SKKN Các biện pháp giúp trẻ nhà trẻ 24-36 tháng hứng thú với các trò chơi dân gian

Trẻ thêm hiểu biết về các giá trị văn hóa truyền thống của Việt Nam được truyền lại thông qua các trò chơi dân gian. Thông qua việc chơi trò chơi trẻ có cơ hội tìm hiểu, khám phá và học hỏi các nét đẹp của dân tộc Việt. Trò chơi dân gian khi được đưa vào trường học sẽ giúp cho các con được tham gia nhiều hoạt động vui chơi lành mạnh, giúp các con phát triển vốn từ, ngôn ngữ. Ngoài ra, còn phát triển tư duy, sự sáng tạo, ưa thích tìm tòi khám phá các sự vật, sự việc xung quanh.
pptx 15 trang thuydung 08/05/2024 1121
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Các biện pháp giúp trẻ nhà trẻ 24-36 tháng hứng thú với các trò chơi dân gian", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Các biện pháp giúp trẻ nhà trẻ 24-36 tháng hứng thú với các trò chơi dân gian

SKKN Các biện pháp giúp trẻ nhà trẻ 24-36 tháng hứng thú với các trò chơi dân gian
 LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
 - Trẻ thêm hiểu biết về các giá trị văn hóa truyền thống của Việt Nam được truyền lại 
thông qua các trò chơi dân gian. Thông qua việc chơi trò chơi trẻ có cơ hội tìm hiểu, khám 
phá và học hỏi các nét đẹp của dân tộc Việt. 
 - Trò chơi dân gian khi được đưa vào trường học sẽ giúp cho các con được tham gia 
nhiều hoạt động vui chơi lành mạnh, giúp các con phát triển vốn từ, ngôn ngữ. Ngoài ra, còn
phát triển tư duy, sự sáng tạo, ưa thích tìm tòi, khám phá với sự vật, sự việc xung quanh.
 - Trò chơi dân gian không chỉ giúp trẻ học hỏi, phát triển mà còn tạo điều kiện cho các 
con có không khí vui vẻ, hào hứng. Các con được trải nghiệm những điều một tuổi thơ hồn 
nhiên, vô tư với nhiều kỉ niệm quý báu vun đắp đời sống tinh thần, tinh cảm và trí tuệ cho các 
con. BẢNG KHẢO SÁT ĐẦU NĂM HỌC
 1
 3 BIỆN PHÁP
 Biện pháp 1 - Các trò chơi đều phải đảm bảo nguyên tắc
 + Đầu tiên là đảm bảo an toàn cho trẻ. 
Lựa chọn trò chơi + Thứ hai là phải có động tác đơn giản.
phù hợp độ tuổi của + Thứ ba là các vận động phải nhẹ nhàng phù hợp với trẻ. 
trẻ, xây dựng kế
hoạch tổ chức trò - Sắp xếp và lồng ghép vào các chủ đề giáo dục trong chương trình 
chơi dân gian theo dạy học nhưng cần đảm bảo các nguyên tắc: Từ dễ đến khó, ít người 
tháng. chơi đến đông người chơi, từ tĩnh sang động và độ khó sẽ tăng dần lên 
 theo từng thời kỳ phát triển của trẻ. Để tổ chức hướng dẫn cho trẻ tham gia các trò chơi dân gian trước tiên thì tôi 
phải xem khả năng nhận biết của trẻ lớp mình có thể chơi được trò chơi mà 
tôi đưa ra không . Nếu trẻ có thể chơi được thì tôi tạo sự thích thú của trẻ, tôi 
cho trẻ xem video cách chơi của trò chơi đó. Khi cho trẻ xem xong thì tôi trò 
chuyện, đàm thoại với trẻ về trò chơi mà trẻ vừa được xem, nói lại cách chơi 
cho trẻ. Khi bắt đầu thì tôi sẽ mời 3-4 trẻ khá trong lớp lên chơi cùng với cô 
còn các trẻ còn lại thì ngồi quan sát cô và các bạn chơi trước. Trong khi cả 
lớp đang háo hức được chơi, tôi gọi thêm trẻ lên chơi và dần dần cho cả lớp 
cùng chơi. Nếu cả lớp chơi thì số lượng đông khó quản lý trẻ thì tôi sẽ tách 
dần cả lớp ra thành nhiều nhóm nhỏ để các cô cùng chơi với trẻ và trẻ dễ 
chơi và chơi được nhiều lượt hơn. Khi trẻ chơi đã thành thạo thì tôi nâng dần 
độ khó của trò chơi lên để trẻ chơi được lâu hơn và không bị nhàm chán. Biện pháp 4
 Tổ chức trò
 chơi dân gian
 cho trẻ ở mọi
 lúc mọi nơi
Mỗi hoạt động của trẻ đều nhằm đạt được một mục đích nhất định. Vì thế, hoạt
động nào cũng có tính chất riêng của nó. Nếu như hoạt động chung được tổ chức
nhằm cung cấp các kiến thức cho trẻ thì hoạt động ngoài trời lại giúp trẻ được
gần gũi với thiên nhiên, khám phá các hiện tượng tự nhiên và phát triển thể chất; 
hay như ở hoạt động góc trẻ lại được mở rộng thêm về kinh nghiệm sống và kỹ
năng chơi theo nhóm. Chính vì vậy, tôi chú ý lựa chọn và tổ chức các trò chơi
dân gian cho phù hợp với tính chất của từng hoạt động. * Với hoạt động góc: Tôi tổ chức cho trẻ các trò chơi có thể chơi theo 
 nhóm nhỏ trong một không gian hẹp như: “Kéo cưa lửa xẻ” “ Chi chi 
 chành chành”, “ Tập tầm vông”, “ Nu na nu nống”, 
 *Với HĐ ngoài trời: tận dụng không gian rộng và thoáng, tôi tổ chức cho 
 trẻ chơi các trò chơi vận động nhằm rèn luyện và phát triển thể lực cho trẻ 
 như:“Bịt mắt bắt dê”, “ Thả đỉa ba ba”, “ Dung dăng dung dẻ”, “bóng tròn 
 to “ 
* Với hoạt động chiều: Khi trẻ mới ngủ dậy còn chưa tỉnh táo vẫn còn ngái 
ngủ, tôi cũng đã lồng ghép các trò chơi dân gian nhẹ nhàng vào cho trẻ chơi 
như: Chi chi chành chành, nu na nu nống, tập tầm vông. để trẻ chơi. Các 
trò chơi này vừa giúp trẻ tỉnh ngủ và khỏe người sau giấc ngủ trưa. Bên 
cạnh đó, ngoài việc cho trẻ chơi lúc mới ngủ dậy tôi còn tận dụng lúc trả trẻ 
để cho trẻ chơi các trò chơi quen thuộc hoặc dạy cho trẻ lời đồng dao mới để 
chuẩn bị cho trò chơi mới mà tôi sẽ dạy trẻ vào ngày hôm sau. Kết quả
* Sau khi thực hiện các biện pháp tôi đã thu được kết quả sau:
 Qua việc áp dụng một số kinh nghiệm của bản thân vào việc tổ 
chức cho trẻ lớp nhà trẻ 24- 36 tháng làm quen với các trò chơi dân 
gian tôi đã thu được nhiều kết quả .
 - Trẻ rất hứng thú và yêu thích các trò chơi dân gian.
 - Trẻ được mở rộng kiến thức và có thêm rất nhiều hiểu biết về 
các trò chơi dân gian .

File đính kèm:

  • pptxskkn_cac_bien_phap_giup_tre_nha_tre_24_36_thang_hung_thu_voi.pptx