SKKN Một số biện pháp chăm sóc, giáo dục vệ cho trẻ 24-36 tháng tuổi tại Trường Mầm non Thái Hòa
Như chúng ta đã biết, xã hội ngày càng phát triển với tốc độ không ngừng, cuộc sống con người cũng không ngừng được nâng cao. Các xí nghiệp mọc lên nhanh chóng và hoạt động không mệt mỏi, đi đôi với sự phát triển ấy thì cũng kéo theo vô vàn thách thức: không khí ô nhiễm, nguồn nước ô nhiễm, dịch bệnh gia tăng nhất là đại dịch COVID 19 đã và đang diễn ra trên toàn thế giới cướp đi sinh mạng của biết bao nhiêu con người.
Sức khỏe là vốn quý nhất của con người. Ngoài yếu tố di truyền, chăm sóc sức khỏe chế độ dinh dưỡng hợp lý thì phần lớn sức khỏe phụ thuộc vào yếu tố chăm sóc vệ sinh. Vì vậy việc thực hiện tốt công tác vệ sinh cho trẻ là một việc làm thiết thực nhằm giúp trẻ khỏe mạnh, có thói quen vệ sinh và phòng tránh bệnh tật một cách tốt hơn. Giúp cho trẻ có ý thức thói quen giữ gìn vệ sinh cá nhân sạch sẽ hàng ngày. Nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục vệ sinh cho trẻ khỏe mạnh.
Hình thành cho trẻ những thói quen về vệ sinh và kỹ năng thực hiện vệ sinh góp phần vào sự phát triển và hoàn thiện nhân cách con người của trẻ. Nhằm tuyên truyền đến phụ huynh, cộng đồng xã hội cùng chung tay thực hiện vệ sinh và giáo dục vệ sinh cho trẻ, tạo một xã hội loài người khỏe mạnh, môi trường sống xanh, sạch, không khí trong lành mát mẻ, đây cũng là việc làm để tôi thực hiện tốt nhiệm vụ chăm sóc giáo dục vệ sinh cho trẻ.
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp chăm sóc, giáo dục vệ cho trẻ 24-36 tháng tuổi tại Trường Mầm non Thái Hòa
A/ ĐẶT VẤN ĐỀ Tên đề tài “Một số biện pháp chăm sóc, giáo dục vệ cho trẻ Nhà trẻ (24 – 36 tháng tuổi) I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Câu nói “ Sức khỏe là vàng” mà ông cha ta xưa nay vẫn nói cho đến bây giờ câu nói đó vẫn luôn luôn đúng trong bất cứ hoàn cảnh nào, môi trường nào. Nhất là trong công tác chăm sóc giáo dục toàn diện cho trẻ mẫu giáo. Trẻ em phát triển tốt nhờ vào rất nhiều yếu tố nhưng quan trọng nhất là yếu tố vệ sinh phòng bệnh. Vì trẻ em nói chung và trẻ mầm non nói riêng, nhất là trẻ lứa tuổi nhà trẻ là lứa tuổi dễ mắc bệnh nhất vì cơ thể trẻ trong giai đoạn này sức đề kháng còn yếu. Trẻ được giữ gìn vệ sinh tốt, sức đề kháng cao trẻ sẽ khẻo mạnh. Trong những năm gần đây, có rất nhiều dịch bệnh xảy ra như: Bệnh thuỷ đậu, sởi, sốt phát ban, sốt xuất huyết, Tay – Chân – Miệng Đặc biệt là dịch bệnh Covid -19 đang bùng phát trên khắp thế giới, và đã lây lan trên một số tỉnh thành phố lớn của nước ta rất nguy hiểm... Điều này là một nỗi lo, băn khoăn của tất cả mọi người. Trong công tác chăm sóc và giáo dục vệ sinh cho trẻ mầm non nói chung và trẻ nhà trẻ nói riêng là một việc rất quan trọng, nhưng điều quan trọng hơn là việc rèn luyện những thói quen vệ sinh và hành vi văn minh cho trẻ mầm non là nhiệm vụ rất cần thiết. Giúp cho cơ thể trẻ phát triển tốt, chống đỡ được các bệnh tật, tránh được những dị tật thích nghi được với điều kiện sống, hình thành những thói quen cơ bản để giúp trẻ có nhiều nề nếp, thói quen tốt trong giữ gìn vệ sinh. Đặc biệt với lứa tuổi nhà trẻ, việc chăm sóc giáo dục vệ sinh phụ thuộc rất lớn vào giáo viên. Thời gian trẻ ở trên lớp chiếm phần lớn trong ngày. Quan hệ giữa cô và các con là quan hệ mẹ con gần gũi nhau trong từng biểu hiện, từ lời nói đến hành động. Phát huy đặc trưng trong các hoạt động học chúng ta phải thể hiện hết chức năng chăm sóc và giáo dục, hai chức năng này song song hòa quyện với nhau, trong chăm sóc có lồng ghép giáo dục. Là giáo viên trực tiếp giảng dạy các con, chăm lo cho các con từng bữa ăn giấc ngủ đòi hỏi bản thân cần phải nắm bắt những yêu cầu cụ thể để có kế hoạch thực hiện và hướng dẫn rèn luyện thói quen vệ sinh cho các con một cách nhẹ nhàng và khéo léo. Nhận thức được tầm quan trọng của việc chăm sóc và rèn luyện thói quen vệ sinh cho trẻ, nên nhiều năm nay tôi đã quan sát nghiên cứu để tìm ra những biện pháp phù hợp nhất đối với trẻ. Là giáo viên dạy lớp Nhà trẻ nhiều năm ở trường, có một thực tế làm tôi luôn trăn trở đó là: phải làm sao để thực hiện tốt công tác vệ sinh cho trẻ và rèn trẻ một số thói quen vệ sinh cá nhân. Bản thân tôi cho rằng vấn đề vệ sinh hiện nay đang rất quan trọng ở tất cả các cơ quan, các doanh nghiệp, các trường học nhất là bậc học mầm non. Vấn đề vệ sinh là nhiệm vụ quan trọng trong nhiệm vụ chăm sóc giáo dục trẻ. Nhưng các bạn ạ: Vấn đề vệ sinh thì mỗi chúng ta ai cũng tham gia và thực hiện mỗi ngày, nhưng chúng ta đã thực hiện vệ sinh như thế nào? Tất cả mọi người đã cùng có ý tưởng chung hay chưa? Rồi các con trong giai đoạn được chăm sóc và giáo dục, các con đã biết và được giáo dục vệ sinh như thế nào? Các con làm B: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ I. CƠ SỞ LÝ LUẬN. Như chúng ta đã biết và công nhận rằng: Sức khoẻ là vốn quí của con người, là điều kiện không thể thiếu, để giúp cơ thể khỏe mạnh và phát triển tốt. Vì thế việc chăm sóc sức khỏe toàn diện cho trẻ là một vấn đề cấp thiết hiện nay. Có được sức khỏe tốt sẽ giúp trẻ học tập tốt. Chăm sóc sức khỏe ban đầu đạt hiệu quả tốt là mục tiêu quan trọng trong công tác giáo dục toàn diện cho trẻ trong trường học. Giai đoạn trẻ 24 -36 tháng là giai đoạn khởi điểm của việc hình thành và phát triển nhân cách trẻ, các mặt phát triển của trẻ hoà quyện vào nhau, ảnh hưởng lẫn nhau, không tách bạch. Trẻ hoàn toàn còn non nớt, nhạy cảm với tác động bên ngoài, đồng thời cũng là lúc trẻ phát triển rất nhanh về mọi mặt. trẻ rất dễ bị tổn thương về tâm lý. II. CƠ SỞ THỰC TIỄN Năm nay tôi tiếp tục được phân công dạy trẻ nhóm trẻ 24 - 36 tháng tuổi, với công việc chăm sóc giáo dục trẻ mầm non, nhiệm vụ hàng ngày của tôi là: Nuôi dưỡng và chăm sóc giáo dục trẻ nhỏ. Vấn đề chăm sóc vệ sinh và giáo dục vệ sinh cho trẻ là một trong những công tác quan trọng không thể thiếu, đây là nhiệm vụ quan trọng trong chương trình giáo dục mầm non hiện nay. Và cũng vì nhóm trẻ tôi phụ trách là nhóm trẻ nhỏ nhất trong trường, trẻ chưa qua trường lớp mà chỉ ở nhà với ông bà bố mẹ trẻ được mọi người trong gia đình chăm sóc, chiều chuộng nên chưa có một thói quen nào trong việc vệ sinh cá nhân hay các công việc tự phục vụ bản thân dù là đơn giản nhất. Nên từ khi được ban giám hiệu nhà trường phân công phụ trách nhóm trẻ này tôi đã rất băn khoăn, chăn trở làm sao để vừa chăm sóc vệ sinh trẻ vừa giáo dục cho trẻ những thói quen, những kiến thức cơ bản nhất về nề nếp, vệ sinh hàng ngày, bởi vì trẻ nhỏ, việc vệ sinh của trẻ phải được người lớn cha mẹ, cô giáo giúp đỡ, hướng dẫn và rèn luyện hàng ngày. Không những thế trẻ cần được sống hoạt động trong môi trường gia đình, trường lớp cộng đồng vệ sinh sạch sẽ thoáng mát, nhằm bảo vệ sức khỏe và sự phát triển toàn diện của trẻ, những nhận thức này kết hợp với những băn khoăn trên, tôi đã mạnh dạn đưa ra một biện pháp nhằm nâng cao công tác chăm sóc và giáo dục vệ sinh cho trẻ. III.THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ: Khi lựa chọn cho mình đề tài nghiên cứu này tôi rất lo lắng không biết các con ở độ tuổi này sẽ thực hiện được hay không bởi lứa tuổi nhà trẻ khả năng nhận thức tư duy còn thấp làm sao trong một sớm, một chiều mà nhớ hết được. Tuy nhiên với suy nghĩ là người trực tiếp chắm sóc, giảng dạy các cháu, chăm lo cho các cháu từng bữa ăn giấc ngủ đòi hỏi bản thân không những giáo dục kiến thức cho trẻ mà còn chăm sóc, giáo dục hướng dẫn để rèn luyện thói quen vệ sinh cho trẻ một cách tốt nhất, để trẻ hình thành thói quen vệ sinh tốt. Bên cạnh đó tôi còn được sự giúp đỡ động viên của Ban giám hiệu, bộ phận chuyên môn và đồng nghiệp đã khiến tôi hạ quyết tâm phải chăm sóc kết hợp giáo dục vệ sinh cá nhân cho các con một cách thường xuyên và tự giác. Trong quá trình thực hiện tôi đã gặp nhiều thuận lợi và cũng không ít những khó khăn sau: *Khó khăn: Bên cạnh những thuận lợi đó cũng có không ít những khó khăn tôi gặp phải trong quá trình chăm sóc và giáo dục vệ sinh hàng ngày cho trẻ. Đối với giáo viên: - Việc nhớ hết tên trẻ đồ dùng cá nhân của trẻ vào tháng đầu năm của giáo viên còn hạn chế. - Khi tổ chức các hoạt động chăm sóc, giáo dục vệ sinh cho trẻ còn lúng túng, chưa khoa học. Đối với trẻ: - Nhận thức của trẻ không đồng đều, cháu thì sinh đầu năm cháu thì sinh cuối năm nên cũng ảnh hưởng đến công tác chăm sóc giáo dục trẻ hàng ngày ở trường, ở lớp. - Kiến thức về giữ gìn vệ sinh của trẻ còn nghèo nàn, trẻ còn quá nhỏ nên hầu như các hoạt động vệ sinh của trẻ phụ thuộc hoàn toàn vào người lớn. Lứa tuổi nhà trẻ hoạt động ăn uống, ngủ và vệ sinh chiếm phần lớn thời gian trong ngày nên việc thực hiện chăm sóc, giáo dục vệ sinh cho trẻ cũng gặp rất nhiều khó khăn. - Trẻ chưa đến trường lớp bao giờ, đầu năm trẻ còn quấy khóc nhiều, khả năng tiếp thu kiến thức hạn chế, trẻ đi học không thường xuyên ảnh hưởng rất nhiều đến việc chăm sóc, giáo dục vệ sinh cho trẻ. - Trẻ chưa có thói quen và kỹ năng thực hành vệ sinh cá nhân. Chưa biết rửa mặt, rửa tay đúng cách và trẻ chưa có thói quen ăn, ngủ đúng giờ. Đối với phụ huynh: - Đa số phụ huynh đều làm nghề nông và một số phụ huynh lo kinh tế gia đình đi làm ăn xa, chưa hiểu biết và quan tâm đến giáo dục trẻ, thiếu sự phối hợp thường xuyên giữa giáo viên với phụ huynh và trẻ. - Một số trẻ được cha mẹ cưng chiều quá mức, muốn gì được nấy, một số trẻ sống trong môi trường không lành mạnh từ gia đình (gia đình vứt rác không đúng nơi qui định, ăn uống chưa văn minh, không thực hiện vệ sinh cá nhân thường xuyên cho trẻ tại nhà... ) Cơ sở vật chất: - Diện tích phòng học chật chội. - Khu vệ sinh tách biệt với lớp học nên khi trẻ đi vệ sinh hay công tác vệ sinh rửa tay , rửa mặt cho trẻ rất bất tiện. 2. Khảo sát thực trạng. Vào đầu năm học,tôi đã tiến hành khảo sát các cháu về các thao tác kỹ năng để nắm bắt tình hình và có kế hoạch chăm sóc giáo dục trẻ cụ thể kết quả như sau: Số trẻ lớp tôi chủ nhiệm là 20 trẻ:
File đính kèm:
- skkn_mot_so_bien_phap_cham_soc_giao_duc_ve_cho_tre_24_36_tha.docx