SKKN Một số biện pháp để giúp trẻ 24-36 tháng nhận biết, phân biệt tốt ba màu xanh, đỏ, vàng tại Trường Mầm non Thị trấn Lệ Ninh

Màu sắc quan trọng đối với đời sống con người thì màu sắc lại càng quan trọng hơn nữa đối với trẻ nhỏ. Khi mới sinh ra, trẻ chỉ nhận ra màu đen và trắng, nhưng càng lớn trẻ càng nhận ra nhiều màu sắc hơn. Đối với lứa tuổi nhà trẻ 24- 36 tháng, trẻ chỉ có thể nhận biết, phân biệt được ba màu cơ bản. Đó là màu xanh, đỏ, vàng.

Giúp trẻ nhận biết, phân biệt ba màu xanh, đỏ, vàng sẽ giúp trẻ nhận biết và phân biệt đúng màu sắc xanh, đỏ, vàng của các đồ dùng đồ chơi...Việc giúp trẻ nhận biết phân biệt tốt ba màu cơ bản xanh, đỏ, vàng còn là bước đầu giúp trẻ phát triển lĩnh vực thẩm mĩ, là nền tảng vững chắc để sau này trẻ sẽ nhận biết, phân biệt được nhiều màu sắc khác ở các độ tuổi tiếp theo. Chính vì thế việc giúp trẻ 24 – 36 tháng tuổi biết nhận biết và phân biệt, ba màu xanh, đỏ, vàng là rất quan trọng và cần thiết.

doc 18 trang thuydung 18/07/2024 1030
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp để giúp trẻ 24-36 tháng nhận biết, phân biệt tốt ba màu xanh, đỏ, vàng tại Trường Mầm non Thị trấn Lệ Ninh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp để giúp trẻ 24-36 tháng nhận biết, phân biệt tốt ba màu xanh, đỏ, vàng tại Trường Mầm non Thị trấn Lệ Ninh

SKKN Một số biện pháp để giúp trẻ 24-36 tháng nhận biết, phân biệt tốt ba màu xanh, đỏ, vàng tại Trường Mầm non Thị trấn Lệ Ninh
 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
 Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Đề tài : “ Một số biện pháp để giúp trẻ 24 – 36 tháng nhận biết, phân biệt tốt ba 
 màu xanh, đỏ, vàng”.
 Họ và tên: Nguyễn Thị Lệ
 Chức vụ : Giáo viên
 Đơn vị công tác: Trường Mầm non Thị trấn Lệ Ninh
 Quảng Bình, Tháng 5 năm 2013
 2 2.1. Thực trạng của nội dung cần nghiên cứu:
 Là giáo viên phụ trách nhóm trẻ 24 – 36 tháng tuổi tôi nhận thấy: 
 Sự quan tâm của các bậc phụ huynh về vấn đề nhận biết phân biệt màu của con 
em mình trong độ tuổi nhà trẻ là không cần thiết. Đối với họ con đến lớp được cô 
giáo chăm sóc yêu thương, đi học về biết hát một vài bài hát, đọc thuộc vài ba câu 
thơ như vậy là họ đã vui rồi. Họ không nghĩ rằng việc giúp con em mình nhận biết 
và phân biệt màu cũng rất quan trọng và cần thiết.
 Thực tế ở lớp tôi việc nhận biết và phân biệt ba màu xanh, đỏ, vàng của trẻ là 
không đồng đều, đặc điểm tâm, sinh lí của mỗi trẻ lại khác nhau. Có trẻ nhận biết 
phân biệt ba màu xanh, đỏ, vàng rất tốt, tôi cầm bất cứ đồ dùng, đồ chơi nào trên 
tay mang một trong ba màu trên cháu đều nhận biết được đúng màu khi được cô 
hỏi, khi tôi cầm ba đồ chơi có ba màu xanh, đỏ, vàng yêu cầu cháu phân biệt màu 
thì cháu chọn rất chính xác đồ dùng có màu theo yêu cầu của cô.
 Nhưng cũng có nhiều trẻ khả năng nhận biết phân biệt màu còn hạn chế như: 
Màu xanh thì lại nói là màu vàng, khi cô yêu cầu chọn đồ chơi màu đỏ thì lại chọn 
đồ chơi mang màu xanh (Ví dụ: Cô cầm con cá màu xanh hỏi trẻ “Con cá này màu 
gì?” Trẻ trả lời cô “Con cá màu vàng” hay khi cô yêu cầu trẻ “chọn cho cô con cá 
màu đỏ” thì trẻ lại chọn con cá màu xanh)
Trong những năm học vừa qua tôi đã cố gắng rất nhiều trong việc dạy trẻ nhận biết, 
phân biệt ba màu cơ bản xanh, đỏ, vàng thông qua các bộ môn: “Nhận biết tập nói”, 
“Nhận biết phân biệt”, “Hoạt động với đồ vật”, “Vận động”. Tôi rèn cho trẻ kỹ 
năng nhận biết phân biệt màu chủ yếu thông qua tiết nhận biết phân biệt và lồng 
ghép, tích hợp nhận biết phân biệt thông qua các tiết học khác. Ngoài ra tôi còn dạy 
trẻ nhận biết phân biệt màu xanh, đỏ, vàng thông qua các hoạt động ngoài tiết học. 
Nhưng do sự nhận biết phân biệt ba màu này của trẻ không đồng đều, do sử dụng 
đồ dùng trực quan chưa phong phú, tôi chỉ đầu tư vào lĩnh vực phát triển ngôn ngữ 
mà chưa chú ý nhiều đến lĩnh vực phát triển nhận thức về nhận biết phân biệt màu 
nên số trẻ nhận biết phân biệt màu chưa nhiều, do phương pháp dạy trẻ của tôi còn 
hạn chế đôi khi còn mang tính áp đặt nên chưa phát huy được tính tích cực của trẻ.
 Trước khi chưa thực hiện các giải pháp mới, khả năng nhận biết phân biệt ba màu 
xanh, đỏ, vàng còn nhiều hạn chế, khả năng của trẻ không đồng đều. Nhưng trong 
quá trình tìm tòi suy nghĩ và thực hiện tại nhóm lớp trẻ tôi phụ trách đã thu được 
kết quả rất khả quan. Trẻ hứng thú tích cực say mê học tập, khả năng nhận biết 
phân biệt ba màu trên của trẻ qua từng giai đoạn đồng đều hơn. Dù tháng tuổi khác 
nhau, nhưng khả năng nhận biêt phân biệt màu xanh, đỏ, vàng của các cháu rất tốt.
 4 NBTN “Các đồ dùng trong gia đình: Bát, thìa, đĩa” tôi chọn cái bát có hoa 
màu đỏ, cái đĩa có hoa màu xanh cho trẻ quan sát và tập nói. Khi cho trẻ quan sát 
tập nói tôi không quên hỏi trẻ câu “Cái bát (Đĩa) có hoa màu gì?” và cho trẻ tập nói 
nhiều lần “Hoa màu xanh” “Hoa màu đỏ” từ đó giúp trẻ nhận biết ra màu xanh, đỏ
 Trò chơi chọn đồ dùng theo yêu cầu của cô. Tôi chuẩn bị đồ dùng gia đình 
cho trẻ - đồ chơi bằng nhựa (Soong nồi, bát, thìa, đĩa) có các màu xanh, đỏ, vàng và 
yêu cầu trẻ chọn cái bát, cái thìa rồi hỏi trẻ về màu sắc và cho trẻ tập nói.
Ví dụ: “Chọn cho cô cái bát” “Cái bát có màu gì? Cho trẻ tập nói “Cái bát màu 
xanh
 * Thông qua giờ “Nhận biết phân biệt” 
 Tôi sử dụng các đồ dùng, đồ chơi có màu sắc khác nhau, các dạng kích thước 
to nhỏ khác nhau, để giúp trẻ dễ nhận biết, phân biệt và gây sự tập trung chú ý của 
trẻ. Lồng ghép đan xen các trò chơi tránh sự nhàm chán thờ ơ với đồ vật.
 Ví dụ: 
 Ở chủ đề thực vật chủ đề nhánh các loại rau, tiết NBPB “Quả đậu, quả cà 
chua màu xanh, đỏ” .Tôi cho trẻ nhận biết quan sát quả đậu màu xanh, quả cà chua 
màu đỏ (bằng vật thật). Sau đó tôi cho trẻ chơi T/C “Thi xem ai chọn đúng” cô nói 
tên quả hoặc nói màu sắc trẻ giơ quả lên và tập nói nhiều lần “Quả cà chua màu 
đỏ”, “Quả đậu màu xanh”. Để củng cố nhận biết màu xanh, màu đỏ tôi cho trẻ chơi 
T/C “Quả rơi”: Cô chuẩn bị các quả có màu xanh, đỏ. Cô và trẻ cùng đọc.
 6 * Thông qua tiết Vận động: 
 Tôi lồng ghép tích hợp cho trẻ nhận biết màu sắc và gọi tên các dụng cụ đồ 
dùng trong tiết học như: Quả bóng màu xanh (đỏ), Vòng màu vàng (đỏ), gậy thể 
dục màu xanh
* Qua tiết Hoạt động với đồ vật: 
 Qua tiết xếp hình tôi không chỉ rèn luyện kỹ năng như xếp chồng, xếp cạnh mà 
còn tích hợp để nhận biết phân biệt màu thông qua đồ dùng . Đặt các câu hỏi gợi 
mở: “khối gỗ màu gì?” “khối gỗ để làm gì?”...
Thông qua mỗi chủ đề nhánh tôi chọn một màu duy nhất cho trẻ hoạt động để từ đó 
khắc sâu ghi nhớ về màu sắc cho trẻ về ba màu này.
Ví dụ:
 Trong chủ đề nhánh phương tiện giao thông đường bộ có tiết “Xếp ô tô” tôi 
chọn khối cho trẻ xếp khối màu vàng. Trong quá trình trẻ xếp tôi hỏi trẻ về màu sắc 
và cho trẻ tập nói “Khối gỗ màu vàng”
 8 
2. Dạy trẻ nhận biết phân biệt ba màu : Xanh, đỏ, vàng thông qua các hoạt động 
ngoài tiết học:
* Thông qua các hoạt động vui chơi.
 Trẻ được tiếp xúc với đồ chơi, các sự vật hiện tượng, được thể hiện mình qua 
các “vai chơi”. Vì thế tôi chọn những đồ chơi có màu xanh, đỏ, vàng phù hợp với 
từng góc để trẻ chơi. Và trong quá trình chơi tôi gợi hỏi trẻ về màu sắc của đồ chơi 
để trẻ trả lời. Từ đó trẻ lại được khắc sâu khả năng ghi nhớ màu xanh, đỏ, vàng.
 Ví dụ 1 : 
 Trò chơi: “Lắp ghép, sữa chữa, bảo dưỡng các phương tiện giao thông đường 
bộ” (góc làm quen với thao tác vai - Chủ đề “Giao thông” ) Tôi luôn chú trọng đến 
các đồ chơi có màu sắc xanh, đỏ vàng chon mua, làm các ô tô bằng đồ chơi có màu 
xanh, đỏ, vàng. Tôi luôn tạo ra các tình huống như đặt các câu hỏi gợi mở : “con 
đang làm gì?” “Ô tô khách có màu gì ?” “Ô tô tải có màu gì? Khuyến khích trẻ 
nói nhiều các câu “Ô tô khách màu vàng”, “Ô tô tải màu xanh”
Ví dụ 2: Trò chơi ở góc mở (Ai thông minh hơn) 
 Tuỳ vào từng chủ đề lớn và chủ đề nhánh, tôi lựa chọn trò chơi cho trẻ chủ 
yếu là trò chơi nhằm giúp trẻ nhận biết phân biệt màu. Như ở chủ đề gia đình, chủ 
đề nhánh “Đồ dùng của bé” tôi cho trẻ chơi trò chơi chọn trang phục phù hợp với 
sở thích của bé. Trên người bé đang mặc váy màu gì thì cho trẻ chọn váy áo có màu 
 10 * Thông qua mọi lúc mọi nơi:
 Khi cho trẻ chơi, thấy trẻ cầm bất cứ đồ chơi nào trên tay mà có ba màu trên 
thì tôi đều hỏi trẻ “ Con đang chơi đồ chơi gì?” đồ chơi có màu gì” để trẻ trả lời. 
Giờ ăn, giờ ngủ, tôi vui vẻ ân cần, nhẹ nhàng trò chuyện với trẻ. Tôi giới thiệu thức 
ăn và hỏi: “Hôm nay con được ăn gì?” “Cháo nấu với rau (củ) gì? Rau dền màu gì? 
Rau cải có màu gì? Củ cà rốt màu gì?” trẻ nhắc lại tên, màu sắc các loại rau.
 Giờ đón, trả trẻ, giờ chơi tự do tôi trò chuyện gần gũi trẻ để nắm bắt được 
tâm lý của từng trẻ, khi trò chuyện tôi lấy một vài đồ chơi có màu xanh, đỏ, vàng 
để rèn cho trẻ nhận biết. Đây là thời điểm phù hợp để trò chuyện với trẻ đặc biệt là 
những trẻ có kỹ năng nhận biết phân biệt màu chưa thành thạo vì lúc này số trẻ 
trong lớp đã ít đi, không đòi hỏi giáo viên phải tập trung nhiều đến trẻ khác .
 Ví dụ: Vào buổi sáng tôi trò chuyện về chủ đề những bông hoa đẹp thì tôi 
chú ý đến màu sắc của các loại hoa để cho trẻ nhận biết. Con biết những loại hoa 
gì? Hoa có màu gì?....
 Vào buổi chiều trước khi trẻ ra về tôi hỏi trẻ về những việc trẻ làm trong 
ngày: “Con chơi trò chơi gì?” “Nặn được cái gì?” “Xếp được cái gì?” “Có màu 
gì?”...
 Qua dạo chơi tham quan, trẻ tiếp xúc với thiên nhiên và những sự vật, hiện 
tượng xảy ra xung quanh trẻ, tôi tạo điều kiện để trẻ được quan sát, gợi hỏi để trẻ 
nói lên màu sắc của sự vật, hiện tượng được nghe, nhìn thấy.
 Ví dụ: Khi dạo chơi đến bên cây hoa xâu tai, Tôi hỏi trẻ: “cây gì đây?” “đây 
là cái gì?” “lá hoa có màu gì ?” “ Bông hoa xâu tai có màu gì?”. Trẻ nhận biết 
màu sắc của cây và màu của bông hoa từ đó khác sâu hơn cho trẻ về kỹ năng nhận 
biết phân biệt màu xanh, đỏ, vàng.
 3. Tạo môi trường giúp trẻ nhận biết tốt màu xanh, đỏ, vàng.
 12

File đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_de_giup_tre_24_36_thang_nhan_biet_phan.doc