SKKN Giải pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 25-36 tháng thông qua hoạt động nhận biết tập nói tại Trường Mầm non Vĩnh Nguyên 1

Ngôn ngữ không những đóng góp vai trò rất lớn trong việc giáo dục trí tuệ cho trẻ mà ngôn ngữ còn có vai trò quan trọng trong việc giáo dục đạo đức, giáo dục thẩm mỹ, giáo dục thể lực ... Đặc biệt còn là phương tiện giáo dục trẻ toàn diện vì: khi trẻ đã hiểu được lời nói của người lớn thì trẻ sẽ nhận thức và hiểu được những từ: nên không, cần phải, không được...

Đối với trẻ 25 – 36 tháng tuổi việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ càng trở nên đặc biệt quan trọng, vì lúc này cơ quan phát âm và tai nghe ngôn ngữ đã phát triển và hoàn thiện. Trẻ đã có khả năng phát triển hầu hết các âm đơn và thanh điệu, số lượng từ tăng nhanh hệ thống âm vị dần dần xuất hiện trong các từ của trẻ. Tuy nhiên trong nhiều trường hợp trẻ phát âm sai hoặc chưa chính xác.

Hoạt động nhận biết tập nói giúp trẻ nhận biết và tập nói về tên gọi và một số đặc điểm nổi bật của các đối tượng gần gũi xung quanh để tăng thêm vốn từ và mở rộng hiểu biết về thế giới xung quanh. Những kiến thức mà trẻ nắm được ở hoạt động này là một quá trình quan sát, ghi nhớ, tư duy, tưởng tượng. Từ đó thấy được ý nghĩa quan trọng của ngôn ngữ và thấy rằng việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ nhà trẻ thông qua hoạt động nhận biết tập nói là công việc hàng đầu của giáo dục, giúp trẻ không chỉ biết lắng nghe để thể hiện suy nghĩ, tình cảm và ý kiến của mình mà còn chuẩn bị cho việc làm quen với văn học và chữ viết ở những lớp học trên.

docx 65 trang thuydung 24/09/2024 1430
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Giải pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 25-36 tháng thông qua hoạt động nhận biết tập nói tại Trường Mầm non Vĩnh Nguyên 1", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Giải pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 25-36 tháng thông qua hoạt động nhận biết tập nói tại Trường Mầm non Vĩnh Nguyên 1

SKKN Giải pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 25-36 tháng thông qua hoạt động nhận biết tập nói tại Trường Mầm non Vĩnh Nguyên 1
 Nhận xét, xếp loại
- Nhận xét: ...............
......
......
.........
.........
......
..........
..........
..........
..........
......
..........
......
..........
.........
.........
......
..........
..........
......
..............
.........
..................
 - Xếp loại: 
 Ngày  tháng  năm 
 THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ I. ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Sự cần thiết của đề tài
 Ngôn ngữ đóng vai trò rất lớn trong cuộc sống của con người mà như lời 
của Bác Hồ đã từng nói ''Tiếng nói là thứ của cải vô cùng lâu đời và vô cùng quý 
báu của dân tộc. Chúng ta phải biết giữ gìn nó''. Đặc biệt trong công tác giáo dục 
Mầm Non cho đất nước, chúng ta lại càng thấy rõ vai trò của ngôn ngữ đối với 
việc giáo dục trẻ thơ. Ngôn ngữ đã góp phần đào tạo các cháu trở thành những 
con người phát triển toàn diện.
 Thế giới của trẻ thơ là thế giới của từng ngàn câu hỏi: "Tại sao? như thế 
nào?..." mà trẻ cần khám phá. "Một giọt sương long lanh trong buổi sớm mai'' 
cùng khiến cho lòng bé xao động. Để giúp trẻ nói lên cảm xúc, hiểu được sự vật 
hiện tượng xung quanh, người lớn đặc biệt là giáo viên Mầm Non cần quan tâm 
hướng dẫn cho trẻ sử dụng ngôn ngữ một cách tích cực.
 Ngôn ngữ không những đóng góp vai trò rất lớn trong việc giáo dục trí tuệ 
cho trẻ mà ngôn ngữ còn có vai trò quan trọng trong việc giáo dục đạo đức, giáo 
dục thẩm mỹ, giáo dục thể lực ... Đặc biệt còn là phương tiện giáo dục trẻ toàn 
diện vì: khi trẻ đã hiểu được lời nói của người lớn thì trẻ sẽ nhận thức và hiểu 
được những từ: nên không, cần phải, không được...
 Đối với trẻ 25 – 36 tháng tuổi việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ càng trở nên 
đặc biệt quan trọng, vì lúc này cơ quan phát âm và tai nghe ngôn ngữ đã phát triển 
và hoàn thiện. Trẻ đã có khả năng phát triển hầu hết các âm đơn và thanh điệu, số 
lượng từ tăng nhanh hệ thống âm vị dần dần xuất hiện trong các từ của trẻ. Tuy 
nhiên trong nhiều trường hợp trẻ phát âm sai hoặc chưa chính xác.
 Hoạt động nhận biết tập nói giúp trẻ nhận biết và tập nói về tên gọi và một số 
đặc điểm nổi bật của các đối tượng gần gũi xung quanh để tăng thêm vốn từ và 
mở rộng hiểu biết về thế giới xung quanh. Những kiến thức mà trẻ nắm được ở 
hoạt động này là một quá trình quan sát, ghi nhớ, tư duy, tưởng tượng. Từ đó thấy 
được ý nghĩa quan trọng của ngôn ngữ và thấy rằng việc phát triển ngôn ngữ cho 
trẻ nhà trẻ thông qua hoạt động nhận biết tập nói là công việc hàng đầu của giáo 
dục, giúp trẻ không chỉ biết lắng nghe để thể hiện suy nghĩ, tình cảm và ý kiến trọng trong việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ nhà trẻ thông qua hoạt động nhận biết 
tập nói. Tôi luôn trăn trở suy nghĩ tìm ra những giải pháp, biện pháp tối ưu nhất 
để trẻ được tiếp thu một cách có hiệu quả đáp ứng được yêu cầu giáo dục hiện 
nay, chính vì vậy tôi chọn đề tài ''Giải pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 25 – 
36 tháng thông qua hoạt động nhận biết tập nói tại trường mầm non Vĩnh 
Nguyên 1 – Nha Trang''.
2. Mục tiêu nghiên cứu:
 Đưa ra một số giải pháp nghiên cứu nhằm giúp trẻ dễ dàng lĩnh hội những 
kiến thức, vốn từ, cách phát âm, thông qua hoạt động nhận biết tập nói nhằm 
phát triển ngôn ngữ cho trẻ.
II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1. Thực trạng của vấn đề cần giải quyết
1.1. Thuận lợi
 Trong những năm qua được sự quan tâm của UBND phường Vĩnh Nguyên, 
trường Mầm Non Vính Nguyên 1, đặc biệt là phòng giáo dục đào tạo thành phố 
Nha Trang đã không ngừng bổ sung mua sắm trang thiết bị dạy học, đồ dùng đồ 
chơi phục vụ cho các hoạt động giáo dục cho trẻ.
 Được sự quan tâm động viên giúp đỡ nhiệt tình của các đồng nghiệp giáo 
viên trong nhà trường và đặc biệt là sự quan tâm dìu dắt của ban giám hiệu nhà 
trường.
 Nhà trường thường xuyên duy trì tổ chức cho học chuyên đề và dự thao 
giảng để rút kinh nghiệm nuôi dạy các cháu, hướng dẫn xây dựng kế hoạch thực 
hiện chương trình giáo dục mầm non theo độ tuổi, Động viên khuyến khích tạo 
điều kiện cho các giáo viên thực hiện các hoạt động dạy học và vui chơi.
 Bản thân phát âm chuẩn, giọng trầm ấm. Là giáo viên trẻ có trình độ chuẩn 
về chuyên môn, nhiệt tình yêu nghề mến trẻ là tấm gương sáng cho trẻ noi theo. 
Không ngừng tự rèn luyện và tự bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ.
1.2. Khó khăn
 * Về cơ sở vật chất Nhận thức của một số phụ huynh học sinh còn chưa đồng đều, còn cho rằng 
việc cho trẻ đến trường chỉ là chơi chứ học vẫn chỉ là thứ yếu.
 Đa số phụ huynh đều bận công việc hoặc có những lý do khách quan nào 
đó ít có thời gian trò chuyện với trẻ và nghe trẻ nói. Trẻ được đáp ứng đầy đủ về 
nhu cầu mà trẻ cần. 
 Ví dụ: Trẻ chỉ cần chỉ, cần nhìn vào những gì mình thích thì được đáp ứng 
ngay mà không cần phải dùng lời để yêu cầu hoặc xin. Đây cũng là một trong 
những nguyên nhân của việc vốn từ của trẻ rất nghèo nàn. 
 Kết quả khảo sát trước khi tác động
 Kết quả
 Kết quả khi chưa áp dụng đề tài
 TT Nội dung
 Số 
 Đạt Chưa đạt
 trẻ
 1 Trẻ nghe, nhắc lại các âm, 26 8 cháu = 30,7 % 18 cháu = 69,2%
 các tiếng và các câu
 2 Trẻ nghe hiểu lời nói 26 7 cháu = 26,9 % 19 cháu = 73 %
 3 Trẻ sử dụng ngôn ngữ để 26 7 Cháu = 26,9 % 19 cháu = 73 %
 giao tiếp
 Từ thực trạng trên để công việc giảng dạy đạt hiệu quả tốt hơn tôi đã đưa 
ra một số biện pháp cụ thể nhằm nâng cao chất lượng giáo dục việc phát triển 
ngôn ngữ cho trẻ tốt hơn.
 Từ kết quả khảo sát trên, tôi đã suy nghĩ và tìm ra được những nguyên 
nhân chính dẫn đến kết quả trẻ mắc nhiều lỗi về những ngôn ngữ. Vì vậy tôi đã 
mạnh dạn nghiên cứu và áp dụng đề tài ''Giải pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 
25 - 36 tháng thông qua hoạt động nhận biết tập nói tại trường mầm non 
Vĩnh Nguyên 1 – Nha Trang''.
2. Nội dung nghiên cứu/giải pháp thay thế
 Để đặt ra các biện pháp thực hiện trước tiên chúng ta cần thấy rõ được vai 
trò và tầm quan trọng của môn: Nhận biết tập nói, đối với trẻ 24-36 tháng tuổi. giúp trẻ hình thành và phát triển vốn từ. Vì vậy ở các góc chơi tôi treo tranh ảnh 
hợp với chủ đề đang thực hiện.
 Ví dụ: Chủ đề: “Những con vật đáng yêu”.
 Để trẻ nhận biết về các con vật tôi đã trang trí mảng chính của chủ đề bằng 
hình ảnh các con vật gần gũi, đồng thời xung quanh lớp các mảng tường trống tôi 
cũng trang trí hình ảnh các con vật như con chó, con mèo, con cá, con voi, có 
màu sắc đẹp cho trẻ quan sát, khám phá.
 Ngoài ra trong lớp học tôi còn bố trí sắp xếp các góc, các khu vực chơi khác 
nhau vừa đáp ứng nhu cầu phát triển toàn diện cho trẻ, vừa tạo không gian để tôi 
có thể bố trí các các vật liệu, đồ dùng, đồ chơi đa dạng về chủng loại, các con vật, 
hình khối, các hộp chơi lắp ráp, xếp hình luôn có nhiều màu sắc, hình dạng khác 
nhau, các góc chơi được kê thấp, đồ chơi bày đẹp mắt, giúp trẻ dễ lấy và dễ cất. 
Số lượng đồ chơi luôn đủ cho trẻ hoạt động tránh tranh giành. giúp trẻ có cơ hội 
khám phá và phát triển các giác quan, khả năng quan sát và nhận biết và giúp trẻ 
phát triển ngôn ngữ được tốt hơn. 
 Ví dụ: Trong chủ đề “Những con vật đáng yêu” để cho trẻ chơi khám phá 
tìm hiểu về đặc điểm, hình dáng, của những con vật đáng yêu. Tôi đặt các con vật 
trên giá khuyến khích trẻ tự lấy chơi, ngoài ra tôi còn treo tranh ảnh về chủ đề ở 
các góc cho trẻ được quan sát, gọi tên và nhận xét đặc điểm của các con vật, giúp 
ngôn ngữ trẻ phát triển.
 Hay ở chủ đề: “Các loại quả bé thích” ở các góc chơi tôi đã sắp xếp những 
đồ dùng đồ chơi tự tạo từ những phế liệu như nhựa, xốp, vải dạ may nhồi bông 
như:quả xoài, quả cam, quả dâu, quả dưa hấu, chùm nho, có màu sắc, hình dạng 
đẹp mắt và hấp dẫn bày trên giá vừa tầm mắt cho trẻ được dễ lấy, dễ chơi, trong 
quá trình trẻ chơi tôi thường xuyên giao tiếp và hỏi trẻ, giúp trẻ nhận biết và phát 
âm tốt hơn như: Hôm nay có những đồ chơi gì? Trẻ trả lời theo những gì quan sát 
thấy. Tuy nhiên vẫn có một số cháu gọi sai như “quả xoài” trẻ phát âm là “cả xài”: 
“Màu xanh” trẻ phát âm thành “Màu xăn” lúc này tôi sẽ điều chỉnh kịp thời và 
hướng dẫn cho trẻ phát âm đúng.

File đính kèm:

  • docxskkn_giai_phap_phat_trien_ngon_ngu_cho_tre_25_36_thang_thong.docx