ cho các hoạt động của trẻ trong đó không thể thiếu đồ chơi ngoài trời được bố trí ở sân trường. Trường có diện tích rộng, khuôn viên khang trang sạch đẹp, sân trường chia thành các khu vui chơi như khu vườn cổ tích, khu vườn hoa, khu vườn rau của bé, khu chơi các đồ chơi vận động .. các khu vui chơi được trang bị đầy đủ các đồ dùng đồ chơi mới cho trẻ. + Ưu điểm: Với những đồ chơi mua sẵn có màu sắc sặc sỡ, đẹp mắt thường thu hút trẻ tích cực chú ý và say sưa khám phá qua đó giúp trẻ hình thành thái độ tích cực trong học tập. + Nhược điểm: Bên cạnh những ưu điểm đó thì việc sử dụng những đồ dùng, đồ chơi mua sẵn lại ít phát huy được khả năng sáng tạo và trí tưởng tượng của trẻ; làm giảm kỹ năng tương tác với cô giáo và các bạn; tốn kém tiền bạc nhưng hiệu quả sử dụng không cao, gây lãng phí 1.2. Giải pháp 2: Xây dựng môi trường cho trẻ hoạt động: Để phát huy tính tích cực của trẻ, khi thiết kế các góc hoạt động giáo viên cần chú ý đến diện tích, không gian lớp học và đối tượng trẻ trong nhóm, lớp, sắp xếp vị trí các góc chơi phù hợp, bố trí hài hòa giữa các góc động và góc tĩnh, việc sắp xếp các đồ dùng đồ chơi theo đúng chủ đề, chủ điểm Đối với trẻ mầm non, môi trường ngoài lớp học là yếu tố góp phần tích cực trong các hoạt động nâng cao chất 4 quan đến nội dung nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ nhằm nắm chắc hơn về nội dung, hình thức, phương pháp tổ chức các hoạt động cho trẻ một cách sáng tạo, hứng thú, hấp dẫn hơn. Đồng thời học hỏi cách làm đồ dùng, cách tạo môi trường làm giàu cảm xúc cho trẻ, thường xuyên học hỏi, dự giờ đồng nghiệp, đúc rút kinh nghiệm để dạy tốt. + Ưu điểm: Với sự nỗ lực cố gắng học tập, chúng tôi ngày càng vững vàng hơn trong công tác chuyên môn, tích lũy được cách thức tổ chức các hoạt động cho trẻ đạt hiệu quả. + Nhược điểm: Mặc dù bản thân luôn có ý thức học hỏi nhưng chưa thực sự sáng tạo, giờ học còn khô cứng, không khí lớp học buồn tẻ, các hoạt động diễn ra lặp đi lặp lại theo mô típ cũ vì vậy chưa lôi cuốn được trẻ tham gia tích cực vào các hoạt động. 2. Giải pháp mới Là những giáo viên nhiều năm trực tiếp đứng lớp, chúng tôi luôn mong muốn các con đến lớp với tâm thể thoải mái vui vẻ, tích cực để “Mỗi ngày đến lớp là một ngày vui”. Qua một thời gian tích cực nghiên cứu, áp dụng các giải pháp hữu hiệu về xây dựng “Lớp học hạnh phúc”, chúng tôi nhận thấy sự thay đổi rõ rệt và tích cực. Chính vì vậy tôi đã mạnh dạn đưa ra một số giải pháp như sau: 2.1. Giải pháp 1: Thay đổi nhận thức để trở thành “Người giáo viên hạnh phúc” Nghề giáo là một nghề nhiều áp lực và là giáo viên mầm non lại càng áp lực hơn nữa. Chúng tôi chịu áp lực từ kiến thức và chương trình, áp lực của phụ huynh học sinh, áp lực từ trẻ, áp lực từ chính bản thân với mong muốn trẻ lớp mình phụ trách phải hoàn hảo, phải ngoan ngoãn, phải nghe lời, phải đạt các mục tiêu giáo dục... Bên cạnh đó chúng tôi còn luôn phải làm việc quá thời gian quy định, việc quá tải trẻ tại lớp hay lớp học phải học tại các phòng học nhờ, học mượn cũng tạo nên áp lực không nhỏ đối với đội ngũ giáo viên. Trước đây trong quá trình nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ với nhiều khó khăn áp lực vô tình chúng tôi lại tạo thêm áp lực cho mình do muốn trẻ phải có nề nếp, chúng tôi thường siết chặt nội quy, quy định của lớp, muốn trẻ phải học theo khuôn khổ, sẵn sàng kỷ luật với những trẻ chưa ngoan, hay nói chuyện, hay đùa nghịch, trẻ hiếu động, trẻ hay đánh bạn, trẻ không tập trung trong các hoạt động. Thậm chí tôi còn đưa ra khẩu hiệu “kỉ luật là sức mạnh”. Chúng tôi muốn lớp mà chúng tôi phụ trách phải hoàn hảo, phải quy củ như môi trường quân đội. Đổi lại trẻ lớp chúng tôi ngoan, biết nghe lời cô giáo, lớp luôn xếp loại khá/tốt, cuối năm chúng tôi cũng được phụ huynh, nhà trường và đồng nghiệp ghi nhận. Nhưng theo đó chúng tôi thấy mình dần như cái máy, trẻ tỏ ra nghiêm túc khi tiếp xúc với cô giáo, mối quan hệ của cô giáo và học sinh của mình trở nên xa cách hơn, mỗi ngày qua đi chúng tôi cảm nhận được trẻ của chúng tôi không có sự “phá cách” để tạo ra 6 Để thực hiện được đòi hỏi mỗi cá nhân phải tự đưa ra cho mình một cách thức phù hợp với bản thân Ví dụ: Trong 1 giờ hoạt động ngoài trời, tôi cho ra chơi với đồ chơi cát nước, khi thông báo hết giờ chơi tất cả trẻ lớp tôi đã đứng lên đi rửa tay, duy nhất còn 1 bạn nhất quyết không chịu đứng lên vẫn muốn chơi tiếp, tôi đã nói nhẹ nhàng giải thích cho bạn ấy hiểu thời gian chơi đã hết và gợi ý cho bạn ấy đến hoạt động tiếp theo, nhưng bạn ấy vẫn bướng bỉnh không chịu nghe lời và thái độ với tôi. Thực sự lúc đó tôi rất bực mình, ức chế nhưng tôi đã kiềm chế cảm xúc của mình. Tiếp tục cho các bạn trong lớp đi rửa tay đến bạn cuối cùng. Tôi dẫn bạn đó đến và tạo tình huống thi đua với bạn đó: Cô cháu mình thi đua xem ai vào rửa tay nhanh và sạch hơn nhé? Tôi đã dẫn dắt trẻ vào tình huống mới để trẻ quên đi việc đang chơi cát nước. Với những biện pháp mềm mỏng như vậy tôi đã thuyết phục được trẻ đứng lên đi rủa tay với tâm trạng thoải mái vui vẻ. Và đặc biệt là biết cách giải tỏa cảm xúc tiêu cực, phát triển những cảm xúc tích cực. Để thực hiện được đòi hỏi mỗi cá nhân phải tự đưa ra cho mình một cách thức phù hợp với bản thân. - Thứ ba, cần xác định được công việc của mình Để thực hiện tốt công việc của mình giáo viên mầm non cần: Yêu thương, ân cần với trẻ, không cáu gắt, đánh mắng, trách phạt trẻ; đối xử công bằng với tất cả trẻ, tôn trọng sự khác biệt của mỗi cá nhân trẻ; luôn cởi mở, vui vẻ với trẻ, tích cực tìm hiểu, phát hiện khả năng và sự khác biệt của trẻ, giúp đỡ trẻ trong các tình huống cụ thể; thấu hiểu trẻ, nắm bắt được nhu cầu cá nhân của trẻ, trạng thái, diễn biến tâm lý tình cảm, nhận ra những thay đổi nhỏ của trẻ để giúp trẻ biết thể hiện tình cảm, thái độ của mình với mọi người xung quanh. Đồng thời, giáo viên cần tạo được niềm tin ở trẻ, gần gũi với trẻ, có lòng yêu nghề, tận tụy, tâm huyết, kiên nhẫn. - Bên cạnh đó tôi chú ý hơn đến các chương trình trên VTV7, các tài liệu bồi dưỡng và Chương trình “Thầy cô chúng ta đã thay đổi” là một chương trình như thế, chương trình đã cho chúng ta thấy một cách toàn diện về người giáo viên hiện nay, người giáo viên hạnh phúc; tôi đã tự nghiên cứu, tìm tòi và đọc các tài liệu nói về hạnh phúc nói chung và hạnh phúc của trẻ em nói riêng như cuốn: Thày cô giáo hạnh phúc sẽ thay đổi thế giới của thiền sư Thích Nhất Hạnh và Katherine Weare.Tôi nhận thấy trước tiên tôi phải là người hạnh phúc thì mới mang đến hạnh phúc cho các con. Ví dụ: Nếu như trước đây với trẻ đầu năm đi học còn quấy khóc tôi dỗ dành, cũng động viên nhưng trẻ vẫn như vậy, thậm trí có những lúc tôi còn thể hiện sự nghiêm khắc thái quá, phạt các con. Nhưng hiện giờ,trong giờ đón trẻ tôi luôn thay đổi nhiều hình thức chào hỏi thông qua các hình ảnh để cho trẻ có nhiều sự lựa chọn như đập tay, bắt tay, ôm. Và cảm thấy vui vẻ thoải mái khi đến lớp. Khi trẻ mới đến lớp còn quấy khóc tôi sử dụng các lời nói ân cần, những cái ôm ấm áp thể hiện
File đính kèm:
- skkn_mot_so_bien_phap_de_phat_trien_ngon_ngu_cho_tre_24_36_t.doc