SKKN Một số biện pháp dạy kĩ năng ca hát cho trẻ 24-36 tháng tuổi tại Trường Mầm non Hoa Thủy
Đến với âm nhạc sẽ giúp trẻ phát triển trí nhớ, óc tưởng tượng, sáng tạo, tạo được hưng phấn vui vẽ. Là một giáo viên mầm non, rất tâm huyết với nghề dạy trẻ. Tôi nhận thấy trẻ em bây giờ rất thông minh và lanh lợi. Tôi luôn mong muốn truyền đạt thật nhiều kiến thức cho trẻ, giúp trẻ phát triển hết những khả năng vốn có. Chính vì điều đó tôi đã luôn trăn trở, tìm tòi và sáng tạo, để tìm ra những cách thức hay, những phương pháp tốt nhất cho bài giảng của mình. Trong tất cả các môn học của trẻ tôi đặc biệt yêu thích bộ môn âm nhạc, có lẽ vì bản thân âm nhạc đã mang nhiều thế mạnh.
Với trách nhiệm lớn lao của một giáo viên chủ nhiệm lớp nhà trẻ 24- 36 tháng, tôi phải nắm chắc đặc điểm tâm sinh lý của trẻ trong lớp. Từ đó tôi đưa ra phương pháp giáo dục phù hợp nhằm khắc sâu kiến thức cơ bản giúp trẻ hứng thú tham gia hoạt động một cách tự nhiên. Thực sự tiết học luôn lấy trẻ làm trung tâm lúc đó trẻ mới không nhàm chán. Do đó tôi luôn suy nghĩ làm thế nào để nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ ở lớp tôi được tốt. Đây là khâu quan trọng mà tôi đặt ra để nỗ lực phấn đấu..Chính vì vậy mà tôi chọn đề tài: “ Một số biện pháp dạy kỹ năng ca hát cho trẻ nhà trẻ 24-36 tháng tuổi ”.
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp dạy kĩ năng ca hát cho trẻ 24-36 tháng tuổi tại Trường Mầm non Hoa Thủy
TÊN ĐỀ TÀI :“MỘT SỐ BIỆN PHÁP DẠY KĨ NĂNG CA HÁT CHO TRẺ 24 - 36 THÁNG TUỔI” 1. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài : Như chúng ta đã biết âm nhạc là món ăn tinh thần không thể thiếu được đối với con người nói chung và trẻ em nói riêng ngay từ khi trẻ cất tiếng khóc chào đời tâm hồn trẻ được xoa dịu bằng lời ru à ơi ngọt ngào của bà, của bố, của mẹ những câu hát du dương dịu êm đã đứa bé vào giấc ngũ, những giấc mơ đẹp.Khi đến trường các bé được cô giáo dỗ dành, yêu thương bằng những câu hát ru du dương, sâu lắng đậm đà tính giáo dục. Những câu hát đó thấm sâu vào tâm hồn trẻ, nuôi dưỡng tâm hồn trẻ cảm nhận về tình yêu quê hương, đất nước, biết kính trên, chia sẽ tình cảm giúp đỡ bạn bè thông qua đó trẻ biết ngoan ngoãn, vâng lời. Chính vì thế âm nhạc được coi là một phương tiện giáo dục toàn diện nhân cách cho trẻ . Ca hát là một trong những nội dung của giáo dục âm nhạc, nó là loại hình nghệ thuật có giá trị biểu cảm cao, vì nó tác dụng đến người nghe về cả âm nhạc và lời ca, nó phản ánh cuộc sống sinh hoạt, tâm tư tình cảm của con người và nó gần gũi với con người được đông đảo công chúng yêu thích. Trong trường Mầm non, ca hát là một hoạt động được thực hiện thường xuyên liên tục và được lồng ghép các hoạt động của trẻ nó là cầu nối giữa hoạt động này với hoạt động khác và nó luôn luôn tạo nguồn cảm hứng mạnh mẽ nhất để lôi cuốn trẻ tập tham gia vào các hoạt động. Đến với âm nhạc sẽ giúp trẻ phát triển trí nhớ, óc tưởng tượng, sáng tạo, tạo được hưng phấn vui vẽ. Là một giáo viên mầm non, rất tâm huyết với nghề dạy trẻ. Tôi nhận thấy trẻ em bây giờ rất thông minh và lanh lợi. Tôi luôn mong muốn truyền đạt thật nhiều kiến thức cho trẻ, giúp trẻ phát triển hết những khả năng vốn có. Chính vì điều đó tôi đã luôn trăn trở, tìm tòi và sáng tạo, để tìm ra những cách thức hay, những phương pháp tốt nhất cho bài giảng của mình. Trong tất cả các môn học của trẻ tôi đặc biệt yêu thích bộ môn âm nhạc, có lẽ vì bản thân âm nhạc đã mang nhiều thế mạnh. Với trách nhiệm lớn lao của một giáo viên chủ nhiệm lớp nhà trẻ 24- 36 tháng, tôi phải nắm chắc đặc điểm tâm sinh lý của trẻ trong lớp. Từ đó tôi đưa ra phương pháp giáo dục phù hợp nhằm khắc sâu kiến thức cơ bản giúp trẻ hứng thú tham gia hoạt động một cách tự nhiên. Thực sự tiết học luôn lấy trẻ làm trung tâm lúc đó trẻ mới không nhàm chán. Do đó tôi luôn suy nghĩ làm thế nào để nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ ở lớp tôi được tốt. Đây là khâu quan trọng mà tôi đặt ra để nỗ lực phấn đấu.. Chính vì vậy mà tôi chọn đề tài: “ Một số biện pháp dạy kỹ năng ca hát cho trẻ nhà trẻ 24-36 tháng tuổi ”. 1.2 . Điểm mới của đề tài Nhằm đề xuất một số biện pháp rèn kỹ năng ca hát cho trẻ nhà trẻ 24 – 36 tháng tuổi. Nhằm giúp trẻ cảm nhận âm nhạc một cách tự nhiên, hát đúng nhạc, đúng lời và đặc biệt là rèn khả năng ca hát của trẻ từ đó giúp trẻ có tâm hồn vui tươi trong sáng yêu cái đẹp, yêu thiên nhiên và yêu cuộc sống. 1. 3. Phạm vi áp dụng đề tài. 2 bài hát sắp học vào các thời điểm đón, trả trẻ, hoạt động ngoài trời, hoạt động góc, sinh hoạt chiều , mọi lúc, mọi nơi và các giờ học khác. Để tổ chức tốt giờ hoạt động âm nhạc dạy kỹ năng ca hát đòi hỏi mỗi một giáo viên chuẩn bị giáo án, xác định từ mục tiêu bài dạy, nội dung trọng tâm của bài, phải truyền đạt kiến thức cho các trẻ ra sao? Chính vì thế tôi phải biết kiên trì, cần mẫn học thuộc giáo án, chuẩn bị đồ dùng chu đáo cho tiết âm nhạc như: Mũ âm nhạc, trang phục của cụ và trẻ, luyện đàn, giọng hát nhằm tạo hứng thú, thu hút và lôi cuốn trẻ vào hoạt động học để giúp trẻ cảm thụ âm nhạc một cách chính xác. 2.2.2 Dạy kỹ năng ca hát trong giờ học âm nhạc: Sau khi đã chuẩn bị, tôi tiến hành nghiên cứu phương pháp dạy kỹ năng ca hát cho trẻ, tôi luôn có ý thức tự học hỏi, tự rèn luyện. Lên lớp nhẹ nhàng, phương pháp sử dụng giáo cụ trực quan sinh động, linh hoạt, cách trò chuyện vào bài ngắn gọn để áp dụng giáo cụ trực quan của mình tốt hơn . Muốn giờ dạy kỹ năng ca hát cho trẻ đạt kết quả cao đòi hỏi cô giáo phải hát đúng nhạc, cô sử dụng đàn, nhạc cụ để trẻ được làm quen với nhạc, cô hát càng hay càng thu hút trẻ vào giờ học. Khi hát cô thể hiện tình cảm sâu sắc bài hát, cô giới thiệu dẫn dắt hay có nội dung để trẻ hát cùng cô cả bài .Cô chuẩn bị thêm nhạc cụ cho trẻ . 2.2.3 Dạy trẻ ca hát thông qua các thời điểm hoạt động trong ngày và các giờ hoạt động khác Trong thực tế dạy ca hát cho trẻ độ tuổi nhà trẻ 24 - 36 tháng tuổi cho ta thấy năng lực tiếp thu thẩm mỹ về âm nhạc của trẻ không thể tự nó mà phát triển được, mà phải trải qua một quá trình: Học mà chơi - chơi mà học và ở mọi lúc mọi nơi. Chính vì thế, ở mọi lúc mọi nơi chúng ta cần cho trẻ làm quen với hoạt động ca hát với nhiều hình thức khác nhau như giáo viên cho trẻ tập hát theo cô từng câu, từng chữ khó, hát theo cô... + Giờ đón trẻ : Thông qua giờ đón trẻ là lúc cần tạo không khí vui vẻ, lôi cuốn trẻ đến lớp, đến trường vì trẻ ở độ tuổi nhà trẻ chưa ý thức được. Giai đoạn này trẻ tạm thời rời xa những tình cảm âu yếm mà bố mẹ dành cho để đến trường, lúc này âm nhạc góp phần tác động rất lớn. Biết rằng biện pháp này rất bình thường đối với tất cả giáo viên ở hầu hết các trường, huyện nhưng một số giáo viên chưa biết chọn những ca khúc nào cho phù hợp và tôi đã suy nghĩ, đưa ra một số bài hát rất hay lôi cuốn trẻ như: ca khúc “Lời chào buổi sáng” sáng tác Nguyễn Thị Nhung bởi vì bài hát có nhịp điệu vừa phải, sắc thái vui vẻ trong lời ca: “Con chào bố ạ ......chiều con lại về...” Rồi những bài “Nu na nu nống”của Phạm Thị Sửu. Rồi một ngày mới lại bắt đầu sôi động với âm thanh và màu sắc thiên nhiên qua bài “Vui đến trường” của Hồ Bắc. Ngoài ra, để tạo cho trẻ nề nếp trước khi vào lớp phải lễ phép, tự tin qua bài “Mẹ yêu không nào”- Nhạc và lời: Lê Xuân Thọ nhắc nhở cháu phải chào bố mẹ... + Giờ thể dục sáng: Khi tiếng nhạc vang lên trẻ ra tập thể dục ngoài sân trường, tôi luôn rèn cho trẻ cách dàn hàng, dồn hàng và tập các động tác theo nhịp, lời bài hát để giúp trẻ hát đúng giai điệu, thuộc lời bài hát. VD: Tập theo nhịp bài hát “ Trường chúng cháu là trường Mầm non”. Hoặc bài hát “ Đu quay”; “ Ồ sao bé không lắc”. 4 bài hát đó . Thông qua đó tôi giáo dục trẻ biết yêu thương kính trọng mẹ và cô giáo của mình . Tuy nhiên lựa chọn đề tài ứng dụng được công nghệ thông tin vào trong bài giảng cũng phải theo một số những tiêu chí nhất định để tránh việc lựa chọn đề tài không phù hợp và họat động không mang lại hiệu quả . 2.2.5 Bồi dưỡng trẻ năng khiếu, rèn trẻ yếu khi tham gia hoạt động âm nhạc Xuất phát từ tầm quan trọng của vấn đề đổi mới giáo dục mầm non hiện nay đòi giáo viên cần chú trọng “Lấy trẻ làm trung tâm” tạo mọi điều kiện cho trẻ được trải nghiệm, tìm tòi, khám phá, tham gia hoạt động dưới nhiều hình thức đa dạng nhằm rèn luyện cho trẻ mạnh dạn, tự tin khi tham gia các hoạt động. Trong những dịp lễ hội, các hoạt động âm nhạc trước đây của nhà trường, của lớp thường thì chỉ có những trẻ tham gia hoạt động biểu diễn trên sân khấu, những trẻ mạnh dạn, trẻ có năng khiếu mới phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo của mình còn đại đa số trẻ chưa chủ động, chưa tập trung chú ý vào các hoạt động âm nhạc, các hoạt động lễ hội. Chính vì vậy đòi hỏi mỗi một giáo viên phải nắm bắt được tâm lý của từng đối tượng trẻ, nắm bắt năng khiếu, sở thích của mỗi trẻ... trên cơ sở đó để có kế hoạch bồi dưỡng, rèn luyện, động viên khích lệ, giao nhiệm vụ để trẻ tham gia vào các hoạt động tập thể của trường, của lớp. Chính vì vậy tôi đã chú trọng bồi dưỡng, rèn luyện kỹ năng cho trẻ với nhiều hình thức. Thứ nhất, bồi dưỡng kỷ năng cho trẻ thông qua các hoạt động hàng ngày. Giáo viên tổ chức các hoạt động ca hát, bổ sung thêm các bài hát ngoài chương trình học, các bài hát nói về chủ để của Lễ hội. Dạy trẻ hát đúng lời, đúng giai điệu, thể hiện tình cảm, điệu bộ cử chỉ phù hợp với từng nội dung bài hát, tập cho trẻ thói quen nghe nhạc và hưởng ứng theo nhịp điệu âm nhạc... Chú trong rèn luyện và phát triển khả năng tham gia vào các hoạt động âm nhạc cho những trẻ còn hạn chế, trẻ nhút nhát để trẻ có thể tự tin mạnh dạn lên biểu diễn trước đám đông giúp trẻ thật sự phát huy tính tích cực của mình. Thứ hai, bồi dưỡng kỹ năng tham gia các hoạt động tập thể. Tổ chức cho trẻ tập luyện một số bài hát để tham gia biểu diễn, những trẻ mạnh dạn, trẻ có năng khiếu còn một số trẻ thường chỉ ngồi xem bạn biểu diễn, thụ động trong quá trình tham gia hoạt động vì vậy sẽ tạo cho trẻ uể oải, mệt mỏi, nhàm chán chính vì vậy tôi đã thường xuyên tổ chức tập luyện cho trẻ bằng các hình thức: Đồng diễn, vận động theo nhạc, nhảy erobic tập thể... khi trẻ đã có kỷ năng trong các hoạt động tập thể thì việc tổ chức hoạt động lễ hội, các hoạt động âm nhạc sẽ sôi nổi hơn. Kết quả đem lại từ việc bồi dưỡng kỷ năng tham gia hoạt động rất cao thể hiện từ việc lồng ghép các tiết mục đồng diễn tập thể xen kẻ các tiết mục cá nhân, nhóm làm thay đổi tâm thế, tạo hứng khởi cho trẻ vì vậy các hoạt động lễ hội, các hoạt động âm nhạc hiện nay của nhà trường, của lớp được tổ chức rất thành công. 2.2.6 Phối kết hợp với phụ huynh: Gia đình chính là trường học đầu tiên của trẻ nên việc phối hợp giữa gia đình và nhà trường là rất cần thiết. Cô luôn trao đổi gặp gỡ với phụ huynh thông qua hoạt động đón trả trẻ để phụ huynh nắm tình hình học tập của trẻ, trao đổi về chủ điểm, những bài hát trẻ đang học, hướng dẫn phụ huynh khuyến khích trẻ hát, múa cho mọi người trong gia đình xem. Bên cạnh đó khuyến khích phụ huynh đưa trẻ đi xem văn nghệ quần chúng, các ngày lễ hội, xem chương trình bông hoa nhỏ, các 6
File đính kèm:
- skkn_mot_so_bien_phap_day_ki_nang_ca_hat_cho_tre_24_36_thang.doc