SKKN Một số biện pháp dạy trẻ 24-36 tháng biết quan tâm và yêu thương mọi người xung quanh

Lòng yêu thương sự quan tâm và yêu thương được hình thành một cách tự nhiên thông qua các thói quen hướng về người khác. Ở trẻ em, lòng nhân ái, sự yêu thương và sẻ chia sẽ được chắp cánh khi được người khác bày tỏ sự đồng tình, ngợi khen trước những hành vi thể hiện sự quan tâm của trẻ đến người khác. Đặc biệt là với người thân và bạn bè của trẻ. Thái độ thờ ơ, thiếu sự chia sẻ, quan tâm của người lớn có thể làm cho trẻ cảm thấy lạc lõng và nhụt chí. Lâu dần, các em cũng sẽ trở nên lạnh lùng với mọi người, bàng quan với những vấn đề xung quanh. Mặt khác, môi trường xã hội mà các em tiếp xúc nếu thiếu lành mạnh sẽ làm trẻ bị ảnh hường tiêu cực, khó hình thành thói quen tốt cho lòng yêu thương và sự sẻ chia. Nhân cách của trẻ không phải ngẫu nhiên mà có. Nó được hình thành trên cơ sở nền tảng của giáo dục. Là một giáo viên có tương đối nhiều năm dạy tôi luôn băn khoăn làm thế nào để có thể định hướng và giáo dục các bé biết yêu thương, đoàn kết, quan tâm, chia sẻ với bạn bè, người thân và mọi người xung quanh? Và đó là lý do trong năm học 2022 - 2023 này tôi mạnh dạn chọn đề tài "Một số biện pháp dạy trẻ 24-36 tháng biết quan tâm và yêu thương mọi người xung quanh" làm sáng kiến kinh nghiệm của mình.
doc 25 trang thuydung 08/05/2024 1030
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp dạy trẻ 24-36 tháng biết quan tâm và yêu thương mọi người xung quanh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp dạy trẻ 24-36 tháng biết quan tâm và yêu thương mọi người xung quanh

SKKN Một số biện pháp dạy trẻ 24-36 tháng biết quan tâm và yêu thương mọi người xung quanh
 tình, ngợi khen trước những hành vi thể hiện sự quan tâm của trẻ đến người 
khác. Đặc biệt là với người thân và bạn bè của trẻ.
 Thái độ thờ ơ, thiếu sự chia sẻ, quan tâm của người lớn có thể làm cho trẻ 
cảm thấy lạc lõng và nhụt chí. Lâu dần, các em cũng sẽ trở nên lạnh lùng với 
mọi người, bàng quan với những vấn đề xung quanh. Mặt khác, môi trường xã 
hội mà các em tiếp xúc nếu thiếu lành mạnh sẽ làm trẻ bị ảnh hường tiêu cực, 
khó hình thành thói quen tốt cho lòng yêu thương và sự sẻ chia.
 Nhân cách của trẻ không phải ngẫu nhiên mà có. Nó được hình thành trên 
cơ sở nền tảng của giáo dục. Là một giáo viên có tương đối nhiều năm dạy tôi 
luôn băn khoăn làm thế nào để có thể định hướng và giáo dục các bé biết yêu 
thương, đoàn kết, quan tâm, chia sẻ với bạn bè, người thân và mọi người xung 
quanh? Và đó là lý do trong năm học 2022 - 2023 này tôi mạnh dạn chọn đề tài 
"Một số biện pháp dạy trẻ 24-36 tháng biết quan tâm và yêu thương mọi 
người xung quanh" làm sáng kiến kinh nghiệm của mình.
2. Đối tượng nghiên cứu:
 Một số biện pháp dạy trẻ nhà trẻ 24-36 tháng
3. Phạm vi nghiên cứu: 
 Trong phạm vi, khả năng và trách nhiệm của mình, tôi đã áp dụng đề tài 
tại lớp nhà trẻ với sĩ số 40 trẻ do tôi phụ trách. 
4. Phương pháp nghiên cứu:
 Để tiến hành nghiên cứu tôi dã thực hiện và sử dụng các phương pháp 
sau:
 - Phương pháp quan sát
 - Phương pháp trò chuyện
 - Phương pháp thực hành
 2/29 II. Cơ sở thực tiễn
 Việc giáo dục dạy trẻ biết yêu thương quan tâm đến mọi người là nội dung 
được quan tâm. Trong quá trình thực hiện tôi gặp những khó khăn và thuận lợi 
sau:
 1.Thuận lợi:
 - Nhà trường luôn quan tâm, giúp đỡ tạo mọi điều kiện về cơ sở vật chất 
cũng như bồi dưỡng chuyên môn, cung cấp tài liệu dạy trẻ phục vụ cho việc chăm 
sóc nuôi dưỡng trẻ.
 - Ban giám hiệu thường xuyên chỉ đạo sát xao việc tổ chức chăm sóc, thực 
hiện quy chế chuyên môn.
 - Lớp rộng rãi, thoáng mát có đủ đồ dùng phục vụ cho trẻ.
 - Giáo viên nhiệt tình, linh hoạt và có tinh thần trách nhiệm cao trong công việc 
được giao. Bản thân tôi là giáo viên trẻ, nhiệt tình năng động trong công việc, 
yêu nghề, mến trẻ, có nhiều kinh nghiệm trong chăm sóc và giáo dục trẻ.
 - 100% trẻ ăn bán trú tại trường thuận tiện cho công việc chăm sóc giáo dục 
trẻ.
 - Lớp được sự quan tâm, ủng hộ của phụ huynh trong việc đóng góp các nguyên 
vật liệu để làm đồ dùng - đồ chơi cho trẻ.
 2. Khó khăn:
 - 100% số trẻ chưa đi học hoặc học tư thục nên chưa quen nề nếp, thói 
quen trong mọi hoạt động của lớp.
 - Nhiều trẻ thường xuyên do ông bà và người giúp việc đưa đi học nên giáo viên 
gặp khó khăn trong việc trực tiếp trao đổi với phụ huynh về tình hình của trẻ
 - Do trẻ đi học không đầy đủ và khả năng nhận thức của trẻ thì không đồng 
đều cho nên việc dạy trẻ còn gặp nhiều khó khăn.
 - Lớp có trẻ hiếu động nhưng cũng có trẻ lại rụt rè nhút nhát không thích 
tham gia các hoạt động nên ảnh hưởng lớn đến việc giáo dục trẻ. 
 - Hơn nữa tâm lý của trẻ còn chưa ổn định, trẻ muốn có thẩm quyền đối với 
mọi vật xung quanh,cái gì cũng muốn dành về mình, do đó tính ích kỷ càng có 
dịp phát triển.
 - Đa số phụ huynh là công chức nhà nước nên ít có thời gian dành cho con, 
phần lớn đều nhờ cậy ông bà và người giúp việc. Vì vậy việc thống nhất quan 
điểm, biện pháp chăm sóc giáo dục trẻ giữa giáo viên và phụ huynh còn gặp 
nhiều khó khăn.
 - Đa số các gia đình có từ một đến hai con, bố mẹ chiều con quá mức nên 
trẻ có lối sống ích kỷ.
 4/29 Từ những ghi chép được và qua quan sát tôi thấy đa số trẻ có lối sống ích 
kỉ không biết quan tâm chia sẻ với mọi người xung quanh. Tôi đã làm bảng 
khảo sát sau:
 Bảng khảo sát đầu năm:
 Số trẻ Khi chơi với 
 Công việc Tình cảm
 Nội dung bạn
 Chưa Chưa Chưa 
 Đạt Đạt Đạt
 đạt đạt đạt
 40
 10 30 15 25 12 28
 Tỉ lệ % 25% 75% 37,5% 62,5% 30% 70%
 Qua bảng khảo sát tôi thấy trên 70% số trẻ hay tranh giành đồ chơi của 
nhau, trẻ không biết chia sẻ đồ chơi, nhường nhịn, giúp đỡ bạn trong lúc chơi. 
Số trẻ biết hoàn thành công việc cô giao và tình cảm của trẻ với mọi người xung 
quanh còn quá thấp.
 Là một giáo viên chủ nhiệm tôi rất băn khoăn làm thế nào để trẻ lớp mình 
đạt kết quả tốt về phát triển thể chất, nhận thức, thẩm mỹ và tình cảm xã hội 
trong chương trình của Bộ giáo dục đề ra. Bên cạnh đó tôi mong muốn trẻ lớp 
tôi phát triển toàn diện về các mặt thể chất, nhận thức, ngôn ngữ, tình cảm và 
thẩm mỹ để sau này trở thành con người có ích cho xã hội, cho cộng đồng. Như 
vậy, việc giúp trẻ hiểu được tầm quan trọng của việc biết yêu thương và chia sẻ 
là điều không thể thiếu được trong quá trình giáo dục trẻ phát triển toàn diện về 
nhân cách cho trẻ mầm non.
 2. Biện pháp 2: Tạo môi trường lớp học gần gũi, thân thiện để thu hút 
trẻ biết quan tâm và yêu thương mọi người
 Môi trường lớp học gần gũi và thẩm mỹ sẽ gây hứng thú cho và bản thân 
đứa trẻ. Qua đó giáo viên góp một phần không nhỏ vào quá trình hình thành và 
nâng cao mối quan hệ gần gũi, tự tin giữa giáo viên với trẻ và giữa trẻ với trẻ. 
Nhận thức được điều đó tôi đã trao đổi và cùng thống nhất với giáo viên trong 
lớp về kế hoạch trang trí sắp xếp tạo môi trường các góc hoạt động trong lớp 
phù hợp với diện tích lớp cũng như các đồ dùng- đồ chơi trong lớp phù hợp với 
tâm sinh lý trẻ, có tính thẩm mỹ và tích cực đối với trẻ, để trẻ được trải nghiệm 
nhiều hơn
 6/29 gũi với thiên nhiên qua hoạt động chăm sóc cây, những bàn tay nhỏ xíu nhưng 
lại vô cùng khéo léo khi tưới cây và chăm sóc cây non. Qua các góc chơi, trẻ 
học bằng chơi, chơi mà học. Các kỹ năng sống, kỹ năng giao tiếp cơ bản từ đó 
cũng được hình thành trong quá trình trẻ chơi và trải nghiệm vai chơi.
 Với các đồ dùng tự tạo hết sức xinh xắn và khéo léo được các cô giáo của 
lớp D1 tỉ mỉ thực hiện, các bé trở nên hào hứng hơn trong mỗi hoạt động trải 
nghiệm vai chơi của mình. 
 Thông qua các góc chơi trẻ dường như lớn hơn, biết làm nhiều việc hơn 
có thể làm những việc tự phục vụ bản thân, và trong khi chơi các con được rèn 
kỹ năng chơi đoàn kết với các bạn, không tranh giành đồ chơi của nhau, chơi 
xong phải cất đồ chơi gọn gàng đúng nơi quy định. Ngày ngày được học và chơi 
trong môi trường lớp học với các bạn và các cô với tình yêu thương các cô dành 
cho các con và tình bạn của các con dần lớn lên, Tôi cảm thấy các con lớn dần 
lên có những suy nghĩ và hành động tích cực hơn.
 Hình ảnh: Trẻ đang kể chuyện bằng rối que
 8/29 Hình ảnh: Trẻ đang hoạt động góc 
 Các nhà giáo dục học cho rằng, trẻ học nhanh nhất từ bắt chước, thế nên 
nếu muốn dạy trẻ thành người biết yêu thương và chia sẻ thì cô giáo và bố mẹ 
phải là tấm gương sáng để các bé noi theo và học tập “Gần mực thì đen, gần 
đèn thì rạng” Chính vì vậy, hàng ngày đến lớp giáo viên luôn thể hiện thái độ 
yêu thương, ân cần, gần gũi với trẻ. Trẻ mới đi học xa bố mẹ, đến lớp một môi 
trường mới, cô mới, bạn mới tất cả đều lạ lẫm với trẻ nên trẻ sẽ có cảm giác lo 
sợ và quấy khóc vì vậy khi trẻ đến lớp khóc thì các cô ôm trẻ vỗ về dỗ dành trẻ, 
cho trẻ chơi các đồ chơi trẻ thích để trẻ nín và không khóc nữa. Trẻ em rất nhanh 
quen nên nếu nhận được sự vỗ về yêu thương từ các cô và các bạn sẽ sẽ yên tâm 
không khóc và sẽ nhanh chóng quen với môi trường mới sẽ cảm thấy yêu các cô, 
yêu các bạn và thích đến trường , đến lớp mỗi ngày.
 Bên cạnh đó tôi cũng trò chuyện cùng trẻ như: Các con đi học phải 
ngoan,các cô và các bạn rất yêu các con. Các con phải ngoan để bố mẹ yên tâm 
đi làm, chiều bố mẹ đón sớm con nhé! 
 Tôi cũng trao đổi với phụ huynh học sinh về tình hình sức khỏe và học tập 
của trẻ trong ngày để thể hiện tình cảm của mình theo hướng tích cực. Mẹ trò 
chuyện cùng cô để tạo sự tin tưởng của trẻ và trẻ dễ gần gũi với cô.
 Để dạy trẻ biết quan tâm , giúp đỡ chia sẻ trước tiên tôi giúp trẻ hiểu yêu 
thương và chia sẻ giúp mang lại niềm vui cho người khác và cho chính mình từ 
đó trẻ sẽ biết yêu thương, nhường nhịn, chia sẻ với bạn trong khi chơi.
 10/29

File đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_day_tre_24_36_thang_biet_quan_tam_va_y.doc