SKKN Một số biện pháp dạy trẻ bảo vệ môi trường Trường Mầm non Hướng Dương
Trẻ mầm non có bản tính ngây thơ, trong sáng, dễ đồng cảm; việc giáo dục ý thức bảo vệ môi trường sẽ giúp trẻ hình thành và phát triển những phẩm chất đạo đức tốt đẹp của con người. Đó là nền tảng của nhân cách. Vì vậy, việc giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ mầm non là một việc làm vô cùng quan trọng và cần thiết giúp trẻ có những khái niệm ban đầu về môi trường sống của bản thân mình nói riêng và con người nói chung , cung cấp cho trẻ những kiến thức sơ đẳng về môi trường phù hợp với khả năng nhận thức của trẻ nhằm tạo ra thái độ, hành vi đúng đắn của trẻ đối với môi trường xung quanh. Từ đó, trẻ biết cách sống tích cực với môi trường nhằm đảm bảo sự phát triển lành mạnh của cơ thể và trí tuệ.Nhưng, làm thế nào để giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ một cách nhẹ nhàng và có hiệu quả nhất, làm thế nào để nâng cao ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ là điều mà tôi thực sự quan tâm, suy nghĩ. Làm thế nào để dạy trẻ nhà trẻ lứa tuổi nhỏ nhất của bậc học mầm non, lứa tuổi mà mức độ nhận thức của trẻ còn rất non nớt, sự tập trung chú ý của trẻ chưa cao lại nhanh quên. Qua quá trình chăm sóc và giáo dục trẻ, tôi đã rút ra một số kinh nghiệm làm thế nào để giáo dục trẻ bảo vệ môi trường và nâng cao ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ có hiệu quả nhất.
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp dạy trẻ bảo vệ môi trường Trường Mầm non Hướng Dương", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp dạy trẻ bảo vệ môi trường Trường Mầm non Hướng Dương
một cách nhẹ nhàng và có hiệu quả nhất, làm thế nào để nâng cao ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ là điều mà tôi thực sự quan tâm, suy nghĩ. Làm thế nào để dạy trẻ nhà trẻ lứa tuổi nhỏ nhất của bậc học mầm non, lứa tuổi mà mức độ nhận thức của trẻ còn rất non nớt, sự tập trung chú ý của trẻ chưa cao lại nhanh quên. Qua quá trình chăm sóc và giáo dục trẻ, tôi đã rút ra một số kinh nghiệm làm thế nào để giáo dục trẻ bảo vệ môi trường và nâng cao ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ có hiệu quả nhất. Sau đây là một số kinh nghiệm của tôi: II. MỤC ĐÍCH, PHẠM VI, ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP: l. Mục đích nghiên cứu: - Tìm hiểu “Một số giải pháp giúp trẻ 24- 36 tháng tuổi có ý thức bảo vệ môi trường thông qua các hoạt động trong năm học 2019 - 2020”. - Đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục các kỹ năng bảo vệ môi trường cho trẻ 24 - 36 tháng tuổi tại trường MN Hướng Dương. 2. Phạm vi nghiên cứu: - Quy mô: việc tổ chức nhằm giáo dục cho trẻ bảo vệ môi trường trong tất cả các hoạt động cho trẻ 24-36 tháng tuổi. - Không gian: lớp trẻ 24-36 tháng tuổi, Trường Mầm non Hướng Dương TP Đông Hà . 3. Đối tượng nghiên cứu: - Trong năm học này tôi được phân công dạy lớp Nhà trẻ vì vậy lớp trẻ 24 - 36 tháng là đối tượng để tiến hành các biện pháp mà tôi đang nghiên cứu tại trường Mầm Non Hướng Dương 4. Phương pháp nghiên cứu: - Phương pháp nghiên cứu lý luận: đọc sách,xem ti vi, phân tích, tổng hợp tài liệu nhằm xác định cơ sở lý luận cho đề tài. - Phương pháp nghiên cứu thực tiên: Quan sát, phân tích hoạt động sư phạm của giáo viên và biểu hiện trên trẻ; III .NỘI DUNG : 3. Biện pháp: - Nắm bắt được tình hình thực tế của lớp, tôi quyết định tìm ra biện pháp giáo dục trẻ có ý thức giữ gìn và bảo vệ môi trường. Bước đầu khảo sát những nội STT Nội dung tiêu chí khảo sát Sô trẻ đạt Tỉ lệ % 1 Biết giữ gìn trật tự vệ sinh công cộng, vệ sinh 10/35 28% trường lớp 2 10/35 28% Biết cất dọn đồ dùng, đồ chơi đúng nơi quy định 3 Không vứt rác ra đường, biết gom rác vào thùng 12/35 34% rác 4 Phân biệt được những hành động đúng, hành độ 05/35 14% sai đôi với môi trường. 5 Biết tiết kiệm nước, điện khi sử dụng 0/35 0% dung giáo dục môi trường trên trẻ cho thấy: - Qua cuộc khảo sát tôi nhận thấy răng một sô trẻ ban đầu đã có ý thực trong việc giử gìn môi trường sônG xung quanh mình sạch sẻ nhưng còn chưa đồng đều, còn nhiều hạn chế. Chính vì vậy việc giáo dục trẻ bảo vệ môi trường được xác định là một nhiệm vụ quan trọng trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ. Từ thực tế trên tôi đã bàn bạc với giáo viên cùng lớp thông nhất về phương pháp và đưa ra nhiều biện pháp thực hiện giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ sao cho có hiệu quả cao nhất Biện pháp 1: Tích hợp lồng ghép nội dung giáo dục bảo vệ môi trường vào trong hoạt động học. - Mỗi hoạt động đều có mục đích - yêu cầu riêng, song tôi luôn chú ý lồng ghép nội dung giáo dục bảo vệ môi trường vào các hoạt động một cách linh hoạt. Mỗi chủ đề có một nội dung khác nhau song tựu chung lại đều giúp cho trẻ có ý thức bảo vệ môi trường. Khi dạy các hoạt động gắn với chủ đề, ngoài việc cung cấp những kiến thức cần thiết cho trẻ xung quanh đề tài, tôi chú ý lồng vào những nội dung giáo dục bảo vệ môi trường một cách nhẹ nhàng tùy thuộc vào từng hoạt động - Hay trong hoạt động: “Sự phát triển của cây” Chủ đề “Rau củ quả ” : Khi giáo dục trẻ biết quá trình phát triển của cây, ích lợi của cây xanh với môi trường sống và biết chặt phá rừng bừa bãi làm cho môi trường ô nhiễm, thiên tai xãy ra nhiều và ảnh hưởng nghiêm trọng tới đời sống của con người tôi chú ý dạy cho trẻ hiểu việc trồng cây và bảo vệ cây xanh rất quan trọng cho cuộc sống của chúng ta và tiến hành cho trẻ trải nghiệm hoạt động trồng cây, chăm sóc cây xanh bằng cách: + Cho trẻ gieo hạt vào các chậu đất, hằng ngày tưới nước và quan sát sự phát triển của cây + Cho trẻ chăm sóc cây, hoa trong bồn hoa của lớp mình + Tưới nước, lau lá cho cây, nhặt lá vàng rơi, nhổ cỏ cho những cây trong góc thiên nhiên - Với những hoạt động trải nghiệm trên chúng ta có thể giáo dục tình yêu thiên nhiên, yêu môi trường xung quanh để từ đó trẻ mong muốn đước bảo vệ thiên nhiên, bảo vệ môi trường Cô và trẻ cùng chăm sóc bồn hoa của lớp luôn sạch đẹp. - Bên cạnh đó, tôi còn sưu tầm bài hát, bài thơ, câu đố, hò vè... về các loài cây, hoa, quả để trẻ biết được ích lợi của cây đối với con người từ đó trẻ có thái độ yêu quí, bảo vệ cây xanh (không bứt lá, bẻ cành, lá, hoa, không giẫm lên cỏ, hoa...) Hoặc trong Chủ đề “Các con vật đáng yêu Ngoài việc cung cấp cho quý trọng các sản phẩm do mình làm ra. - Trò chơi thao tác vai : trẻ đóng vai và thể hiện các công việc của người làm công tác bảo vệ môi trường như trồng cây, chăm sóc cây, thu gom rác trong trò chơi “Bé tập làm nội trợ” tôi chú ý dạy trẻ có ý thức tiết kiệm nước,chế biến món ăn, thu dọn đồ dùng gọn gàng sau khi chế biến. -Trò chơi học tập trẻ học cách so sánh, phân loại các hành vi tốt, hành vi xấu đối với môi trường, phân biệt môi trường sạch, môi trường bẩn - Đọc sách truyện có nội dung giáo dục bảo vệ môi trường giúp trẻ hiểu những việc làm tốt có lợi cho môi trường: trồng cây, chăm sóc cây xanh, không vứt rác, khạc nhổ bừa bãi gây ô nhiễm môi trường sống... và tránh xa những cái xấu * Hoạt động ngoài trời Hoạt động ngoài trời là hoạt động được nhiều trẻ yêu thích. Trẻ được vui chơi, thỏa mãn nhu cầu vận động của bản thân, được hít thở không khí trong lành, khám phá những điều bí ẩn của thiên nhiên. Khi hoạt động ngoài trời tôi chú ý làm giàu và củng cố những kiến cần thức cho trẻ về môi trường xung quanh, giáo dục cho trẻ những thói quen hành vi nơi công cộng: bỏ rác đúng nơi quy định, không hái hoa bẻ cành. giúp trẻ có ý thức giữ gìn và bảo vệ môi ngợi, được làm gương cho các bạn trẻ sẽ cảm thấy tự hào về bản thân về việc tốt mình đã làm . Vào những buôi nêu gương cô cho trẻ nêu kể những việc làm tốt giúp cô giáo và các bạn như: biết kê bàn ăn, biết gấp khăn, biết nhặt rác để vào thùng, xếp ghế, có kỹ năng sống như biết chào hỏi, khi mắc lỗi với cô hoặc bạn thì biết xin lỗi, khi có người khác giúp đỡ hay cho quà thì biết cảm ơn... Qua những buôi nêu gương như vậy đã giúp trẻ làm tốt hơn những công việc hàng ngày trẻ lao động giúp cô. *Hoạt động mọi lúc mọi nơi Giáo dục bảo vệ môi trường cần được thực hiện thường xuyên và liên tục mọi thời điểm để khắc sâu kiến thức cho trẻ, hình thành ở trẻ các kỹ năng, thái độ, hành vi tích cực đối với môi trường, biết bảo vệ, giữ gìn môi trường sống xung quanh. Ví dự. Khi cô và trẻ cùng lau dọn kệ đồ chơi của lớp,sắp xếp đồ chơi gọn gang trẻ sẽ hiểu việc làm này sẽ giúp trẻ có một bầu không khí trong lành để vui chơi, học tập tốt và không bị bệnh tật Hoặc khi các cháu ăn, cô nhắc nhở trẻ không múc thức ăn bỏ ra bàn, bỏ sang bạn để bàn ăn luôn sạch sẽ, vệ sinh Biện pháp 3: Tuyên truyền vận động phụ huynh cùng tham gia giáo dục trẻ bảo vệ môi trường. Trẻ mầm non rất thích được làm người lớn. Trẻ rất thích bắt chước những việc mà người lớn làm và làm theo. Vì vậy, người lớn hãy là tấm gương sáng cho trẻ noi theo Biết được đặc điểm đó của trẻ, ngoài việc giáo dục trẻ trong học tập, trên lớp tôi cố gắng làm những việc đúng đắn cho trẻ thấy và làm theo . Bên cạnh đó, tôi tuyên truyền đến phụ huynh về tầm quan trọng của việc giáo dục trẻ bảo vệ môi trường và nhắc nhở phụ huynh cùng tham gia giáo dục trẻ tại nhà: uống sữa xong phải bỏ vỏ hộp vào thùng rác, không khạc nhổ, vứt rác ra đường, không hái hoa bẻ cành, chơi và thu dọn đồ chơi gọn gàng... Giáo viên và phụ huynh cần thống nhất quan điểm giáo dục trẻ, cương quyết nói không với những hành động sai trái, ảnh
File đính kèm:
- skkn_mot_so_bien_phap_day_tre_bao_ve_moi_truong_truong_mam_n.docx
- SKKN Một số biện pháp dạy trẻ bảo vệ môi trường Trường Mầm non Hướng Dương.pdf