SKKN Một số biện pháp để lứa tuổi nhà trẻ 24-36 tháng ham thích đến lớp học
Những sự khác biệt này bao gồm cả về thể chất, năng lực, xu hướng, hứng thú. Và tất cả các trẻ đều có quyền đòi hỏi được quan tâm đáp ứng nhu cầu bản thân. Bên cạnh đó các nhà giáo dục cũng thấy rằng về bản chất, phạm vi năng lực tiềm tàng của trẻ rộng hơn rất nhiều những gì chúng thể hiện ở lớp, và để có thể làm bộc lộ năng lực tiềm ẩn này, trẻ cần có môi trường học tập cho phép chúng được học tập mọi lúc mọi nơi học theo nhiều cách khác nhau. Để nuôi dưỡng trí thông minh là chăm sóc, bảo vệ và kích thích trẻ trong quá trình phát triển, nhiều nhà nghiên cứu đã
“Một số biện pháp để lửa tuổi nhà trẻ 24 - 36 tháng ham thích đến lớp học”. chỉ ra rằng trẻ cần có kinh nghiệm học từ những ngày đầu tên của cuộc đời. Vì vậy sự nuôi dưỡng trí lực của trẻ có thể bắt đầu ngay từ những ngày sau khi trẻ được sinh ra. Đó là một quá trình lâu dài đòi hỏi rất nhiều sự âu yếm, kiên trì và hiểu biết về chăm sóc và dạy bảo của cha mẹ, ông bà, cô giáo. Khi trẻ đến lớp, mỗi trẻ là một cơ thể duy nhất, do đó trẻ sẽ hành động trong một môi trường theo cách của mình. Chính vì vậy cô giáo cần tạo cho trẻ một tâm thế tốt khi ở lớp, một không khí tình cảm yêu thương, tôn trọng trẻ. Điều này giúp trẻ biết nghe lời cô và phát triển khả năng bẩm sinh sẵn có của mình, hứng thú nhận thức càng cao trẻ càng thể hiện rõ hơn năng lực của bản thân. Thậm chí hứng thú có thể làm biến đổi một cách đáng kể hiệu quả hoạt động của trẻ. Chính vì lý do trên mà tôi mạnh dạn chọn đề tài: “Một số biện pháp để lửa tuổi nhà trẻ 24 - 36 tháng ham thích đến lớp học”. Để làm đề tài nghiên cứu khoa học của mình. Với nội dung trình bày dưới đây, tôi mong được góp một phần nhỏ bé của mình vào việc hoàn thành tốt nhiệm vụ năm học chung của trường và của huyện.
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp để lứa tuổi nhà trẻ 24-36 tháng ham thích đến lớp học
“Một số biện pháp để lửa tuổi nhà trẻ 24 - 36 tháng ham thích đến lớp học”. được bố mẹ dìu dắt từng bước đi, bón từng thìa cơm chăm cho từng giấc ngủ, nên việc rời bố mẹ đến lớp hằng ngày với trẻ là việc rất khó khăn. Chính vì vậy là giáo viên mầm non dựa trên thực tế trẻ trong độ tuổi mầm non nói chung và nhà trẻ 24- 36 tháng nói riêng đến lớp đang còn là nghĩa vụ tôi trăn trở muốn tìm ra nhiều biện pháp hay để trẻ lớp tôi lớp nhà trẻ ham thích hơn đến lớp học hàng ngày. Bản thân tôi qua quá trình đứng lớp và kinh nghiệm thực tế ở các năm học trước. Năm học 2019 - 2020 này tôi được nhà trường phân công đứng lớp nhà trẻ 24-36 tháng cùng công tác kiêm nghiệm. Bước vào năm học mới mỗi giáo viên chúng tôi ai cũng có một tinh thần trách nhiệm cao đối với lớp học của mình, với nhà trường và các cháu học sinh. Nhưng thực tế khi bước vào những ngày đầu đón trẻ của năm học thật sự mỗi chúng tôi đã phải cố gắng hết mình vì công việc vì các cháu. Bởi các cháu nhà trẻ đây là thời gian mà các cháu bước đầu rời xa vòng tay cha mẹ, đến với một môi trường mới với những người mà bé chưa từng gặp. Các cháu đi học khóc rất nhiều. có những cháu đến lớp còn nôn trớ ra cả người cô giáo, thậm chí đánh cả cô giáo... thật sự những người giáo viên mầm non chúng tôi những ngày này cảm thấy rất mệt mỏi. Là một giáo viên tôi rất yêu nghề mến trẻ, nhiều trẻ mới đến lớp không chịu vào lớp học, ngày sau đó không dám đến trường vì lạ bạn, sợ cô. Về phần phụ huynh thì không dám tin con mình có đi học được hay không, sợ con khóc nhiều khi xa ba mẹ. Làm sao để phụ huynh yên tâm, vui vẻ khi trao con cho các cô? Tôi đã thực hiện vài biện pháp nhỏ để có thể làm phụ huynh yên lòng và trẻ đến lớp mà không sợ sệt, qua vài ngày sau sẽ ham thích đi học và về nhà tôi suy nghĩ mãi với trách nhiệm của mình là giáo viên đứng lớp, hơn nữa lại là một giáo viên chủ nhiệm lớp tôi phải làm sao nghĩ cách để các cháu hứng thú, thích đến lớp học ngay từ những ngày đầu, các cháu bớt khóc, quen dần với môi trường ở lớp để làm tiền đề cho mình và các giáo viên của tổ mình. Hơn nữa trong một lớp học có bao nhiêu trẻ thì có bấy nhiêu sự khác biệt cá nhân. Những sự khác biệt này bao gồm cả về thể chất, năng lực, xu hướng, hứng thú. Và tất cả các trẻ đều có quyền đòi hỏi được quan tâm đáp ứng nhu cầu bản thân. Bên cạnh đó các nhà giáo dục cũng thấy rằng về bản chất, phạm vi năng lực tiềm tàng của trẻ rộng hơn rất nhiều những gì chúng thể hiện ở lớp, và để có thể làm bộc lộ năng lực tiềm ẩn này, trẻ cần có môi trường học tập cho phép chúng được học tập mọi lúc mọi nơi học theo nhiều cách khác nhau. Để nuôi dưỡng trí thông minh là chăm sóc, bảo vệ và kích thích trẻ trong quá trình phát triển, nhiều nhà nghiên cứu đã 2/15 “Một số biện pháp để lửa tuổi nhà trẻ 24 - 36 tháng ham thích đến lớp học”. - Thời gian: Đề tài được thực hiện từ tháng 9 năm 2019 đến tháng 6 năm 2020.Tiếp tục bổ xung và thực hiện trong những năm học sau PHẦN THỨ HAI GỈAI QUYẾT VẤN ĐỀ 1 . Cơ sở lí luận có liên quan đến trực tiếp đến sáng kiến kinh nghiệm Việc trẻ ham thích đến lớp học là vấn đề rất quan trọng cần được khắc phục , điều này sẽ tạo cho phụ huynh một tâm lý thoải mái , yên tâm giao con cho cô giáo , trẻ hòa đồng nhanh với môi trường tham gia tích cực vào các hoạt động của lớp .Cô giáo cũng dễ dàng tiếp cận với trẻ để hiểu được tâm lý của trẻ và có biện pháp phù hợp. Xuất phát từ những vai trò cụ thể và nhiệm vụ được giao tôi đã xây dựng kế hoạch giáo dục cũng như các biện pháp giúp trẻ ham thích đến lớp học hơn để tạo hiệu quả tốt nhất. 2. Khảo sát thực trạng 2.1. Đặc điểm chung : Trường Mầm Non Vạn Thắng được xây dựng khang trang , khung cảnh môi trường sạch sẽ . Lớp học rộng rãi , bố trí một cách hợp lí , trang trí lộng lẫy . Nhà trường có đủ cơ sở vật chất chăm sóc giáo dục trẻ . Năm 2019 - 2020 Tôi được nhà trường phân công phụ trách lớp nhà trẻ 24 - 36 tháng với số trẻ 25 trẻ. 15 trẻ nữ và 10 trẻ nam. Lớp có 3 cô giáo đạt trình độ trên chuẩn và luôn chú tâm đến việc chăm sóc giáo dục trẻ , trang trí lớp học theo sự kiện từng tháng . Tạo lớp học , môi trường hấp dẫn thu hút trẻ . Trong thực tế những ngày đầu đón trẻ tôi nhận thấy tình hình ở lớp tôi có những thuận lợi và khó khăn như sau: 2.2. Thuận lợi: - Được sự chỉ đạo sát sao về chuyên môn cũng như nghiệp vụ của phòng giáo dục huyện Ba Vì cũng như sự quan tâm tạo điều kiện về cơ sở vật chất của địa phương và ban giám hiệu nhà trường mầm non xã Vạn Thắng đã được đảm bảo. Hiện nay trường có đầy đủ đồ dùng đồ chơi, trang thiết bị phục vụ các môn học cũng như việc vui chơi của trẻ. Để tạo cho trẻ không khí đến lớp tốt hơn. - Đầu năm học nhà trường ưu tiên bố trí giáo viên cho nhóm nhà trẻ để cùng chúng tôi tiếp xúc giao lưu với trẻ và phụ huynh để hiểu thêm về tính cách cũng như sở thích của trẻ. - Nhà trường bổ sung mua đồ dùng đồ chơi cho lớp. 4/15 “Một số biện pháp để lửa tuổi nhà trẻ 24 - 36 tháng ham thích đến lớp học”. - Biện pháp 3: Tạo ra môi trường đẹp thu hút sự chú ý trẻ. - Biện Pháp 4 : Tập cho trẻ quen với nề nếp mới bắt đầu từ những thói - Biện Pháp 5: Tạo sự gần gũi thân thiện với trẻ. - Biện pháp 6: Hết lòng mến trẻ yêu nghề - Biện pháp 7 : Tạo sự thích thú với trẻ qua giờ học, dạo chơi. - Biện Pháp 8: Tuyên truyền kết hợp với phụ huynh 4 . Biện pháp thực hiện ( Biện pháp từng phần) Từ thực trạng của trẻ nhà trẻ nói chung và lớp tôi nói riêng về việc giúp trẻ thích được đến lớp cùng cô giáo và các bạn tôi đã đưa ra một số biện pháp sau: 4.1. Biện pháp 1: Điều tra thực tiễn để nắm bắt tâm lý của trẻ, tạo được niềm tin với trẻ và phụ huynh. - Trong giờ đón và trả trẻ: Việc thường xuyên quan sát và điều tra thực tiễn giúp cho giáo viên nhìn nhận chính xác được về tình trạng thực tiễn của lớp mình từ đó đưa ra các hoạt động điều chỉnh đến từng cá nhân trẻ bởi vì mỗi trẻ có một tính cách khác nhau. Trò chuyện với phụ huynh về trẻ để biêt bé thích ăn những gì không ăn gì và ngủ như thế nào. Những ngày đầu tiên đến trường cô giáo phải là người bạn đáng tin cậy của trẻ. Khi được ba mẹ đưa đến lớp những ngày đầu tiên trẻ thường ôm chặt lấy ba mẹ không muốn rời xa và nhìn xung quanh một cách dò xét. Nếu lúc đó cô giáo đến ôm chầm và tách rời trẻ ra khỏi tay mẹ thì tôi nghĩ trẻ sẽ rất ghét và rất sợ cô, sợ đi học. Chính vì thế khi tiếp xúc lần đầu tiên với trẻ tôi chỉ chào hỏi, cười và làm quen bằng những câu hỏi đơn giản thân mật như: “Con tên gì?”, “Con mấy tuổi?”, “Con có muốn vào lớp chơi cùng cô và các bạn không?”... Sau đó trò chuyện với phụ huynh và từ từ vuốt ve trẻ, kế đến là nắm tay trẻ thật nhẹ nhàng, đó là bước khởi đầu để trẻ cảm thấy an lòng. Sau đó trưng bày đồ chơi hoặc tổ chức cho cả lớp cùng chơi một trò chơi nào đó nhằm gây hứng thú cho trẻ và quan sát biểu hiện của trẻ. Tuy nhiên nhiều trẻ vẫn chỉ ngồi trong lòng mẹ mà không chịu chơi cùng bạn. Tôi vẫn tiếp tục cùng phụ huynh trò chuyện về thói quen, tập quán của trẻ để dễ dàng thích nghi với trẻ, cho đến khi trẻ cảm thấy sự gần gũi giữa mẹ và cô, từ đó trẻ sẽ chơi với cô và các bạn trong lớp. Mặt khác, việc tuyên truyền với các bậc phụ huynh yên tâm khi gửi con cho các cô để phụ huynh yên tâm để con mình ở lại cho cô giáo. Từ những tình trạng thực tế đã giúp tôi tìm ra một số biện pháp tốt để giúp trẻ thích nghi với lớp được tốt hơn. Đầu năm trẻ của tôi khóc rất nhiều, khi đón trẻ tôi thường an ủi phụ huynh trước tiên vì họ rất thương con lo lắng cho con , sợ con sẽ khóc nhiều làm ảnh hưởng không tốt đến sức khoẻ. Những lời động viên 6/15 nhà trẻ 24 - 36 tháng ham thích đến lớp học”. nghe lời cô và phát triển khả năng bẩm sinh sẵn có của mình, hứng thú nhận thức càng cao trẻ càng thể hiện rõ hơn năng lực của bản thân. Thậm chí hứng thú có thể làm biến đổi một cách đáng kể hiệu quả hoạt động của trẻ. Đối với lớp nhà trẻ 24 - 36 tháng thì hoạt động với đồ vật là hoạt động mang tính chủ đạo. Chính những hoạt động này tạo nên sự biến đổi về chất trong tâm lý của trẻ làm cho các hoạt động khác nhau mang một màu sắc riêng của nó. Trong trườn g mầm non HĐVĐV luôn có sự hướng dẫn, tổ chức của cô giáo. trẻ được học tập và tiếp thu tri thức dưới hình thức chơi mà học - học mà chơi. Trên giờ học trẻ được học các kỹ năng còn trong các giờ hoạt động khác trẻ được ứng dụng các kỹ năng đó. Hoạt động ở các góc là hoạt động cá nhân hoặc một nhóm trẻ nên trẻ có cơ hội lựa chọn hoạt động mà trẻ ưa thích , trẻ được tự do giao tiếp, tự do chọn đồ chơi, được trải nghiệm cảm giác hứng thú qua các trò chơi giúp trẻ tự tin. Vì thế việc xây dựng môi trường giáo dục cũng là điều rất quan trọng đối với trẻ mầm non đặc biệt là đối với trẻ ở lứa tuổi 24 - 36 tháng. - Môi trường ngoài lớp học. Yếu tố trường lớp cũng là yếu tố cần thiết cho sự ham thích đi học của trẻ. Trường Mầm NonVạn Thắng có không gian rộng rãi, thoáng mát, khu vực chơi ngoài trời sạch sẽ, đồ chơi phong phú thu hút được trẻ. + Minh chứng 3 : Hình ảnh về môi trường bên ngoài Trường Mầm Non Vạn Thắng Tôi sẽ dắt trẻ ra sân chơi, tổ chức nhiều trò chơi dân gian như mèo đuổi chuột, dung dăng dung dẻ..., hoặc chơi các trò chơi vận động đơn giản như đi cà kheo bằng lon, nhảy lò cò., hay chỉ cần trò chuyện hoặc cho trẻ xem cảnh vật xung quanh sân trường, cho trẻ chơi đu quay, chơi bập bênh, kể chuyện cho bé nghe, việc này sẽ gây hứng thú và chiếm được nhiều cảm tình của trẻ. - Môi trường trong lớp học Ngoài việc xây dựng môi trường giáo dục ngoài trời thì việc xây dựng môi trường giáo dục trong lớp cần chú trọng hơn nhiều. Vì thế để trẻ thích được đến lớp tôi cùng với giáo viên của lớp trang trí, xây dựng môi trường giáo dục của mình thật đẹp bằng những nguyên vật liệu sẵn có của địa phương như mo cau tạo nên những bông hoa với sắc màu rực rỡ của màu sơn cùng với nhụy hoa vàng xinh xắn của hộp váng sữa mà trẻ đã sử dụng xong để lại vỏ cho cô làm đồ dùng, phù hợp với lứa tuổi của trẻ lớp tôi, phù hợp với chủ đề chủ điểm tạo không gian mới lạ đẹp mắt để các cháu quên đi cái nỗi nhớ bố mẹ, làm quen môi trường mới tốt hơn. Bố trí các góc chơi phù hợp khoảng cách giữa góc động và tĩnh bố trí hợp lý cùng những hình ảnh ngộ nghĩnh, đẹp mắt với trẻ. Cô giáo cần sang tạo thêm “Một số biện pháp để lửa tuổi nhà trẻ 24 - 36 tháng ham thích đến lớp học”. nhiều góc 8/15
File đính kèm:
- skkn_mot_so_bien_phap_de_lua_tuoi_nha_tre_24_36_thang_ham_th.docx
- SKKN Một số biện pháp để lứa tuổi nhà trẻ 24-36 tháng ham thích đến lớp học.pdf