SKKN Kinh nghiệm phát triển vốn từ cho trẻ lứa tuổi 24-36 tháng tuổi
Để có vốn từ phát triển trước tiên ta phải bắt đầu phát triển ngôn ngữ cho rẻ ngay từ lứa tuổi mầm non vì ở lứa tuổi này phát triển vốn từ là giúp trẻ nắm được nhiều từ, hiểu được ý nghĩa của từ, biết sử dụng từ trong giao tiếp. Phát triển từ cho trẻ là quá trình hình thành giúp trẻ làm quen với các từ mới, củng cố vốn từ làm cho vốn từ phong phú tích cực hóa ngôn ngữ cho trẻ. Quá trình này liên quan chặt chẽ với giai đoạn nhận thức tiếp theo của trẻ để hình thành các biểu tượng về thế giới xung quanh.. Đặc biệt trẻ ở lứa tuổi 24- 36 tháng tuổi, giai đoạn này người ta gọi là giai đoạn tiền ngôn ngữ vì đặc điểm sinh lý ở lứa tuổi này có vùng ngôn ngữ bắt đầu hình thành và phát triển mạnh, do đó mà trẻ được tác động mạnh mẽ về ngôn ngữ từ phía môi trường xung quanh trẻ, thì vùng ngôn ngữ của trẻ có điều kiện phát triển nhanh. Nhưng trong thực tế môi trường gia đình:ông, bà., bố, mẹ…hay môi trường xã hội: cô giáo còn ít quan tâm đến việc phát triển vốn từ cho trẻ nên nhìn chung vốn từ của trẻ còn nhiều hạn chế. Ngoài ra tôi tự tìm tòi biện pháp đúc rút kinh nghiệm từ thực tế dạy trẻ ở các nội dung và chọn đề tài: “Kinh nghiệm phát triển vốn từ cho trẻ lứa tuổi 24- 36 tháng tuổi”
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Kinh nghiệm phát triển vốn từ cho trẻ lứa tuổi 24-36 tháng tuổi", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Kinh nghiệm phát triển vốn từ cho trẻ lứa tuổi 24-36 tháng tuổi
MỤC LỤC Nội Dung trang I. ĐẶT VẤN ĐỀ 1 II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 1 1. Những nội dung lí luận có liên quan trực tiếp đến vấn đề 1 nghiên cứu 2. Thực trạng của vấn đề 2 2.1. Khảo sát đầu năm 2 2.2. Thuận lợi 2 2.3. Khó khăn 3 3. Các biện pháp đã tiến hành 3 3.1. Biện pháp 1: Tìm hiểu đặc điểm vốn từ của trẻ 3 3.2. Biện pháp 2: Phát Triển vốn từ qua hoạt động học 4 3.3. Biện pháp 3: Phát Triển vốn từ qua hoạt động khác 6 3.4. Biện pháp 4: Kết hợp với phụ huynh 9 4. Hiệu quả sáng kiến 9 4. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ 9 1. Kết luận 9 2. Kiến nghị 10 1/10 từ thì không có ngôn ngữ hoặc vốn từ chậm phát triển thì ngôn ngữ cũng chậm phát triển và ngược lại. Vốn từ phát triển phong phú thì ngôn ngữ cũng phát triển phong phú. Khi con người biết sử dụng nhiều loại từ một cách chặt chẽ thì họ sẽ có một cách giao tiếp vững vàng tự tin trong bất kỳ lĩnh vực nào của xã hội. Để có vốn từ phát triển trước tiên ta phải bắt đầu phát triển ngôn ngữ cho rẻ ngay từ lứa tuổi mầm non vì ở lứa tuổi này phát triển vốn từ là giúp trẻ nắm được nhiều từ, hiểu được ý nghĩa của từ, biết sử dụng từ trong giao tiếp. Phát triển từ cho trẻ là quá trình hình thành giúp trẻ làm quen với các từ mới, củng cố vốn từ làm cho vốn từ phong phú tích cực hóa ngôn ngữ cho trẻ. Quá trình này liên quan chặt chẽ với giai đoạn nhận thức tiếp theo của trẻ để hình thành các biểu tượng về thế giới xung quanh.. Đặc biệt trẻ ở lứa tuổi 24- 36 tháng tuổi, giai đoạn này người ta gọi là giai đoạn tiền ngôn ngữ vì đặc điểm sinh lý ở lứa tuổi này có vùng ngôn ngữ bắt đầu hình thành và phát triển mạnh, do đó mà trẻ được tác động mạnh mẽ về ngôn ngữ từ phía môi trường xung quanh trẻ, thì vùng ngôn ngữ của trẻ có điều kiện phát triển nhanh. Nhưng trong thực tế môi trường gia đình:ông, bà., bố, mẹhay môi trường xã hội: cô giáo còn ít quan tâm đến việc phát triển vốn từ cho trẻ nên nhìn chung vốn từ của trẻ còn nhiều hạn chế. Ngoài ra tôi tự tìm tòi biện pháp đúc rút kinh nghiệm từ thực tế dạy trẻ ở các nội dung và chọn đề tài: “Kinh nghiệm phát triển vốn từ cho trẻ lứa tuổi 24- 36 tháng tuổi” 2. Thực trạng của vấn đề: 2.1. Khảo sát trẻ đầu năm: Trước khi thực hiện đề tài tôi có khảo sát trẻ để lựa chọn những biện pháp phù hợp đưa vào thực hiện. Đây là biện pháp theo tôi là rất cần thiết. Qua khảo sát tôi có thể nắm rõ những mặt ưu điểm và hạn chế của trẻ. Bên cạnh đó khảo sát trẻ trên lớp khiến tôi và học sinh của mình có thể hiểu nhau hơn. * Khảo sát thực tế trẻ của lớp nhà trẻ D1 Bảng khảo sát đầu năm về trẻ khả năng nghe, nói, đọc (Khảo sát thực nghiệm trên tổng số 39 trẻ) Đầu năm học: 39 trẻ Nội Tốt Khá Đạt Chưa đạt dung Tổng Tỷ lệ Tổng Tỷ lệ Tổng Tỷ lệ Tổng Tỷ lệ số % số % số % số % Nghe 12 30 14 37 9 23 4 10 Nói 9 23 15 38 11 29 4 10 Đọc 7 18 16 41 9 23 7 18 2.2. Thuận lợi: – Lớp được chia theo đúng độ tuổi quy định – Trẻ đi học chuyên cần – Đồ dùng phục vụ cho việc phát triển vốn từ cho trẻ phong phú về hình ảnh, màu sắc hấp dẫn( tranh ảnh, vật thật.. ) – Luôn được sự quan tâm chỉ đạo sát sao của BGH nhà trường. – Giáo viên nắm vững phương pháp giảng dạy bộ môn, được bồi dưỡng thường 3/10 những gì gần gũi xung quanh mà hàng ngày trẻ tiếp xúc. Ngoài ra, trẻ cũng nói được một số từ chỉ hành động, chỉ những công việc của bản thân và mọi người xung quanh, chỉ hành động của những con vật mà trẻ biết. Ví dụ : Máy bay – Máy bay bay Tàu hỏa – Tàu hỏa chạy Con cá – Con cá bơi Bố cháu – Bố cháu đi làm Tôi nhận thấy vốn từ của trẻ tuy phát triển nhưng vẫn còn hạn chế bộ máy phát âm của trẻ đang hoàn thiện dần nên khi trẻ nói, trẻ hay nói chậm, hay nói kéo dài giọng,đôi khi còn ậm, ừ, ê, a, không mạch lạc. Để giúp trẻ phát triển vốn từ, tôi thấy người giáo viên cần phải nắm vững vốn từ của trẻ. Mặt khác, các cô giáo phải nói to, rõ ràng, mạch lạc, dễ nghe. 3.1.3. Cơ sở giáo dục: Ngôn ngữ của trẻ chỉ được hình thành và phát triển qua giao tiếp với con người và sự vật hiện tượng xung quanh. Để thực hiện điều đó phải thông qua nhiều phương tiện khác nhau như qua các giờ học, các trò chơi, dạo chơi ngoài trời và sinh hoạt hàng ngày, rèn luyện và phát triển vốn từ cho trẻ, tập cho trẻ biết nghe, hiểu và phát âm chính xác các âm của tiếng mẹ đẻ, hướng dẫn trẻ biết cách diễn đạt ý muốn của mình cho người khác hiểu. Vì vậy khi cho trẻ tiếp xúc với các sự vật hiện tượng thì phải cho trẻ biết gọi tên,đặc điểm của đối tượng, không những thế, giáo viên dạy trẻ biết nói câu dầy đủ, rõ nghĩa, dạy trẻ phát âm chuẩn của tiếng việt, đảm bảo 6 nguyên tắc của giáo dục học tính khoa học, tính hệ thống, tính vừa sức, tính tiếp thu. Dựa vào những cơ sở lý luận trên, đối chiếu với tình hình thực tế, tôi nhận thấy sự chênh lệch về vốn từ của trẻ ở cùng một lứa tuổi trong lớp khá lớn. Qua quá trình tìm hiểu, tôi nhận thấy vốn từ của trẻ không phụ thuộc vào điều kiện vật chất, kinh tế gia đình mà trước hết liên quan rất nhiều đến thới gian trò chuyện với trẻ hay không? Cô và cha mẹ có lắng nghe bé kể chuyện về sinh hoạt và bạn bè hay không? Cô có thường xuyên kể chuyện cho bé nghe và hướng dẫn bé kể lại không?Tất cả những điều đó không chỉ làm tăng vốn từ của trẻ, sự hiểu biết nghĩa của từ, cách dùng từ của trẻ mà còn làm phong phú hiểu biết và xúc cảm của trẻ. Xuất phát từ những cơ sở lý luận và thực tiễn trên tôi đã mạnh dạn áp dụng một số biện pháp phát triển vốn từ cho trẻ ở lớp thông qua một số hoạt động sau: 3.2. Biện pháp 2: Phát triển vốn từ cho trẻ thông qua hoạt động học: Phát triển vốn từ cho trẻ ở trường Mầm Non là công tác giáo dục có kế hoạch, có mục đích, có tổ chức và phải mang tính hệ thống nhằm phát triển ngôn ngữ cho trẻ như một phương tiện giao tiếp quan trọng vì thế chúng ta phải dạy cho trẻ ở mọi lúc mọi nơi, trên những tiết học cụ thể, trong đó phát triển ngôn ngữ, vốn từ phải được đặt lên vị trí hàng đầu. 3.2.1. Thông qua giờ nhận biết tập nói: ( Ảnh 1) Đây là môn học quan trọng nhất đối với sự phát triển ngôn ngữ và cung cấp từ vựng cho trẻ. 5/10 sắp vòng quanh như thế nào? Cô vừa giải thích vừa chỉ cho trẻ xem và cho trẻ cùng làm động tác mô phỏng các là được xếp vòng quanh với nhau tạo thành cây bắp cải xanh. Bên cạnh đó cô cũng chuẩn bị một hệ thống câu hỏi : + Cô vừa đọc cho các con nghe bài thơ gị ? (Cây bắp cải) + Cây bắp cải trong bài thơ được tác giả miêu tả đẹp như thế nào ? ( Xanh man mát ) + Lá bắp cải trong bài thơ được tác giả miêu tả như thế nào ? ( Sắp vòng quanh) Như vậy thơ truyện không những kích thích nhận thức có hình ảnh của trẻ mà còn dạy trẻ thể hiện và mô phỏng những động tác tương ứng với nhân vật trong bài thơ, câu truyện. Khi trẻ đã biết kể lại truyện cùng với cô điều đó chứng tỏ trẻ đã biết ghi nhớ cốt truyện và biết sử dụng ngôn ngữ nói là phương tiện, lĩnh hội kinh nghiệm tiếp thu kiến thức, biết sử dụng nhiều từ mới thể hiện sự tương ứng mới nội dung câu truyện đó. 3.2.3. Qua giờ âm nhạc: (Ảnh 3) Các tiết học âm nhạc trẻ được tiếp xúc nhiều với đồ vật ( Trống , lắc, phách tre và nhiều vật liệu ) trẻ được học những giai điệu vui tươi kết hợp với các loại hoạt động ( Vận động theo bài hát một cách nhịp nhàng. Để làm được như vậy đó là nhờ sự hiểu biết, nhận thức, vốn từ, kỹ năng nhất là sự giao tiếp bằng ngôn ngữ của trể được tích lũy và lĩnh hội, phát triển tính nghệ thuật, giúp trẻ yêu âm nhạc. Qua những giờ học hát, vận động theo nhạc, trẻ đã biết sử dụng những hình ảnh đep của bài hát. Ví dụ : Hát và vận động bài “Con voi” Trẻ biết sử dụng động tác minh họa đơn giản như: Trông đằng xa kia có con chi to ghê: Trẻ dùng một ngón tay vẫy vẫy Sao trông giống như xe hơi : Hai tay tạo hình chữ nhật ở trước ngực Lăn lăn bánh xe đi chơi : Hai tay quay vòng tròn À thì ra con voi :Dùng tay chỉ kết hợp với vẫy nhẹ Vậy màđuôi trên đầu: Dùng tay phải đặt giữa đỉnh đầu vẫy nhẹ. 3.3. Biện pháp 3: Phát triển vốn từ cho trẻ thông qua hoạt động khác: Cung cấp vốn từ cho trẻ thông qua chế độ sinh hoạt hàng ngày. 3.3 .1. Phát triển vốn từ của trẻ thông qua giờ chơi: ( Ảnh 4) Đây có thể coi là một trong những hình thức quan trọng nhất. Bởi giờ chơi có tác dụng rất lớn trong việc phát triển vốn từ, đặc biệt là tích cực hóa vốn từ cho trẻ. Thời gian chơi của trẻ chiếm nhiều nhất trong thời gian trẻ ở nhà trẻ, là thời gian trẻ được chơi thoải mái nhất. Trong quá trình chơi trẻ được sử dụng các loại từ khác nhau, có điều kiện học và sử dụng các từ có nội dung rất khác nhau. Ví dụ : Trò chơi bế em Búp bê của bạn ăn chưa ? ( Rồi ạ ) Bạn đã cho búp bê ăn lúc nào vậy? ( Vừa ăn xong ) Điều đó cho thấy giờ chơi không chỉ dạy trẻ kỹ năng chơi mà còn dạy trẻ nghe hiểu, giao tiếp cùng nhau 7/10
File đính kèm:
- skkn_kinh_nghiem_phat_trien_von_tu_cho_tre_lua_tuoi_24_36_th.doc