SKKN Một số biện pháp dạy kỹ năng sống cho trẻ nhà trẻ 24-36 tháng tuổi trong Trường Mầm non xã Hữu Hòa
Trong cuộc sống hiện nay, thế hệ trẻ thường xuyên chịu tác động đan xen của những yếu tố tích cực và tiêu cực, luôn được đặt vào hoàn cảnh phải lựa chọn những giá trị, phải đương đầu với những khó khăn, thách thức, những áp lực tiêu cực. Thiếu kỹ năng sống, trẻ dễ bị lôi kéo vào các hành vi tiêu cực, lối sống ích kỉ, thực dụng, dễ bị phát triển lệch lạc về nhân cách.
Đặc biệt, lứa tuổi 24 - 36 tháng, là giai đoạn nền tảng trong quá trình phát triển của mọi cá nhân. Ở độ tuổi này, trẻ cần được giáo dục kỹ năng sống ở cả gia đình và trường mầm non. Điều này giúp trẻ an toàn, khỏe mạnh, tự lực, tự tin, giàu sáng tạo. Tuy nhiên, do đặc thù của lứa tuổi nên khả năng nhận thức của trẻ còn có nhiều hạn chế, trẻ dễ nhớ, dễ quên và hay hành động theo ý muốn. Vì vậy, dạy những kỹ năng sống cho trẻ chỉ là những bước đầu giúp trẻ có các kỹ năng như: Biết về bản thân mình, mạnh dạn tự tin, kỹ năng giao tiếp, tự phục vụ bản thân, biết hợp tác chơi với các bạn, kỹ năng thích nghi với môi trường,... Để trẻ có được những kỹ năng ở lứa tuổi này, cô giáo cần nhẹ nhàng, linh hoạt, sáng tạo, lồng ghép các hoạt động để truyền thụ các kỹ năng cho trẻ. Ngoài ra cô giáo nên trang bị cho trẻ kiến thức, giúp trẻ có ý thức và niềm tin để thay đổi. Trẻ phải được thực hành, trẻ cần được hướng dẫn, vận dụng kỹ năng vào các sinh hoạt thường ngày của trẻ. Để những kỹ năng này trở thành một thói quen tốt.
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp dạy kỹ năng sống cho trẻ nhà trẻ 24-36 tháng tuổi trong Trường Mầm non xã Hữu Hòa
MỤC LỤC NỘI DUNG TRANG MỤC LỤC 1 PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 2 PHẦN II: NHỮNG BIỆN PHÁP ĐỔI MỚI ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ I. Những nội dung lý luận có liên quan trực tiếp đến vấn đề nghiên cứu tổng kết kinh nghiệm II. Thực trạng vấn đề 1. Đặc điểm tình hình chung. 4 2. Thuận lợi 5 3. Khó khăn 5 III. Các biện pháp thực hiện 1. Xác định các loại kỹ năng sống phù hợp độ tuổi để dạy trẻ. 2. Khảo sát chất lượng đầu năm đối với trẻ. 6 3. Thiết lập ngân hàng kỹ năng sống cho trẻ 7 4. Dạy kỹ năng sống cho trẻ thông qua các hoạt động. 8 5. Sáng tác, sưu tầm những bài hát, thơ ca, hò vè và tổ chức một 8 số trò chơi giúp trẻ phát triển kỹ năng sống. 6. Ứng dụng montessori vào góc thực hành cuộc sống 15 7. Tuyên truyền với phụ huynh cách dạy trẻ kỹ năng sống trong 23 gia đình. IV. Kết quả đạt được 24 26 PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ I. Kết luận chung 28 II. Bài học kinh nghiệm 28 III. Khuyến nghị - đề xuất 29 TÀI LIỆU THAM KHẢO 30 PHỤ LỤC 31 1/15 bè..... làm thế nào để cung cấp những kỹ năng sống cho trẻ một cách có hiệu quả nhất? Chính vì vậy, tôi đã mạnh dạn chọn đề tài “Một số biện pháp dạy kỹ năng sống cho trẻ nhà trẻ 24 - 36 tháng tuổi trong trường mầm non.” * Mục đích nghiên cứu: Với đề tài trên tôi muốn giúp trẻ có những kỹ năng ban đầu về cuộc sống, có những kinh nghiệm sống, biết được những điều nên làm và không nên làm giúp trẻ tự tin, chủ động và biết cách sử lý các tình huống trong cuộc sống, khơi gợi khả năng tư duy sáng tạo của trẻ, đặt nền tảng cho trẻ trở thành người có trách nhiệm và có cuộc sống hài hòa trong tương lai. * Đối tượng nghiên cứu: Các biện pháp giúp phát triển kỹ năng sống cơ bản cho trẻ, hình thành các kỹ năng như: Tự phục vụ, giao tiếp, tự nhận thức, hợp tác. Từ đó trẻ có ý thức về bản thân, thấu cảm với người khác, suy nghĩ sáng tạo và có phán đoán và giải quyết vấn đề phù hợp với độ tuổi. * Đối tượng khảo sát, thực nghiệm: Trẻ nhà trẻ 24 – 36 tháng ở trường mầm non. * Phạm vi và kế hoạch nghiên cứu: Từ tháng 9 / 2019 đến tháng 4 / 2020. * Phương pháp nghiên cứu: - Phương pháp nghiên cứu lý luận - Phương pháp tham khảo tài liệu - Phương pháp điều tra thực trạng - Phương pháp nghiên cứu thực tiễn - Phương pháp quan sát 3/15 Từ thực tế trên khi thực hiện đề tài tôi đã gặp một số thuận lợi và khó khăn sau: 2. Thuận lợi: - Về ban giám hiệu: + Ban giám hiệu luôn quan tâm, đầu tư về cơ sở vật chất, đặc biệt, rất sát sao trong việc nâng cao kiến thức cho giáo viên: cụ thể hàng tháng chúng tôi đều tổ chức sinh hoạt chuyên môn theo khối 2 lần một tháng, trong những buổi họp này, tôi luôn cố gắng lồng ghép việc dạy kỹ năng sống cho trẻ, qua đó cùng các chị em trao đổi để việc giáo dục kỹ năng sống cho trẻ một cách nhẹ nhàng và đem lại hiệu quả cao nhất. + Ngoài ra, ban giám hiệu cũng quan tâm đầu tư, bổ xung thêm tài liệu về kỹ năng sống cho giáo viên giúp chúng tôi có nhiều điều kiện thuận lợi hơn để giáo dục kỹ năng sống cho trẻ. + Lớp rộng rãi, thoáng mát, được trang bị đầy đủ các trang thiết bị hiện đại như: Ti vi to, máy vi tính - Về giáo viên: + Giáo viên có trình độ chuyên môn vững vàng, nhiệt tình, yêu nghề, mến trẻ, đoàn kết, học hỏi có nhiều kinh nghiệm trong việc chăm sóc nuôi dạy trẻ. - Về phụ huynh: + Các bậc phụ huynh quan tâm, tin tưởng cô, nhiệt tình trao đổi, phối hợp với giáo viên trong việc chăm sóc giáo dục trẻ. Khi thực hiện đề tài dạy kỹ năng sống cho trẻ, tôi nhận được sự ủng hộ, giúp đỡ của phụ huynh cũng như của Ban giám hiệu, cùng các chị em đồng nghiệp. 3. Khó khăn: - Về giáo viên: Giáo viên còn nhiều hạn chế về phương pháp tổ chức rèn kỹ năng sống cho trẻ. - Về phía trẻ: + Đa số trẻ lần đầu đến lớp nên còn nhiều bỡ ngỡ, cần có thời gian để làm quen với chế độ sinh hoạt của nhà trẻ. + Nhiều trẻ còn nhút nhát, khả năng phát âm của trẻ còn hạn chế, một số trẻ sức khỏe yếu, hay nghỉ học, thời gian chăm sóc trẻ nhiều. + Ở nhiều gia đình trẻ được nuông chiều, cung phụng khiến cho trẻ không có kỹ năng tự phục vụ. - Về phụ huynh: + Đa số trẻ là con gia đình nông thôn, điều kiện gia đình còn khó khăn nên dù rất quan tâm đến con nhưng thời gian giành cho con còn hạn chế. Từ những thuận lợi và khó khăn trên tôi đã mạnh dạn đưa ra một số biện pháp như sau: 5/15 - Trẻ mạnh dạn tự tin khi giao tiếp với mọi người. Tự nhận - Trẻ tò mò ham hiểu biết, thích khám phá thế giới xung quanh. thức - Trẻ nhận biết được tên, tuổi của mình, người thân và địa chỉ gia đình, biết được tên trường, tên lớp và tên cô giáo, biết được tên những người xung quanh khi được hỏi đến. Hợp tác - Trẻ biết kết hợp với bạn khi chơi. - Trẻ biết đoàn kết với bạn. - Trẻ có thái độ cư sử đúng mực với bạn và mọi người xung quanh. Kết quả: Biện pháp trên tôi đã xác định được một số kỹ năng sống cơ bản, cần thiết và quan trọng với trẻ, vì vậy thông qua việc xác định được những kỹ năng sống cơ bản cần cung cấp cho trẻ trên, đã giúp tôi thuận tiện trong quá trình dạy các kỹ năng sống cho trẻ, giúp trẻ phát triển toàn diện về năm mặt: Đức, trí, thể, mỹ, lao động. 2. Khảo sát chất lượng đầu năm đối với trẻ. Sau khi xác định được các kỹ năng sống cơ bản, cần thiết và quan trọng cần cung cấp cho trẻ tôi đã tiến hành khảo sát chất lượng đầu năm để nắm được tình hình của trẻ và có kế hoạch dạy trẻ cho phù hợp. BẢNG KHẢO SÁT TỈ LỆ TRẺ ĐẦU NĂM Số trẻ đầu năm: 46 trẻ Nội dung Số trẻ Tỉ lệ Kỹ năng tự phục vụ 36/46 78 % Kỹ năng giao tiếp 38/46 82 % Kỹ năng tự nhận thức 37/46 80 % Kỹ năng hợp tác 34/46 74 % Qua bảng khảo sát trên tôi thấy các kỹ năng sống cơ bản của trẻ còn khá thấp, kỹ năng tự phục vụ, kỹ năng hợp tác của trẻ còn hạn chế, kỹ năng giao tiếp của trẻ với mọi người xung quanh còn chưa linh hoạt, chưa nhanh nhẹn, khả năng tự nhận thức của trẻ chưa cao nên tôi luôn băn khoăn làm sao để tỉ lệ các kỹ năng sống đó được nâng cao lên. * Kết quả: Thông qua việc khảo sát trẻ đầu năm giúp cho tôi hiểu được sự thiếu hụt cao về kỹ năng sống của trẻ. Từ những thực tế đó tôi đã lập kế hoạch và đưa ra các hình thức, phương pháp phù hợp để dạy kỹ năng sống cho trẻ lớp tôi. 7/15 dẫn trẻ làm cùng cô sau đó cho trẻ tự làm cô quan sát, kiểm tra và sửa sai cho trẻ. Cứ như vậy tạo cho trẻ có nề nếp và thói quen lấy, cất đồ dùng, đồ chơi đúng nơi quy định. 4.2. Thông qua tác phẩm văn học. Có thể nói, đối với trẻ mầm non nói chung và trẻ nhà trẻ 24 – 36 tháng nói riêng thì những tác phẩm văn học luôn luôn có một sức hút rất lớn đối với trẻ. Chính vì vậy, trong năm học này tôi đã cố gắng lựa chọn những bài thơ, câu chuyện phù hợp lứa tuổi và đặc biệt hơn là chúng đều mang nội dung giáo dục kỹ năng sống cho trẻ. Qua đây, tôi dạy trẻ biết yêu thương ông bà, bố mẹ, biết chơi đoàn kết với bạn, giúp đỡ bạn khi bạn gặp khó khănhơn nữa còn gợi mở ở trẻ tính tò mò, ham học hỏi. Ví dụ: Cô kể chuyện “ Vườn hoa nhà bé Bi” cô đưa ra các câu hỏi gợi mở: + Nhà bé Bi có vườn gì ? + Ai đã cùng bé Bi tưới nước cho hoa ? + Vườn hoa nhà bé Bi có những loại hoa gì ? Câu chuyện giáo dục trẻ biết quan tâm, chia sẻ với mọi người bằng những việc nhỏ vừa sức của mình. Hình ảnh cô kể chuyện: “Vườn hoa nhà bé Bi ” trên máy tính. (Hình ảnh minh họa ở phần phụ lục Ngoài hoạt động học tôi còn tận dụng những khoảng thời gian khác để kể chuyện cho trẻ nghe như: Trong giờ hoạt động góc, trước khi trẻ ngủ, trong giờ chơi tự do theo nhóm...kể cho trẻ nghe các câu chuyện về tinh thần đoàn kết hợp tác với nhau, bé đi học không khóc nhè, bé là bé ngoan, bé vui đến trường, bé biết vâng lời, tình cảm yêu quý bạn bè, tình cảm gia đình, bé yêu lao động, tính trung thực như: chuyện: “Đôi bạn tốt”, “Vịt con nói dối”, “Mời bạn đến chơi nhà”, “Vì sao bé Bin nín khóc”, “Con yêu mẹ lắm”. Hình ảnh Vịt cõng Gà tránh xa Cáo ác (Rèn kỹ năng giúp đỡ bạn khi khó khăn (Để phụ lục) VD: Khi trẻ mới đi học cô có thể kể cho trẻ nghe câu truyện “Vì sao bé Bin nín khóc” để trẻ hiểu được nội dung và trẻ đi học sẽ không khóc nhè nữa. Hình ảnh bé Bin không khóc nhè khi nhớ đến lời mẹ dặn.(phụ lục) VD: Khi tôi kể cho trẻ nghe câu chuyện “Vịt con nói dối” thông qua nội dung truyện trẻ biết được trong cuộc sống trẻ không nên nói dối, phải thật thà từ đó giáo dục kỹ năng sống như tính trung thực cho trẻ trong cuộc sống hàng ngày. 4.3. Thông qua giờ ăn, giờ ngủ. Hoạt động ăn và ngủ ở trường mầm non chiếm một khoảng thời gian tương đối lớn, đặc biệt là với trẻ nhà trẻ 24 – 36 tháng tuổi. Thường thì mọi người cho 9/15
File đính kèm:
- skkn_mot_so_bien_phap_day_ky_nang_song_cho_tre_nha_tre_24_36.docx