SKKN Chăm sóc giấc ngủ trưa cho trẻ 24-36 tháng tuổi lớp Nhà trẻ D2 Trường Mầm non Thanh Định

Đối với trẻ Mầm non ở lớp trẻ được ăn, học, chơi, ngủ để phát triển toàn diện cho trẻ. Trong đó giấc ngủ trưa của trẻ cũng là một trong những yếu tổ giúp trẻ phát triển toàn diện. Đặc biệt, trẻ lứa tuổi 24 – 36 tháng còn rất nhỏ, cơ thể bắt đầu phát triển nhanh, mạnh về cả thể chất và tinh thần. Sau mỗi giấc ngủ, hoạt động của các cơ quan thần kinh được phục hồi, điều đó sẽ giúp trẻ thoải mái, tỉnh táo, thông minh và có khả năng tập trung tốt. Một đứa trẻ thiếu ngủ thường bị mệt mỏi, phản ứng chậm, không tích cực với các tương tác xã hội.

Năm học 2021 – 2022, tôi được phân công phụ trách Nhóm trẻ 24 – 36 tháng D2. Trong lớp có 24 trẻ, có 90% là trẻ mới lần đầu đi học, trẻ còn khóc nhiều, trẻ chưa có ý thức, thích gì làm nấy, trẻ chưa có nền nếp trong các hoạt động đặc biệt là trong giờ ngủ trưa, trẻ chưa quen với việc ngủ xa bố mẹ, người thân. Do đó, các cô giáo phải hướng dẫn từng li, từng tí để đưa trẻ vào nền nếp chung của lớp. Tôi thấy đây là một vấn đề vô cùng khó khăn đòi hỏi cô giáo phải nhiệt tình chăm sóc trẻ ở mọi lúc mọi nơi. Tôi nhận thấy việc chăm sóc giấc ngủ trưa cho trẻ vô cùng cần thiết.

docx 9 trang thuydung 21/09/2024 1701
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Chăm sóc giấc ngủ trưa cho trẻ 24-36 tháng tuổi lớp Nhà trẻ D2 Trường Mầm non Thanh Định", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Chăm sóc giấc ngủ trưa cho trẻ 24-36 tháng tuổi lớp Nhà trẻ D2 Trường Mầm non Thanh Định

SKKN Chăm sóc giấc ngủ trưa cho trẻ 24-36 tháng tuổi lớp Nhà trẻ D2 Trường Mầm non Thanh Định
 2
 - Trẻ đa số được phụ huynh quan tâm.
 - Cô giáo tâm huyết, nhiệt tình, yêu nghề mếm trẻ.
 - Được Ban giám hiệu nhà trường chỉ đạo và giúp đỡ sát sao.
 + Khó khăn: 
 - Cơ sở vật chất đã xuống cấp, phòng học còn trật hẹp, không gian hoạt động 
còn hạn chế, chưa có các phòng sinh hoạt riêng. Lớp học đang trong quá trình cải 
tạo và tu sửa nên trẻ phải đi học nhờ lớp mẫu giáo 5 – 6 tuổi.
 - Lớp tôi phụ trách các cháu ở lưa tuổi nhỏ. 
 - Đa số trẻ mới đi học lần đầu, trẻ còn nhỏ, chưa có ý thức, thích gì làm đấy, 
hay đi lại lung tung, chưa có nền nếp trong các hoạt động.
 - Một số phụ huynh nhận thức chưa đồng đều, cho là trẻ còn bé, việc rèn 
nền nếp cho trẻ chưa quan trọng nên ở nhà các cháu còn được nuông chiều, một 
số phụ huynh cho con nghỉ học nhiều khiến việc rèn trẻ lại càng khó.
 Vì vậy, để trẻ có nền nếp và chăm sóc giấc ngủ trưa cho trẻ thật tốt bản thân 
tôi đã đi sâu nghiên cứu và thực hiện biện pháp “Chăm sóc giấc ngủ trưa cho trẻ 
24 – 36 tháng tuổi lớp Nhà trẻ D2 trường mầm non Thanh Định”.
 2. Nội dung biện pháp
 * Nội dung 1: Tìm hiểu và nắm bắt đặc điểm tâm sinh lý của trẻ.
 Để việc chăm sóc giấc ngủ trưa của trẻ đạt hiệu quả cao tôi thường xuyên 
phối hợp chặt chẽ với phụ huynh. Trao đổi với phụ huynh về tình hình giấc ngủ 
của các con tại nhà xem như thế nào? để so sánh ở lớp và ở nhà trẻ ngủ có giống 
nhau không? Sau đó tôi tìm nguyên nhân vì sao gây ra hiện tượng đó.
 Ngoài ra, hàng ngày khi chăm sóc trẻ tôi đã gần gũi với trẻ để tìm hiểu tâm 
sinh lí của từng cháu, rồi từ đó nắm bắt được đặc điểm riêng của từng trẻ như: 
Cháu hay đổ mồ hôi trộm (Thúy, Hân, Tuyến), cháu yếu thận (Chi, Toàn), cháu 
hay giật mình (Triệu, Dương), cháu mới ốm dậy, cháu ăn ít, cháu mới đi học, cháu 
khó ngủ (Dương, Tuyến, Diễm...). Đối với các cháu có những đặc điểm cá biệt 
trên, tôi đã phải cố gắng và tìm ra các giải quyết tốt nhất đó là: những cháu yếu 
thận, cháu hay đổ mồ hôi trộm, tôi xếp cho các chấu nằm ngủ riêng một dãy để 
tiện việc chăm sóc khi cần thiết và nhắc trẻ đi vệ sinh kịp thời, mà không làm ảnh 
hưởng đến giấc ngủ của các cháu khác. Đối với những cháu mới ốm dậy, cháu 
mới đi học, cháu ăn ít, cháu hay giật mình, cháu khó ngủ, tôi thường trao đổi với 4
trong lớp phân công quạt cho từng nhóm trẻ, như vậy trẻ sẽ không bị khó chịu và 
ngủ được yên giấc.
 Hình ảnh: Chuẩn bị chỗ ngủ cho trẻ về mùa hè
 Đặc biệt về mùa đông, trước khi trẻ đi ngủ tôi thường cới bớt quần áo phao, 
áo dày, nới dây mũ, khăn cho trẻ, sau đó quần áo của trẻ được gấp lại gọn gàng 
để tránh nhầm lẫn và khi trẻ ngủ dậy tôi lại mặc ngay cho cháu kịp thời để khỏi 
bị lạnh. Mùa đông các cháu ngủ được đắp chăn đủ ấm và nằm trên đệm.
 Hình ảnh: Chuẩn bị chỗ ngủ về mùa đông cho trẻ 6
bằng những câu “Con ngoan, con không khóc nữa nhé!”; Chiều mẹ về sớm rồi mẹ 
sẽ đến đón con về, nếu con còn khóc thì các bạn trong lớp sẽ không ngủ được đâu 
Con ngoan, cô Vịnh yêu con” giúp con thấy yên tâm hơn và vào chỗ ngủ mà 
không còn căng thẳng nữa...
 Nhìn các con nằm rất ngoan, ai cũng nghĩ rằng tất cả các con đang ngủ rất 
say. Bằng kinh nghiệm chăm sóc các con của mình, tôi đến từng trẻ và đặt tay của 
mình lên trán của con để kiểm tra xem con đã ngủ chưa. Nếu có trẻ chưa ngủ, tôi 
lấy tay xoa lên vùng trán của trẻ, dần dần trẻ sẽ đi vào giấc ngủ. 
 * Nội dung 4: Chăm sóc tốt giấc ngủ cho trẻ.
 - Trong giờ ngủ của trẻ tôi luôn có mặt tại phòng ngủ để trông và quan sát 
trẻ ngủ, để sửa lại các tư thế nằm cho trẻ, khi ngủ say trẻ thường đạp chăn ra khỏi 
người, có trẻ bị hở lưng, hở bụng tôi kéo quần áo cho trẻ kịp thời, và đáp chăn lại 
cho các cháu, nếu có cháu nằm sấp không đúng tư thế tôi sửa lại luôn cho cháu 
ngủ được thoải mái hơn. Có cháu khi ngủ say thường hay giật mình hoặc mê sảng 
khóc nhè, những lúc như thế tôi luôn có mặt kịp thời vỗ về và xoa đầu để cháu lại 
ngủ tiếp.
 Hình ảnh: Cô giáo chăm sóc trẻ giờ ngủ
 Ví dụ: Trong giờ ngủ có trẻ xoay mình hoặc mở mắt tôi nhắc trẻ nhẹ nhàng 
và cho trẻ đi vệ sinh để tránh tè dầm ra quần. Sau đó tôi đưa trẻ về chỗ ngủ tiếp. 
Khi ngủ có trẻ tè dầm ra quần áo, trẻ lạnh, người khó chịu, có trẻ khóc và không 8
 cùng trò chuyện cùng trẻ về nội dung trong hình ảnh, video như “Bạn đang làm 
 gì? Bạn nằm ngủ như thế nào?...từ đó trẻ có thể áp dụng vào bản thân trẻ. Ngoài 
 ra, tôi tuyên truyền đến các bậc phụ huynh tầm quan trọng của giấc ngủ đối với 
 trẻ nhỏ, cùng kết hợp với phụ huynh rèn cho trẻ thói quen ngủ trưa ở nhà vào 
 những ngày nghỉ thứ 7 chủ nhật, tạo cho trẻ một thói quen ngủ trưa. 
 3. Kết quả thực hiện biện pháp
 Qua thời gian áp dụng biện pháp chăm sóc giấc ngủ trưa cho trẻ 24 – 36 
 tháng cho các con ở lớp mình, tôi thấy kết quả trên trẻ thật đáng lạc quan. Các 
 cháu đã dần dần hình thành thói quen ngủ đúng giờ và đủ giấc. Tôi thực sự vui 
 mừng khi thấy sự tiến bộ rất rõ trong các cháu và đã thu được kết quả như sau:
 - Đối với cô giáo: Bản thân đã có kiến thức và kỹ năng trong việc chăm sóc 
 giấc ngủ trưa cho trẻ lứa tuổi 24 – 36 tháng tuổi.
 - Đối với trẻ:
 + Trước khi vào giờ ngủ trẻ biết đi vệ sinh khi được cô giáo nhắc.
 + Trẻ biết tự lấy gối vào chỗ ngủ.
 + Nằm đúng tư thế khi ngủ.
 + Khi các bạn vào vị trí ngủ các cháu biết cùng nhau đọc thơ “Giờ đi ngủ” 
 và đi vào giấc ngủ.
 + Trẻ ngủ ngon giấc và ngủ được lâu hơn.
 Kết quả đạt cụ thể như sau:
 Kết quả 
 Khảo sát của Dự kiến đến 
STT Nội dung sau 2 
 Đầu năm học cuối năm học
 tháng
1 Số trẻ ngủ ngon giấc 7/24 trẻ 15/24 trẻ 23/24 trẻ
2 Số trẻ ngủ nhưng chưa đủ giấc 10/24 trẻ 5/24 trẻ 2/24 trẻ
3 Số trẻ khó ngủ 8/24 trẻ 5/24 trẻ 2/24 trẻ
4 Số trẻ quấy khóc không ngủ 7/24 trẻ 1/24 trẻ 0/24 trẻ
 Trẻ hay đi vệ sinh trong giờ 
6 8/24 trẻ 3/24 trẻ 0/24 trẻ
 ngủ

File đính kèm:

  • docxskkn_cham_soc_giac_ngu_trua_cho_tre_24_36_thang_tuoi_lop_nha.docx