SKKN Biện pháp sử dụng đồ dùng trực quan để phát triển ngôn ngữ cho trẻ 25-36 tháng thông qua hoạt động nhận biết tại Trường Mầm non Hải An

Phát triển ngôn ngữ cho trẻ được tiến hành ở mọi lúc mọi nơi, trong các hoạt động một ngày của trẻ ở trường. Hoạt động nhận biết là một trong những hoạt động giúp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 25-36 tháng.

Ở hoạt động nhận biết thấy các cháu rất thích được trò chuyện, thích được giao tiếp và thích được nói nhưng vì ngôn ngữ vốn từ còn hạn chế, các cháu sử dụng ngôn ngữ thụ động nhiều trẻ rất muốn nói nhưng lại không thể diễn đạt được hết những suy nghĩ yêu cầu của mình.

Qua sử dụng đồ dùng trực quan trong hoạt động nhận biết giúp trẻ dễ dàng hình dung, tưởng tượng, tái tạo các hình ảnh trong cuộc sống, đồng thời giúp trẻ củng cố lại những điều trẻ đã nghe, đã nhận biết từ đó khắc sâu hơn các ấn tượng mà trẻ nhận biết và đó cũng chính là cách giúp trẻ tiếp thu bài học một cách sinh động, nhiệt tình hơn.

Nhận thấy tầm quan trọng của việc sử dụng đồ dùng trực quan đối với sự phát triển ngôn ngữ của trẻ và một số trăn trở của bản thân về việc phát triển ngôn ngữ mà lớp đang phụ trách. Nên em cũng mạnh dạn lựa chọn “Biện pháp sử dụng đồ dùng trực quan để phát triển ngôn ngữ cho trẻ 25-36 tháng thông qua hoạt động nhận biết” tại trường mầm non Hải An.

docx 8 trang thuydung 22/08/2024 1230
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Biện pháp sử dụng đồ dùng trực quan để phát triển ngôn ngữ cho trẻ 25-36 tháng thông qua hoạt động nhận biết tại Trường Mầm non Hải An", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Biện pháp sử dụng đồ dùng trực quan để phát triển ngôn ngữ cho trẻ 25-36 tháng thông qua hoạt động nhận biết tại Trường Mầm non Hải An

SKKN Biện pháp sử dụng đồ dùng trực quan để phát triển ngôn ngữ cho trẻ 25-36 tháng thông qua hoạt động nhận biết tại Trường Mầm non Hải An
 2
 I.MỞ ĐẦU
 I. Lý do chọn biện pháp
 Như chúng ta đã biết đặc điểm phát triển ngôn ngữ cho trẻ 25-36 tháng là: Bộ 
máy phát âm của trẻ còn yếu ớt, phát triển ngôn ngữ chưa hoàn thiện, trẻ phát âm được 
1-2 từ, vốn từ ít, lời nói chưa rõ ràng đôi khi trẻ còn nói ngọng, nói lắp, trẻ chưa biết 
cách diễn đạt còn bắt chước lời nói của cô, người lớn và chưa biết cách diễn đạt ý mình 
muốn nói. Để cung cấp vốn từ cho trẻ, giúp cho trẻ nói rõ ràng và biết cách diễn đạt ý 
mình muốn nói. Vì vậy phát triển vốn từ cho trẻ là vô cùng quan trọng và cần thiết giúp 
trẻ phát âm rõ ràng hơn, phát triển vốn từ và biết cách diễn đạt ý mình muốn nói.
 Phát triển ngôn ngữ cho trẻ được tiến hành ở mọi lúc mọi nơi, trong các hoạt 
động một ngày của trẻ ở trường. Hoạt động nhận biết là một trong những hoạt động 
giúp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 25-36 tháng.
 Ở hoạt động nhận biết thấy các cháu rất thích được trò chuyện, thích được giao 
tiếp và thích được nói nhưng vì ngôn ngữ vốn từ còn hạn chế, các cháu sử dụng ngôn 
ngữ thụ động nhiều trẻ rất muốn nói nhưng lại không thể diễn đạt được hết những suy 
nghĩ yêu cầu của mình.
 Qua sử dụng đồ dùng trực quan trong hoạt động nhận biết giúp trẻ dễ dàng hình 
dung, tưởng tượng, tái tạo các hình ảnh trong cuộc sống, đồng thời giúp trẻ củng cố lại 
những điều trẻ đã nghe, đã nhận biết từ đó khắc sâu hơn các ấn tượng mà trẻ nhận biết 
và đó cũng chính là cách giúp trẻ tiếp thu bài học một cách sinh động, nhiệt tình hơn.
 Nhận thấy tầm quan trọng của việc sử dụng đồ dùng trực quan đối với sự phát 
triển ngôn ngữ của trẻ và một số trăn trở của bản thân về việc phát triển ngôn ngữ mà 
lớp đang phụ trách. Nên em cũng mạnh dạn lựa chọn “Biện pháp sử dụng đồ dùng trực 
quan để phát triển ngôn ngữ cho trẻ 25-36 tháng thông qua hoạt động nhận biết” tại 
trường mầm non Hải An.
 II. NỘI DUNG
 1.Đánh giá thực trạng
 Là một người con được sinh ra và làm việc tại ngôi trường nằm ở vùng biển bãi 
ngang thật khó khăn. Nên tôi hiểu rõ nỗi khó khăn của phụ huynh và cơ sở vật chất của 
trường nhưng không phải vì thế mà trường không được đầu tư mà dưới sự chỉ đạo sâu 
sắc của BGH trường mầm non Hải An mỗi ngày mỗi đổi thay. Trường, lớp rất khang 
trang, môi trường bên ngoài rất đẹp thu hút phụ huynh và trẻ. Việc thực hiện chương 
trình giáo dục được nhà trường rất chú trọng và được nâng cao rõ rệt. Tuy nhiên lớp tôi 
đang dạy ở cụm lẽ nằm trong vùng quy hoạch nên việc đầu tư và mở rộng về cơ sở vật 
chất chưa được khang trang, rộng rãi nên ảnh hưởng đến chất lượng chung của nhà 
trường.
 Với đặc điểm tình hình như vậy, khi thực hiện đề tài này tôi nhận thấy một số 
thuận lợi và khó khăn như sau
 a. Thuận lợi 4
 Trước khi thực hiện biện pháp
 Các chỉ số đánh giá SL(Đạt) Tỷ lệ %
 Vốn từ 9/25 36
 Khả năng phát âm 7/25 28
 Khả năng nghe và hiểu ngôn 12/25 48
 ngữ
 Khả năng nói đủ câu, rỏ 6/25 24
 ràng, mạch lạc.
 Từ thực trạng trên cho thấy việc sử dụng đồ dùng trực quan để phát triển ngôn 
ngữ cho trẻ 25-36 tháng thông qua hoạt động nhận biết là cần thiết để nâng cao hiệu 
quả trong công tác chăm sóc giáo dục nói chung và giáo dục ngôn ngữ nói riêng cho 
trẻ trong nhà trường và đặc biệt là lớp nhà trẻ 24-36 tháng tuổi của tôi phụ trách.
 2. Biện pháp sử dụng đồ dùng trực quan để phát triển ngôn ngữ cho trẻ 25-
36 tháng thông qua hoạt động nhận biết”
 Để một giờ hoạt động nhận biết có hiệu quả, hấp dẫn, thu hút và phát triển ngôn 
ngữ cho trẻ. Phải chuẩn bị giáo án, đồ dùng dạy học (tranh ảnh vật thật, video) sinh 
động, hấp dẫn, mới lạ để kích thích trẻ thích tham gia vào hoạt động của cô.
 Cụ thể trong hoạt động trọng tâm nhận biết sử dụng đồ dùng trực quan để dạy nhận 
biết cho trẻ.
 2.1: Sử dụng tranh ảnh
 Thường sử dụng tranh ảnh trong hoạt động nhận biết để vừa giúp trẻ dể dàng 
nhận biết và giúp phát triển ngôn ngữ. Tranh ảnh chọn rỏ ràng, đẹp để thu hút trẻ.
 Trước khi thực hiện bài dạy luôn lựa chọn đồ dùng dạy học phù hợp với điều 
kiện thực tiễn của địa phương
 Ví dụ: Nhận biết con voi thì không thể cho trẻ xem coi voi thật mà cần phải sử 
dụng tranh ảnh để trẻ quan sát.
 Ví dụ: Hoạt động nhận biết “Con voi”
 Trong hoạt động nhận biết” Con voi”. Sử dụng tranh “Con voi” vừa giúp trẻ dễ 
nhận biết được “Con voi” và các bộ phận của “Con voi” qua đó phát triển vốn từ cho 
trẻ cụ thể:
 - Cho trẻ quan sát tranh “Con voi”
 - Hỏi trẻ: Đây là con gì? Cho trẻ trả lời. Sau đó vừa chỉ vào tranh “Con voi” vừa 
phát âm từ “Con voi” rồi cho lớp, cá nhân phát âm theo. Khi trẻ phát âm tôi chú ý, lắng 
nghe để sửa sai cho trẻ và hướng dẫn trẻ rõ và chính xác từ.
 Tương tự khi chỉ vào các bộ phận con voi thì cho trẻ gọi tên các bộ phận đó
 ( trẻ trả lời được từ các bộ phận cô hỏi tiếp như; Con voi sống ở đâu?
 Đối với những trẻ chưa nói được thì cô cho trẻ nói theo cô trong khi trẻ nói tôi 6
 2.3. Sử dụng video
 Qua buổi chiều không cho trẻ xem tranh nữa mà chuyển sang xem video trên 
kênh “bé học online” sẽ chọn kênh phù hợp với độ tuổi như: Tên gọi và âm thanh các 
loại phương tiện giao thông. Khi xuất hiện xe gì thì hỏi trẻ: Xe gì đây? Thì trẻ đua nhau 
trả lời “xe máy” rất to và rất thích thú hỏi tiếp “xe máy màu gì?” Trẻ cũng trả lời rất 
nhanh “xe máy màu đỏ” “ xe máy chạy ở đâu” khi trẻ trả lời thì tôi quan sát xem trẻ 
nào không nói được thì khuyến khích trẻ cùng nói lại với cô...
 Ngoài ra cho trẻ xem video về tên gọi và tiếng kêu của các con vật để giúp trẻ 
củng cố kiến thức về tên gọi của các con vật và giúp hiểu thêm tiếng kêu của những 
con vật khác nhau như: “Con vịt” “con gà trống” “con mèo” từ đó cho trẻ bắt chước 
tiếng kêu các vật đó nhằm phát triển vốn từ cho trẻ.
 III. HIỆU QUẢ THỰC HIỆN CỦA VIỆC ÁP DỤNG BIỆN PHÁP
 Sau một thời gian áp dụng biện pháp sử dụng đồ dùng trực quan để phát triển 
ngôn ngữ thông qua hoạt động nhận biết để dạy trẻ thấy trẻ tích cực và hứng thú tham 
gia vào hoạt động nhận biết hơn, trả lời rõ ràng các câu hỏi, ngôn ngữ trẻ nói rõ ràng, 
mạch lạc và nói được nhiều từ hơn.
 Từ những đồ dùng trực quan sẽ cung cấp cho trẻ khoảng 200 từ mới ở tất các 
các chủ đề.
 Ví dụ: Chủ đề “Mẹ và những người thân yêu của bé” thì sẽ cung cấp cho trẻ 
thêm từ mới như: bố, mẹ, anh, chị, ông, bà, yêu mẹ, mẹ đi làm, anh đi học.
 Ở chủ đề “Bé thích đi bằng phương tiện gì?” thì sẽ cung cấp cho trẻ thêm từ mới 
như: Xe máy, xe đạp, xe tải, xe ben, xe lu.xình xịch, bíp bíp, ù ù.
 Ở chủ đề “Những con vật đáng yêu” thì sẽ cung cấp từ mới cho trẻ như: Con bò, 
con trâu, con lợn. con bò ăn cỏ, con mèo ăn cá.tương tự với những chủ đề còn lại.
 *Kết quả khảo sát sau khi thực hiện: Lớp nhà trẻ 24-36 tháng tuổi B năm học 
2023-2024. 8
 - Đã có sự phản hồi thường xuyên, liên tục về mức độ phát triển ngôn 
 ngữ của con em mình ở nhà để giáo viên có những biện pháp tác động kịp thời 
 đến trẻ.
 Tôi nhận thấy việc dạy trẻ thông qua đồ dùng trực quan cho trẻ là cả quá 
 trình liên tục và xuyên suốt, đòi hỏi giáo viên phải kiên trì, bền bỉ, khắc phục 
 khó khăn. Bên cạnh đó cô giáo và cha mẹ phải là tấm gương sáng, phải có ngôn 
 ngữ chuẩn để trẻ học theo. Cô giáo và cha mẹ phải luôn gần gũi với trẻ, giao 
 lưu cảm xúc trực tiếp với trẻ. Cô giáo phải lưu ý đến từng cá nhân trẻ, linh hoạt 
 trong giáo dục, không rập khuôn, máy móc.
 2. Kiến nghị, đề xuất.
 Để biện pháp này được ứng dụng hiệu quả tôi có một số ý kiến đề xuất 
 như sau:
 * Đối với nhà trường:
 - Xây dựng kế hoạch, các quy định về các hành vi phù hợp với độ tuổi 
 của trẻ và giáo viên. Tạo điều kiện cho giáo viên được dự giờ, tham quan, học 
 hỏi trường bạn
 * Đối với giáo viên:
 - Bản thân mong muốn được tập huấn nhiều hơn các nội dung trong độ 
 tuổi 25-36 tháng để nâng cao chuyên môn nghiệp vụ để phục vụ cho công tác 
 chăm sóc giáo dục trẻ. Tích cực tuyên truyền việc nuôi dạy trẻ tới các bậc phụ 
 huynh để họ nâng cao nhận thức trong việc giáo dục trẻ.
 Trên đây là biện pháp của em được áp dụng trong quá trình giảng dạy sử 
 dụng đồ dùng trực quan để phát triển ngôn ngữ cho trẻ 25-36 tháng thông qua 
 hoạt động nhận biết tại Trường mầm non Hải An. Rất mong nhận được sự đóng 
 góp ý kiến của cấp trên cho biện pháp của em được hoàn thiện hơn.
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ Hải An , ngày 22 tháng 2 năm 2024
 KT. HIỆU TRƯỞNG NGƯỜI VIẾT
 PHÓ HIỆU TRƯỞNG
 Phan Thị Hồng Lan
 Võ Thị Giang

File đính kèm:

  • docxskkn_bien_phap_su_dung_do_dung_truc_quan_de_phat_trien_ngon.docx
  • pdfSKKN Biện pháp sử dụng đồ dùng trực quan để phát triển ngôn ngữ cho trẻ 25-36 tháng thông qua hoạt đ.pdf