SKKN Một số biện pháp dạy kỹ năng sống cho trẻ 24-36 tháng ở Trường Mầm non xã Yên Mỹ
Trẻ em là giai đoạn học, tiếp thu, lĩnh hội những giá trị sống để phát triển nhân cách do đó cần giáo dục Kỹ năng sống cho trẻ để trẻ có nhận thức đúng và có hành vi ứng xử phù hợp ngay từ khi còn nhỏ. Với khả năng tiếp thu, nhận thức của trẻ mầm non còn kém trẻ dễ nhớ mau quên đặc biệt là lứa tuổi trẻ nhà trẻ 24 - 36 tháng tuổi. Để bước đầu trang bị những hành trang, kiến thức về cuộc sống, những kỹ năng sống sao cho phù hợp với nhân cách con người, với cuộc sống thế giới xung quanh cho trẻ thì cô giáo chính là người giữ vai trò và nhiệm vụ quan trọng cũng như bước đầu giúp trẻ có kỹ năng như: Tự nhận thức, tự phục vụ, biết đoàn kết với bạn bè,... để làm sao lồng ghép, truyền dạy những kỹ năng sống cho trẻ một cách có hiệu quả nhất. Chính vì vậy, tôi đã mạnh dạn chọn đề tài " Một số biện pháp dạy kỹ năng sống cho trẻ nhà trẻ 24 - 36 tháng tuổi ở trường mầm non” để giúp trẻ có những kỹ năng ban đầu về cuộc sống, có những kinh nghiệm sống, sao cho phù hợp với cuộc sống đang biến đổi không ngừng. để nghiên cứu và tìm ra biện pháp nhằm giáo dục trẻ tốt hơn, phát triển nhân cách con người ở lứa tuổi mầm non.
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp dạy kỹ năng sống cho trẻ 24-36 tháng ở Trường Mầm non xã Yên Mỹ", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp dạy kỹ năng sống cho trẻ 24-36 tháng ở Trường Mầm non xã Yên Mỹ
I: ĐẶT VẤN ĐỀ Ngành học mầm non giữ vai trò quan trọng bởi nó là bậc học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân, là bậc học đặt nền móng cho các bậc học sau. Vì vậy các em phải được chăm sóc, phải được giáo dục khi trẻ còn ở lứa tuổi nhà trẻ mẫu giáo. Ngay từ lứa tuổi này, các em phải được giáo dục tiếp thu kiến thức một cách tốt nhất được trang bị đầy đủ những tri thức của chủ nhân tương lai đất nước. Trong thời gian gần đây vấn đề dạy kỹ năng sống cho trẻ được rất nhiều các bậc phụ huynh quan tâm. Nhằm đáp ứng về kỹ năng sống cho trẻ, nhiều trung tâm dạy kỹ năng sống cho trẻ cũng lần lượt ra đời. Tuy nhiên dạy kỹ năng sống cho trẻ như thế nào lại là vấn đề cần đặt ra những câu hỏi. Có thể từ kỹ năng sống còn rất mới mẻ nên chúng ta còn quan trọng hóa vấn đề mà không để ý rằng ở nhà, ở trường lớp trẻ vẫn được rèn luyện " Kỹ năng sống" cơ bản những kỹ năng sống rất quan trọng ảnh hưởng tới quá trình hình thành nhân cách cho trẻ. Trong những năm gần đây, ngành học mầm non đã triển khai xây dựng lồng ghép chuyên đề “Giáo dục kỹ năng sống” vào chương trình chăm sóc giáo dục trẻ mầm non. Giáo dục kỹ năng sống là giáo dục cách sống tích cực, xây dựng những hành vi lành mạnh và thay đổi những hành vi, thói quen tiêu cực giúp trẻ có được những nhận thức, kiến thức, hành vi, thái độ và kỹ năng thích hợp. Là giáo viên đứng lớp, tôi luôn băn khoăn, suy nghĩ làm thế nào để giáo dục, uốn nắn cho trẻ những hành vi đúng, cách cư xử lịch sự, văn minh. Vì thực tế qua công tác, tôi thấy được một số khó khăn trong việc giáo dục kỹ năng sống cho trẻ: Ở lứa tuổi mầm non, trẻ còn thực hiện theo ý thích, chưa tự ý thức được hành động, hành vi của mình, chưa có nề nếp thói quen tốt trong sinh hoạt. Trẻ chưa nhận biết và thể hiên được một số trạng thái cảm xúc của bản thân và những người xung quanh để trẻ có những hành động đúng. Về phía các bậc cha mẹ trẻ, còn số đông các gia đình còn chiều chuộng, cung phụng con cái khiến trẻ không có kỹ năng tự phục vụ, chưa có nề nếp trong sinh hoạt hàng ngày. Cha mẹ không chú ý đến con mình ăn uống như thế nào, trẻ có biết sử dụng những đồ dùng, vật dụng trong ăn uống hay không? Và vì sao chúng ta cần những đồ dùng, vật dụng đó? Những đồ dùng đó để làm gì?. Một số cha mẹ thì quan tâm đến con cái nhựng chưa chú ý dạy con cách cư xử, nhiều lúc vô tình còn hùa theo cái sai của con cái. Tôi nhận ra rằng, tất cả những kỹ năng đó phải bắt đầu từ việc chúng ta muốn trẻ con lớn lên trở thành những người lao động như thế nào, bản thân chúng ta cần gì, thiếu gì, dựa vào cái gì để thành công thì hãy dạy cho con cái chúng ta những điều y như thế. Việc xây dưng kỹ năng sống cho trẻ không gì 1/19 + Phương pháp thực hành. + Phương pháp tuyên truyền * Phạm vi và kế hoạch nghiên cứu: - Trẻ nhà trẻ 24 – 36 tháng ở trường mầm non. Năm học 2018 - 2019. - Thời gian 7 tháng (Bắt đầu từ tháng 9/2018 đến tháng 3/2019) 3/19 Ngày xưa trong giáo dục truyền thông, trẻ chỉ việc nghe lời cha mẹ. Những gì học ở gia đình và xã hội lại giống nhau. Một hành vi sai trái thường bị xã hội đồng loạt lên án, nên ít ai dám hành động tiêu cực. Ngày nay thì khác, những gì học trong gia đình và tác động của xã hội rất khác nhau qua bạn bè, truyền thông đại chúng, phim ảnh trong nhiều trường hợp, trẻ phải tự ứng phó một mình. Có khi cha mẹ có đó, nhưng theo không kịp những biến động xã hội ngày càng dồn dập. Với sự bùng nổ thông tin, trẻ tiếp cận với đủ thứ loại tác động, tốt có, xấu có. Một số không nhỏ phải rời bỏ gia đình, hoặc phải bươn chải kiếm sống, thậm chí gánh vác trách nhiệm của người lớn. Do ngày càng có nhiều việc phải quyết định một mình nên trẻ không chỉ cần được biết thế nào là điều hay lẽ phải mà còn phải có khả năng hành động theo nhận thức. Trước tình hình này, các nhà giáo dục thế giới đã cùng tìm cách giáo dục đề tạo cho trẻ năng lực tâm lý xã hội, nhằm ứng phó với những yêu cầu và thách thức của cuộc sống hàng ngày. Đó là Giáo dục kỹ năng sống nhằm giúp trẻ biến nhận thức thành hành động, nghĩa là trẻ không chỉ hiểu biết mà còn phải làm được điều mình hiểu. Cách dạy cũ theo kiểm rao giảng suông, dạy vẹt học vẹt không đạt được sự thay đổi hành vi này. Trong cách giáo dục mới, trẻ được giúp đỡ để biết mình là ai, mình muốn gì, có mục đích gì trong cuộc sống, biết dung hòa giữa cái tôi và cái chúng ta và có những chọn lựa và quyết định đúng trước những biến cố do cuộc sống đưa đến. Để có năng lực tâm lý xã hội này, trẻ được dạy các kỹ năng như: ý thức về bản thân, thấu cảm với người khác, suy nghĩ sáng tạo và có phán đoán, truyền thông và giao tiếp có hiệu quả, giải quyết vấn đề. Phương pháp giáo dục là đặt trẻ trước những tình huống khó giải quyết để trẻ giải quyết theo nhóm thông qua thảo luận, trò chơi, sắm vai, vẽ tranh hay hành động cụ thể. Qua đó, trẻ học bằng hành động và tự quyết định với sự góp ý của nhóm bạn. Tác động của nhóm bạn rất mạnh mẽ theo hướng tích cực hay tiêu cực. Nếu sức ép của nhóm bạn xấu có thể khiến trẻ chấp nhận làm chuyện sai trái, thì giáo dục viên cũng có thể biến sức ép này thành tích cực để giúp cá nhân có những quyết định lành mạnh. Tuy nhiên, Giáo dục kỹ năng sống không dễ chút nào, vì nó nằm ngoài cách suy nghĩ và thói quen của ta từ trước đến nay. Việc đầu tiên là tin vào khả năng của trẻ để suy nghĩ và có hành động đúng. Người lớn không nên áp đặt ý kiến của mình mà cần khơi dậy tiềm năng trẻ, hỗ trợ sự phát triển tiềm năng này bằng thái độ thông cảm và tôn trọng. Lòng tự tin của trẻ sẽ lớn rất nhanh nếu người lớn nhìn chúng bằng con mắt mới và sáng tạo, đồng thời với thái độ kiên nhẫn. 5/19 Gi¸o viªn n¾m ®îc ®Þnh híng ch¬ng tr×nh thÝ ®iÓm gi¸o dôc mÇm non míi. Lµ mét gi¸o viªn trÎ cã tr×nh ®é chuyªn m«n v÷ng vµng, tr×nh ®é tin häc, nhiÖt t×nh trong c«ng viÖc, hÕt lßng th¬ng yªu trÎ, có tinh thần trách nhiệm cao trong việc chăm sóc giáo dục trẻ, hiểu tâm sinh lý của trẻ lứa tuổi mầm non . Lớp được các bậc phụ huynh quan tâm, tin tưởng gửi con. Phụ huynh luôn cố gắng kết hợp với giáo viên trong việc giáo dục trẻ. Khi lồng ghép để truyền dạy về kỹ năng sống cho trẻ, tôi nhận được sự ủng hộ, giúp đỡ của phụ huynh cũng như của Ban Giám Hiệu, cùng các chị em trong trường lớp. 2.3. Khó khăn: Trẻ từ 24 - 36 tháng, trẻ còn nhỏ, khả năng nói phát âm của trẻ còn kém, thời gian chăm sóc trẻ nhiều Một số phụ huyenh chưa thực sự quan tâm đến con, phụ huynh chỉ biết phối hợp với cô giáo về chương trình học của con và chăm sóc cho con thế nào cho tốt chứ phụ huynh chưa biết đến dạy trẻ kỹ năng sống cho trẻ ngay từ bé. Ở nhiều gia đình trẻ được nuông chiều, cung phụng con khiến cho trẻ không có kỹ năng tự phục vụ. Việc truyền dạy "kỹ năng sống" cho trẻ nhà trẻ từ 24 - 36 tháng còn mới mẻ và khó khăn với giáo viên, chưa hiểu nhiều kỹ năng sống cơ bản. Xuất phát từ những thuận lợi và khó khăn trên, tôi đã nghiên cứu và đã sử dụng một số biện pháp sau: 3. Các biện pháp đã tiến hành: 3.1.Biện pháp 1: Xác định kỹ năng sống phù hợp để dạy trẻ. Là một giáo viên mầm non, hàng ngày trực tiếp chăm sóc giáo dục trẻ. Ngoài việc cung cấp dạy kiến thức cho các con ở các môm học, các hoạt động trong ngày, các cô còn giúp trẻ hình thành nhân cách, các ứng sử với con người, với thiên nhiên. Đặc biệt là những cô giáo lớp nhà trẻ từ 24 - 36 tháng sẽ giúp trẻ những kiến thức ban đầu về kỹ năng sống, giúp trẻ phát triển hài hòa cân đối giữa các mặt để khi lớn tuổi hơn trẻ không bỡ ngỡ, xa lạ trước những cuộc sống khác lạ xung quanh. Trẻ sẽ học tốt nhất khi có được một cách tiếp cận cân bằng về các mặt , các kỹ năng nhận thức, tình cảm quan hệ xã hội, các hành vi ứng sử cơ bản với bạn bè, cô giáo, thì trẻ sẽ nhanh chóng sẵn sàng và có khả năng vào việc tập trung tiếp thu các kiến thức ở từng môn học một cách tốt nhất. Qua việc dạy trẻ các kỹ năng sống, các quá trình tâm lý của trẻ cũng như phát triển hơn như: trí nhớ, ngôn ngữ, tư duy..., sẽ giúp trẻ tiếp thu kiến thức từ các môn học sẽ tốt hơn và khả năng ghi nhớ của trẻ sẽ nhanh hơn 7/19
File đính kèm:
- skkn_mot_so_bien_phap_day_ky_nang_song_cho_tre_24_36_thang_o.doc