SKKN Kinh nghiệm giáo dục trẻ 24-36 tháng tuổi chậm phát triển trí tuệ, ngôn ngữ học hòa nhập trong Trường Mầm non B xã Liên Ninh

Vấn đề phát triển trí tuệ, ngôn ngữ cho trẻ mầm non nói chung và trẻ 24 - 36 tháng tuổi nói riêng từ lâu đã được Bộ giáo dục và Đào tạo, Sở giáo dục và Đào tạo Thành Phố rất quan tâm. Đã ban hành chương trình Giáo dục mầm non, trong đó đề ra những mục tiêu, nội dung giáo dục rất cụ thể, hướng dẫn giáo dục thực hiện rất rõ ràng. Phòng Giáo dục và Đào tạo Huyện, Ban giám hiệu nhà trường đã tổ chức tập huấn, kiến tập các chuyên đề, sinh hoạt chuyên môn trao đổi về vấn đề này. Đặc biệt trong kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm học 2016 - 2017, Ban giám hiệu nhà trường tôi đưa ra các chỉ tiêu cụ thể về việc giáo dục trẻ khuyết tật học và hòa nhập. Ngay từ đầu năm học, Ban giám hiệu nhà trường đã chỉ đạo các lớp rà soát, báo cáo số lượng trẻ khuyết tật thể nhẹ trong đó có trẻ chậm phát triển trí tuệ, ngôn ngữ để hướng dẫn, chỉ đạo giáo viên lập hồ sơ theo dõi sự phát triển của trẻ, xây dựng mục tiêu, nội dung, chương trình giáo dục hòa nhập cụ thể, phù hợp với trẻ khuyết tật. Tuy nhiên để áp dụng thực tế vào chính trẻ chậm phát triển trí tuệ, ngôn ngữ ở lớp tôi thì còn rất khó khăn. Là một giáo viên trẻ, có nhiệt huyết với nghề, với mong muốn trẻ chậm phát triển trí tuệ, ngôn ngữ ở lớp mình sẽ có sự phát triển hơn về mặt nhận thức và ngôn ngữ, từ đó phát triển nhân cách một cách toàn diện, hòa nhập được với các bạn trong lớp. Nên tôi luôn băn khoăn, trăn trở để tìm ra các biện pháp thực hiện hiệu quả cho trẻ chậm phát triển trí tuệ, ngôn ngữ ở lớp mình. Sau thời gian nghiên cứu, áp dụng một loạt các biện pháp, cháu chậm phát triển trí tuệ, ngôn ngữ ở lớp tôi đã có tiến bộ rõ rệt. Vì vậy, tôi xin mạnh dạn trao đổi với chị em đồng nghiệp dưới dạng đề tài sáng kiến kinh nghiệm: “Kinh nghiệm giáo dục trẻ 24 - 36 tháng tuổi chậm phát triển trí tuệ, ngôn ngữ học hòa nhập trong trường mầm non”.
docx 29 trang thuydung 05/06/2024 1230
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Kinh nghiệm giáo dục trẻ 24-36 tháng tuổi chậm phát triển trí tuệ, ngôn ngữ học hòa nhập trong Trường Mầm non B xã Liên Ninh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Kinh nghiệm giáo dục trẻ 24-36 tháng tuổi chậm phát triển trí tuệ, ngôn ngữ học hòa nhập trong Trường Mầm non B xã Liên Ninh

SKKN Kinh nghiệm giáo dục trẻ 24-36 tháng tuổi chậm phát triển trí tuệ, ngôn ngữ học hòa nhập trong Trường Mầm non B xã Liên Ninh
 phát triển trí tuệ, ngôn ngữ hơn các bạn.
 Vấn đề phát triển trí tuệ, ngôn ngữ cho trẻ mầm non nói chung và trẻ 24 - 36 
tháng tuổi nói riêng từ lâu đã được Bộ giáo dục và Đào tạo, Sở giáo dục và Đào tạo 
Thành Phố rất quan tâm. Đã ban hành chương trình Giáo dục mầm non, trong đó đề 
ra những mục tiêu, nội dung giáo dục rất cụ thể, hướng dẫn giáo dục thực hiện rất 
rõ ràng. Phòng Giáo dục và Đào tạo Huyện, Ban giám hiệu nhà trường đã tổ chức 
tập huấn, kiến tập các chuyên đề, sinh hoạt chuyên môn trao đổi về vấn đề này. Đặc 
biệt trong kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm học 2016 - 2017, Ban giám hiệu nhà 
trường tôi đưa ra các chỉ tiêu cụ thể về việc giáo dục trẻ khuyết tật học và hòa nhập. 
Ngay từ đầu năm học, Ban giám hiệu nhà trường đã chỉ đạo các lớp rà soát, báo cáo 
số lượng trẻ khuyết tật thể nhẹ trong đó có trẻ chậm phát triển trí tuệ, ngôn ngữ để 
hướng dẫn, chỉ đạo giáo viên lập hồ sơ theo dõi sự phát triển của trẻ, xây dựng mục 
tiêu, nội dung, chương trình giáo dục hòa nhập cụ thể, phù hợp với trẻ khuyết tật. 
Tuy nhiên để áp dụng thực tế vào chính trẻ chậm phát triển trí tuệ, ngôn ngữ ở lớp 
tôi thì còn rất khó khăn.
 Là một giáo viên trẻ, có nhiệt huyết với nghề, với mong muốn trẻ chậm phát 
triển trí tuệ, ngôn ngữ ở lớp mình sẽ có sự phát triển hơn về mặt nhận thức và ngôn 
ngữ, từ đó phát triển nhân cách một cách toàn diện, hòa nhập được với các b ạn trong 
lớp. Nên tôi luôn băn khoăn, trăn trở để tìm ra các biện pháp thực hiện hiệu quả cho 
trẻ chậm phát triển trí tuệ, ngôn ngữ ở lớp mình. Sau thời gian nghiên cứu, áp dụng 
một loạt các biện pháp, cháu chậm phát triển trí tuệ, ngôn ngữ ở lớp tôi đã có tiến 
bộ rõ rệt. Vì vậy, tôi xin mạnh dạn trao đổi với chị em đồng nghiệp dưới dạng đề tài 
sáng kiến kinh nghiệm: “Kinh nghiệm giáo dục trẻ 24 - 36 tháng tuổi chậm phát 
triển trí tuệ, ngôn ngữ học hòa nhập trong trường mầm non”.
* Mục đích của đề tài:
 - Đánh giá thực trạng sự nhận thức và phát triển ngôn ngữ của trẻ chậm phát triển 
trí tuệ, ngôn ngữ học hòa nhập với môi trường giáo dục bình thường tại lớp nhà trẻ 
24 - 36 tháng tuổi trong trường mầm non.
 - Tìm ra hệ thống các biện pháp giáo dục trẻ chậm phát triển trí tuệ, ngôn ngữ 
học hòa nhập với môi trường giáo dục bình thường tại lớp nhà trẻ, lứa tuổi 24 - 36 
tháng trong trường mầm non.
* Đối tượng nghiên cứu: Các biện pháp giáo dục trẻ chậm phát triển trí tuệ, ngôn 
ngữ học hòa nhập tại lớp nhà trẻ (24 - 36 tháng tuổi) trong trường mầm non.
* Phạm vi áp dụng: Lớp nhà trẻ, lứa tuổi 24 - 36 tháng tuổi trong trường mầm non, 
năm học 2016 - 2017.
 B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I.CƠ SỞ LÝ LUẬN:
 Trẻ em chậm phát triển trí tuệ không chỉ kém về mặt nhận thức mà thường 
 2/29 tâm lý ở trẻ, trẻ mới mạnh dạn tiếp xúc, sẽ tạo điều kiện để trẻ giao tiếp. Để dạy 
được trẻ phải hết sức kiên trì, giàu lòng nhân ái và biết trinh phục trẻ thì mới mang 
lại kết quả mong muốn. Vì một lý do nào đó mà trẻ bị chậm phát triển trí tuệ, ngôn 
ngữ thì rất thiệt thòi cho trẻ. Vậy nên việc phát triển trí tuệ, ngôn ngữ cho trẻ là một 
việc làm vô cùng quan trọng, cần thiết và được tiến hành càng sớm càng tốt.
II.CƠ SỞ THỰC TIỄN:
1. Mô tả thực trạng
 - Ngôi trường nơi tôi công tác nằm ở khu vực ngoại thành. Trường đã đạt 
chuẩn quốc gia mức độ I. Năm 2015, kiểm định chất lượng giáo dục đạt cấp độ 3. 
Trường có hai khu với khung cảnh trường lớp khang trang, sạch sẽ. Trường có sân 
chơi rộng rãi, cây cối xanh tươi và được trang bị đồ dùng, đồ chơi đầy đủ, hiện đại 
để phục vụ công tác chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ.
 - Năm 2016 - 2017, tôi được Ban giám hiệu nhà trường phân công phụ trách 
lớp nhà trẻ (24 - 36 tháng tuổi). Lớp có 5 giáo viên, bản thân tôi và 3 giáo viên có 
trình độ trên chuẩn, có nhiều kinh nghiệm và nhiều năm công tác trong ngành. Một 
giáo viên còn lại đang theo học lớp Đại học sư phạm, khoa giáo dục mầm non.
 - Lớp tôi phụ trách có 54 trẻ, trong đó có 21 cháu trai và có 33 cháu gái. 
Trong đó có 1 cháu khuyết tật thể nhẹ chậm phát triển trí tuệ, ngôn ngữ là cháu 
Nguyễn Vân Trang.
 Xuất phát từ những thực trạng trên, trong quá trình thực hiện đề tài tôi đã 
gặp những thuận lợi và khó khăn sau:
2. Thuận lợi:
 - Bản thân là một giáo viên trẻ luôn nhiệt tình, tâm huyết với nghề, ham học 
hỏi trau dồi kiến thức. Giáo viên nắm vững phương pháp dạy của bộ môn, được bồi 
dưỡng thường xuyên và tham gia học tập các lớp chuyên đề do phòng giáo dục tổ 
chức. 100% giáo viên trong lớp có tinh thần đoàn kết, có sự phối hợp nhau trong 
công tác giảng dạy đặc biệt là chú ý phát triển ngôn ngữ cho trẻ.
 - Lớp học rộng rãi, khô thoáng, trang thiết bị, đồ dùng phục vụ cho việc phát 
triển ngôn ng: của trẻ đầy đủ, hiện đại phong phú về hình ảnh, màu sắc hấp dẫn 
(tranh ảnh, vật thật).
 - Luôn được sự quan tâm, chỉ đạo sát sao của Ban giám hiệu nhà trường.
 - Luôn được sự ủng hộ của phụ huynh.
 - Đối với trẻ chậm phát triển trí tuệ, ngôn ngữ: Trẻ có sức khỏe bình 
thường.
3. Khó khăn:
 - Năm nay, tôi mới dạy lớp nhà trẻ có trẻ bị khuyết tật thể nhẹ chậm phát triển 
trí tuệ, ngôn ngữ nên việc lập kế hoạch chăm sóc giáo dục trẻ còn gặp nhiều khó 
khăn. Giáo viên cùng lớp rất quan tâm đến việc chăm sóc, giáo dục trẻ nhưng chưa 
 4/29 + Khả năng tư duy: Tư duy biểu tượng, tư duy trừu tượng...
 + Giải quyết vấn đề: Đơn giản, phức tạp
 + Khả năng khái quát hóa
 + Khả năng học tập: Đọc, làm toán...
 - Khả năng tự điều chỉnh: Chú ý, tập trung...
 - Ngôn ngữ: Ngôn ngữ không lời, ngôn ngữ có lời, ngôn ngữ hiểu...
 - Cảm xúc: Ghi nhận cảm xúc, điều chỉnh cảm xúc, diễn đạt cảm xúc...
 - Hành vi đáp ứng: Kỹ năng tự chăm sóc, làm việc nhà, tham gia công việc 
đáp ứng ngoài xã hội...
 - Kỹ năng chơi: Chơi một mình, chơi cấu trúc, chơi biểu tượng, chơi nhóm...
 - Các lĩnh vực xử lý cảm giác - vận động của trẻ chậm phát triển trí tuệ:
 + Thị giác - không gian: Biết vị trí đồ vật
 + Thính giác: Không đáp ứng hay dễ giật mình?
 + Xúc giác: Nhột? thích cảm giác đau? không sợ đau?...
 + Tiền đình: Thích lắc lư? đong đưa? nhảy nhót?
 + Cảm giác bản thể: Biết vị trí các phần trên cơ thể, bên phải, trái...
 + Khứu giác: Thích mùi gì? sợ mùi gì?
 + Vị giác: Thích thức ăn gì? tránh thức ăn gì?
 + Hoạch định vận động và chuỗi: Vận động có tính toán, làm việc theo chuỗi 
thứ tự trước sau...
 Bên cạnh đó, do trẻ chậm phát triển trí tuệ thường chậm phát triển ngôn ngữ. 
Chính vì vậy mà tôi rất chú trọng để đánh giá mức độ giao tiếp của trẻ. Nhờ đánh 
giá mà tôi có cơ sở để lựa chọn những cách kích thích giao tiếp tích cực nhằm giúp 
trẻ thể hiện được bản thân và đồng thời để trẻ hiểu được đối tượng giao tiếp của 
mình.
 6/29 - Kỹ năng tự phục vụ: Trẻ không biết xúc cơm ăn, không biết cởi quần áo, 
không biết cầm cốc uống nước, đi vệ sinh không đúng nơi quy định...
 - Kỹ năng chơi: Trẻ thích chơi một mình, không chịu tham gia vào các hoạt 
động trong lớp.
 - Thị giác: Khả năng phối hợp tay - mắt kém.
 - Thính giác: Trẻ không có phản ứng khi người khác gọi, dễ giật mình.
 - Xúc giác: Trẻ không sợ đau, khóc thường lăn lộn
 - Tiền đình: Trẻ thích lắc lư.
 - Cảm giác bản thể: Trẻ không biết vị trí các bộ phận trên cơ thể
 - Khứu giác: Trẻ sợ mùi thức ăn.
 - Vị giác: Trẻ thích ăn bánh và uống sữa.
 - Hoạch định vận động và chuỗi: Trẻ hoạt động không theo chuỗi thứ tự.
 Căn cứ vào kết quả khảo sát đánh giá trẻ như trên, tôi nhận thấy cháu Nguyễn 
Vân Trang lớp tôi chậm phát triển trí tuệ, ngôn ngữ ở thể nặng. Tôi đã trao đổi với 
phụ huynh về tình hình của cháu để có biện pháp chăm sóc, giáo dục phù hợp với 
trẻ.
2. Xây dựng mục tiêu, nội dung giáo dục trẻ chậm phát triển trí tuệ, ngôn ngữ 
theo tháng.
 * Xây dựng kế hoạch là dự kiến hệ thống các mục tiêu cần đạt được trên trẻ, 
xác định và lựa chọn nội dung, phương pháp chăm sóc - giáo dục trẻ để trẻ thực hiện 
mục tiêu. Vì khả năng nhận thức và giao tiếp của trẻ chậm phát triển trí tuệ, ngôn 
ngữ không giống như trẻ bình thường nên mục tiêu, nội dung giáo dục đối với trẻ 
chậm phát triển trí tuệ, ngôn ngữ phải được xây dựng riêng để phù hợp với trẻ. Việc 
xây dựng kế hoạch giúp tôi có cở sở để tự đánh giá chất lượng tổ chức thực hiện 
chương trình và có cơ sở để tự đánh giá sự phát triển, sự tiến bộ của trẻ chậm phát 
triển trí tuệ, ngôn ngữ dưới sự tác động của chương trình. Từ đó, tôi có thể rút ra bài 
học kinh nghiệm và có những điều chỉnh phù hợp trong công tác tổ chức thực hiện 
chương trình chăm sóc, giáo dục cho trẻ chậm phát triển trí tuệ, ngôn ngữ.
 * Cách làm: Căn cứ vào mức độ nhận thức, hành vi, kỹ năng, vận động, 
ngôn ngữ, giao tiếp...của trẻ, căn cứ vào mục tiêu, nội dung giáo dục trẻ theo độ tuổi, 
căn cứ vào đặc điểm tâm sinh lý của trẻ chậm phát triển trí tuệ, ngôn ngữ của lớp 
mình, tôi đã xây dựng mục tiêu, nội dung giáo dục trẻ chậm phát triển trí tuệ, ngôn 
ngữ của lớp tôi như sau:
 8/29

File đính kèm:

  • docxskkn_kinh_nghiem_giao_duc_tre_24_36_thang_tuoi_cham_phat_tri.docx
  • pdfSKKN Kinh nghiệm giáo dục trẻ 24-36 tháng tuổi chậm phát triển trí tuệ, ngôn ngữ học hòa nhập trong.pdf